Lớp Giáo Lý
Bài Học 3—Lời Giới Thiệu Giáo Lý và Giao Ước: Nghe Tiếng Nói của Chúa Giê Su Ky Tô


“Bài Học 3—Lời Giới Thiệu Giáo Lý và Giao Ước: Nghe Tiếng Nói của Chúa Giê Su Ky Tô”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Lời Giới Thiệu Giáo Lý và Giao Ước”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 3: Bản Tuyên Ngôn về Sự Phục Hồi

Lời Giới Thiệu Giáo Lý và Giao Ước

Nghe Tiếng Nói của Chúa Giê Su Ky Tô

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô

Trong Giáo Lý và Giao Ước, chúng ta có thể đọc lời của Chúa, giúp chúng ta nghe tiếng Ngài phán với những người trong thời đại chúng ta và thậm chí với riêng cá nhân chúng ta. Bài học này có thể giúp học viên chuẩn bị để biết rõ hơn về Đấng Cứu Rỗi khi các em bắt đầu học sách Giáo Lý và Giao Ước.

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Làm quen với nhau

Cân nhắc bắt đầu bài học bằng cách mời học viên hỏi một người bạn cùng lớp một câu hỏi mà sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về người đó. Ví dụ, các em có thể hỏi: “Bạn thích làm gì trong thời gian rảnh rỗi?”

Sau khi học viên đã có thời gian nói chuyện với người bạn cùng lớp, anh chị em có thể thảo luận về những điều sau đây:

Hãy nghĩ về người mà các em cảm thấy biết rõ nhất.

  • Điều gì đã giúp các em hiểu rõ về người này đến vậy?

Mời học viên im lặng suy ngẫm về việc các em cảm thấy các em biết rõ Chúa Giê Su Ky Tô ra sao và các em hiện đang làm gì để biết về Ngài rõ hơn.

Trong Giáo Lý và Giao Ước, Chúa Giê Su Ky Tô đã mô tả một số cách chúng ta có thể nhận biết Ngài tốt hơn và hứa với chúng ta một phước lành mà chúng ta có thể nhận được nhờ làm như vậy.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 19:23–24, tìm kiếm những lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi và lời hứa của Ngài.

  • Các em nghĩ lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi trong những câu này có thể giúp chúng ta biết Ngài rõ hơn như thế nào?

  • Chúng ta có thể học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi từ những lời của Ngài trong các câu này?

Hãy cân nhắc chỉ ra lời hứa của Đấng Cứu Rỗi trong câu 23 rằng chúng ta có thể có được sự bình an của Ngài khi chúng ta học về Ngài và lắng nghe những lời của Ngài. Có thể hữu ích khi mời học viên suy nghĩ kỹ hơn về lời hứa này. Anh chị em có thể yêu cầu các em đánh giá tần suất mà các em cảm nhận được sự bình an đến từ Chúa Giê Su Ky Tô và cuộc sống của các em có thể được tác động như thế nào nếu các em cảm thấy bình an hơn.

Nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước

Năm nay, các em sẽ có cơ hội nghiên cứu sách Giáo Lý và Giao Ước tại nhà, trong nhà thờ và trong lớp giáo lý. Khi nghiên cứu, các em sẽ có nhiều cơ hội tìm hiểu về Chúa Giê Su Ky Tô và lắng nghe những lời của Ngài. Điều này có thể giúp các em biết Ngài một cách trọn vẹn hơn và có được sự bình an mà Ngài hứa.

  • Các em đã biết điều gì về sách Giáo Lý và Giao Ước?

Một số học viên có thể có các đoạn từ Giáo Lý và Giao Ước mà đặc biệt có ý nghĩa đối với các em. Anh chị em có thể yêu cầu một vài học viên nào sẵn sàng để chia sẻ những đoạn này và giải thích lý do tại sao chúng có ý nghĩa. Anh chị em cũng có thể chia sẻ một vài đoạn yêu thích của mình.

Sau đó, mời học viên mở thánh thư của các em ra lời giới thiệu Giáo Lý và Giao Ước.

Trong lời giới thiệu Giáo Lý và Giao Ước, hãy đọc các đoạn 1–3 và câu cuối cùng của đoạn 8. Khi đọc, hãy tìm kiếm các cụm từ về cách nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước có thể giúp các em biết về Chúa Giê Su Ky Tô một cách đầy đủ hơn.

  • Các em đã học được điều gì về sự khác biệt ra sao giữa sách Giáo Lý và Giao Ước với những sách thánh thư khác?

  • Điều gì làm cho Giáo Lý và Giao Ước “rất có giá trị”?

Tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi trong Giáo Lý và Giao Ước

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô

Một lẽ thật chúng ta có thể học hỏi từ những đoạn này là khi chúng ta nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước, chúng ta có thể nghe thấy tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi phán với chúng ta trong thời đại của chúng ta và tìm hiểu thêm về Ngài.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 18:33–36, tìm kiếm những lời dạy từ Đấng Cứu Rỗi liên quan đến lẽ thật này.

Có thể là hữu ích khi cho học viên thời gian để tìm một vài ví dụ khác về lời phán của Chúa Giê Su Ky Tô trong Giáo Lý và Giao Ước. Anh chị em có thể mời các em mở thánh thư của mình tới bất kỳ phần nào của Giáo Lý và Giao Ước và tìm kiếm các ví dụ về điều Chúa phán.

  • Các em nghĩ việc đọc những lời của Đấng Cứu Rỗi trong Giáo Lý và Giao Ước có thể ban phước như thế nào cho cuộc sống của mình?

Nếu cần, hãy chỉ ra rằng có nhiều điều chúng ta có thể học về Đấng Cứu Rỗi khi chúng ta nghiên cứu lời của Ngài. Chúng ta có thể hiểu thêm về thiên tính của Ngài, mong muốn của Ngài, và những điều quan trọng đối với Ngài. Cũng sẽ hữu ích khi chỉ ra rằng Chúa Giê Su Ky Tô và Cha Thiên Thượng giống nhau về sự toàn hảo lẫn các thuộc tính và hợp nhất trong mục đích của hai Ngài. Do đó, khi học viên bắt đầu biết đến Chúa Giê Su Ky Tô, thì các em cũng đang học hỏi thêm về Cha Thiên Thượng (xin xem Giăng 14:9).

Việc biết đến Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể gia tăng tình yêu thương của chúng ta dành cho hai Ngài và giúp chúng ta cảm nhận được sự bình an mà chỉ hai Ngài mới có thể ban cho.

Trong suốt quá trình nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước, hãy tập trung vào những điều các em đang học về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Thậm chí có thể là hữu ích nếu dành một phần trong nhật ký học tập của các em hoặc tạo ra một ghi chú trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm để ghi lại những hiểu biết các em nhận được về hai Ngài. Các em có thể thêm vào bản liệt kê những hiểu biết sâu sắc của mình trong cả năm. Hãy suy ngẫm những điều các em học được về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô ảnh hưởng như thế nào đến tình yêu thương và sự tin cậy của các em dành cho hai Ngài.

Sinh hoạt học tập sau đây có thể giúp học viên nhận ra ví dụ về những điều các em có thể học về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô từ những lời của Đấng Cứu Rỗi trong Giáo Lý và Giao Ước. Có thể là hữu ích khi chia học viên thành các nhóm và chỉ định mỗi nhóm nghiên cứu một hoặc nhiều đoạn.

Hãy nghiên cứu những lời của Đấng Cứu Rỗi trong một vài đoạn sau đây từ Giáo Lý và Giao Ước. Hãy chú ý đến những điều các em có thể học về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô từ những câu mà các em nghiên cứu.

Cân nhắc liệt kê lên trên bảng những câu trả lời của học viên cho câu hỏi đầu tiên trong những câu hỏi sau đây lên trên bảng. Hoặc anh chị em có thể mời nhiều học viên lên bảng và viết những hiểu biết của các em.

  • Những đoạn này giúp các em hiểu điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô? Các em nghĩ tại sao việc biết những điều này về hai Ngài lại quan trọng?

  • Làm thế nào mà mhững điều các em học được về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô trong những câu này có thể giúp các em có được sự bình an?

Đặt ra mục tiêu nghiên cứu thánh thư

Hãy chia sẻ những điều sau đây, cho học viên thời gian để tạo ra một mục tiêu liên quan đến việc nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước của các em trong năm nay.

Để được huấn luyện thêm về cách khuyến khích học viên học phúc âm hằng ngày, hãy xem phần huấn luyện có tên “Hỗ Trợ Học Viên Lập Mục Tiêu Học Thánh Thư Hằng Ngày”, có trong chương trình huấn luyện Các Kỹ Năng Phát Triển dành cho Giảng Viên.

Một mục đích của lớp giáo lý là giúp các em đến gần hơn với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô qua việc nghiên cứu thánh thư hằng ngày. Hãy tìm kiếm sự soi dẫn qua Đức Thánh Linh để thiết lập một mục tiêu liên quan đến việc nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước của các em. Các em có thể suy ngẫm các câu hỏi sau đây khi đặt ra mục tiêu của mình:

  • Tôi có thể nghiên cứu thánh thư hằng ngày khi nào và ở đâu?

  • Tôi sẽ học trong bao lâu mỗi ngày?

  • Tôi có thể làm gì để mời Đức Thánh Linh vào kinh nghiệm của mình một cách trọn vẹn hơn?

Hãy ghi lại mục tiêu của các em trong nhật ký học tập.

Anh chị em có thể muốn học viên chia sẻ câu trả lời của các em cho một số hoặc tất cả các câu hỏi trước đó sau khi các em đã viết xong.

Khuyến khích học viên cố gắng để đạt được mục tiêu của mình. Hãy hứa với các em rằng việc làm như vậy sẽ giúp các em nghe được tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi và nhận được sự hướng dẫn từ Ngài. Dành thời gian trong cả năm để nhắc học viên về mục tiêu của các em, và cho các em cơ hội đánh giá sự tiến triển của mình.

In