Lớp Giáo Lý
Bài Học 22—Giáo Lý và Giao Ước 11:1–7: “Tích Lũy … Sự Cứu Rỗi Vĩnh Viễn trong Vương Quốc của Thượng Đế”


“Bài Học 22—Giáo Lý và Giao Ước 11:1–7: ‘Tích Lũy … Sự Cứu Rỗi Vĩnh Viễn trong Vương Quốc của Thượng Đế,’” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 11:1–7,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 22: Giáo Lý và Giao Ước 10–11

Giáo Lý và Giao Ước 11:1–7

“Tích Lũy … Sự Cứu Rỗi Vĩnh Viễn trong Vương Quốc của Thượng Đế”

Hình Ảnh
thanh thiếu niên chân thành cầu nguyện

Người mà chúng ta chọn để noi theo, những điều chúng ta tìm kiếm và cách chúng ta dành thời gian có thể ảnh hưởng lớn đến con người mà cuối cùng chúng ta sẽ trở thành. Là một phần của Sự Phục Hồi, Đấng Cứu Rỗi nhân từ của chúng ta đã ban phát lời khuyên một rộng rãi về trọng tâm cuộc sống của chúng ta nên đặt ở đâu. Bài học này có thể giúp học viên cảm thấy gia tăng ước muốn để tìm kiếm ân tứ của cuộc sống vĩnh cửu mà Chúa Giê Su Ky Tô ban cho tất cả những ai sẽ tiếp nhận nó.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Thông điệp đáng để nhắc lại

Để bắt đầu bài học, anh chị em có thể mời học viên suy nghĩ về các thông điệp thường xuyên được lặp đi lặp lại. Các em có thể đề cập đến các thông điệp mà các em nhận thấy trong quảng cáo, âm nhạc hoặc các hình meme. Hãy mời các em suy nghĩ về lý do tại sao một số thông điệp này thường được lặp lại. Điều này có thể giúp chuẩn bị cho các em suy ngẫm về những sứ điệp mà Chúa thường lặp lại và lý do tại sao.

  • Chúa Giê Su Ky Tô đã soi dẫn cho các vị tiên tri tại thế của Ngài thường xuyên lặp lại một số sứ điệp cụ thể nào?

  • Các em đã nhận thấy những sứ điệp nào lặp đi lặp lại cho đến nay trong thời gian nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước?

  • Chúng ta có thể học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi qua các sứ điệp được lặp đi lặp lại này?

Vào năm 1829, nhiều người—như Oliver Cowdery, Hyrum Smith, Joseph Knight Sr., và David Whitmer—muốn tìm hiểu những điều Chúa Giê Su Ky Tô muốn họ biết và làm. Một số câu trả lời đầy yêu thương của Đấng Cứu Rỗi bao gồm những lẽ thật được lặp đi lặp lại mà Ngài muốn tất cả chúng ta hiểu và sống theo.

Hãy cân nhắc mời học viên thành lập nhóm bốn người và mời mỗi học viên mở ra một trong các tiết sau đây. Một học viên có thể đọc to các câu trong tiết của mình. Các em có thể tạm dừng sau mỗi câu để các bạn trong nhóm chia sẻ những điểm tương đồng và khác biệt mà họ nhận thấy từ những câu tương ứng trong tiết của họ.

Hãy đọc sáu câu đầu tiên của mỗi tiết sau đây trong Giáo Lý và Giao Ước: 6; 11; 12; và 14. Hãy so sánh sứ điệp của Đấng Cứu Rỗi trong mỗi đoạn.

  • Các em nghĩ tại sao Chúa chọn lặp lại các cụm từ và lời dạy cụ thể có trong những câu này?

“Kẻ nào có được cuộc sống vĩnh cửu là giàu có”

Đọc câu 7 trong các tiết 6 và tiết 11, tìm kiếm lời khuyên bảo của Đấng Cứu Rỗi cho tất cả những ai mong muốn phục vụ Ngài.

  • Các em thấy các từ hoặc cụm từ nào nổi bật trong câu này? Tại sao?

  • Câu này giúp các em hiểu điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô và những mong muốn của Ngài dành cho chúng ta?

Học viên có thể chia sẻ một lẽ thật tương tự như sau: Chúa Giê Su Ky Tô mong muốn ban cho chúng ta cuộc sống vĩnh cửu, đó là ân tứ quý giá nhất trong tất cả các ân tứ.

Hãy cho học viên một cơ hội hiểu sâu hơn về ý nghĩa của cuộc sống vĩnh cửu và lý do tại sao nó là một ân tứ quý giá cho chúng ta nhận được. Anh chị em có thể làm điều này bằng cách mời học viên nghiên cứu một số nguồn tài liệu sau đây theo cá nhân hoặc theo nhóm. Ngoài ra, anh chị em có thể viết những phần tham khảo này trên những mảnh giấy nhỏ để xung quanh phòng và cho phép học viên đi quanh phòng, im lặng nghiên cứu và tự ghi chú.

Mời học viên chia sẻ những điều các em đã học và cảm nhận được trong quá trình nghiên cứu.

Suy nghĩ về những điều các em đã học được

Hãy dành một vài phút để thảo luận với học viên về những điều có thể gây xao lãng trong việc tìm kiếm cuộc sống vĩnh cửu. Hãy mời các em im lặng suy ngẫm xem những quyết định hiện tại của các em đang chuẩn bị cho các em ra sao để nhận được cuộc sống vĩnh cửu. Cân nhắc thực hiện sinh hoạt sau đây để giúp học viên cảm thấy có mong muốn nhiều hơn để tìm kiếm cuộc sống vĩnh cửu:

Liệt kê càng nhiều lý do càng tốt cho câu hỏi tại sao một người có cuộc sống vĩnh cửu lại giàu có (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 11:7).

Cân nhắc mời học viên viết câu trả lời của các em cho gợi ý trước đó trên bảng. Mời các học viên tình nguyện mô tả lý do tại sao những điều các em viết lại có giá trị đối với các em. Đây có thể là một phần ý nghĩa của bài học. Có thể sáng suốt nếu cho phép học viên có nhiều thời gian để viết, suy ngẫm và chia sẻ.

Hãy kết thúc bài học bằng cách mời học viên suy nghĩ về cuộc sống của các em có thể được ảnh hưởng như thế nào bởi những điều các em đã học và cảm nhận hôm nay. Những câu hỏi sau đây có thể tạo cơ hội cho học viên ghi lại những suy nghĩ và ấn tượng của các em vào nhật ký học tập.

  • Hôm nay các em đã học được điều gì mà làm gia tăng ước muốn để được cảm thấy gần gũi với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Các em có thể tránh để cho việc theo đuổi những vật chất thế gian trở nên ưu tiên hơn việc tiến tới cuộc sống vĩnh cửu bằng một số cách nào?

In