Lớp Giáo Lý
Bài Học 36: Giáo Lý và Giao Ước 20:37, 68–79: Các Giáo Lễ Thiêng Liêng trong Phép Báp Têm và Lễ Tiệc Thánh


“Giáo Lý và Giao Ước 20:37, 68–79: Sự Tổ Chức Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 20:37, 68–79”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 36: Giáo Lý và Giao Ước 20–22

Giáo Lý và Giao Ước 20:37, 68–79

Các Giáo Lễ Thiêng Liêng trong Phép Báp Têm và Lễ Tiệc Thánh

Hình Ảnh
lễ báp têm

Trong một điều mặc khải cho Tiên Tri Joseph Smith được ghi lại trong Giáo Lý và Giao Ước 20, Chúa đã giải thích các giáo lễ về phép báp têm, lễ xác nhận và lễ Tiệc Thánh. Bài học này có thể giúp học viên đánh giá xem các em đang đáp ứng như thế nào những kỳ vọng của Chúa dành cho các tín hữu trong Giáo Hội của Ngài.

Học viên chuẩn bị: Học viên có thể đọc Giáo Lý và Giao Ước 20:37, 68–79. Hãy mời học viên tìm kiếm những hướng dẫn mà Chúa đã cung cấp cho những người mong muốn gia nhập Giáo Hội của Ngài và những người thuộc về Giáo Hội của Ngài.

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Cuộc sống khác đi ra sao sau phép báp têm

Trước khi mời học viên thảo luận câu hỏi sau đây, hãy cân nhắc đưa ra hình ảnh của một người nào đó trong ngày lễ báp têm của họ, chẳng hạn như hình ảnh ở đầu bài học.

  • Cuộc sống của một người có thể khác đi về những phương diện nào sau khi họ quyết định chịu phép báp têm?

    Một phần của cuộc thảo luận này là anh chị em có thể kể cho học viên về một người mà anh chị em biết là đã chịu phép báp têm. Anh chị em có thể mô tả những khác biệt mà anh chị em nhận thấy ở người đó từ trước khi họ được làm phép báp têm so với sau khi được báp têm. Anh chị em cũng có thể mời các học viên suy nghĩ và chia sẻ về quyết định chịu phép báp têm của các em đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của các em.

  • Em nghĩ tại sao giáo lễ trong phép báp têm lại quan trọng đối với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Hãy chia sẻ đoạn sau đây để giúp giới thiệu cho học viên những điều các em sẽ học ngày hôm nay:

Giáo Lý và Giao Ước 20 có những chỉ dẫn cho sự tổ chức Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi. Trong những chỉ dẫn này, Chúa đã chia sẻ những lời dạy quan trọng giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của giáo lễ trong phép báp têm. Ngài cũng dạy những lẽ thật quan trọng về lễ Tiệc Thánh, mà chúng ta được truyền lệnh phải dự phần mỗi tuần sau khi chúng ta chịu phép báp têm. Khi em học những lời của Đấng Cứu Rỗi, hãy chú ý đến những sự thúc giục của Thánh Linh mà có thể giúp em nhận ra tầm quan trọng của những giáo lễ này trong cuộc sống của mình.

Những lời dạy của Đấng Cứu Rỗi về phép báp têm và lễ Tiệc Thánh

Hãy chia học viên thành các cặp hoặc các nhóm nhỏ. Cung cấp cho mỗi học viên một tài liệu phát tay cho bài học và mời các học viên cùng nhau làm việc để hoàn thành các sinh hoạt học tập trong tài liệu phát tay. Có thể là hữu ích khi chỉ định một học viên trong mỗi nhóm làm trưởng nhóm thảo luận.

Để cho đa dạng, hãy mời học viên tạm dừng sau khi các em hoàn thành một đoạn để anh chị em có thể tạo các cặp hoặc nhóm khác nhau cho từng đoạn.

Những Lời Giảng Dạy về Phép Báp Têm và Lễ Tiệc Thánh trong Giáo Lý và Giao Ước 20

Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo LýGiáo Lý và Giao Ước 20:37, 68–79

Đoạn 1: Các điều kiện để được báp têm

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 20:37, tìm kiếm những điều một người phải làm để đủ điều kiện chịu phép báp têm.

Nếu cần, hãy tra cứu định nghĩa của các từ mà các em không hiểu. Sau đó, hãy liệt kê các điều kiện để được báp têm vào khoảng trống dưới đây. Em có thể diễn đạt lại một số điều kiện trong số đó bằng lời của riêng mình.

  • Các yêu cầu này dạy cho em điều gì về Chúa và những mong muốn của Ngài dành cho chúng ta?

  • Có thể là có lợi như thế nào khi ghi nhớ những yêu cầu này ngay cả sau khi chúng ta đã chịu phép báp têm?

Chọn hai hoặc ba yêu cầu trong số các yêu cầu được liệt kê trong câu 37. Hãy thảo luận xem làm thế nào mà việc liên tục phấn đấu để đáp ứng những yêu cầu đó có thể giúp em trở nên giống như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn.

Đoạn 2: Những yêu cầu sau khi chịu phép báp têm

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 20:68–69, tìm kiếm những kỳ vọng của Chúa dành cho chúng ta sau khi chúng ta chịu phép báp têm.

  • Từ câu 69, em học được gì về cách chúng ta bày tỏ với Chúa sự xứng đáng của mình sau khi chúng ta chịu phép báp têm?

Cân nhắc đánh dấu cụm từ “cách xử sự và ngôn từ tin kính” trong câu 69. Một người có thể biểu thị “cách xử sự và ngôn từ tin kính” qua hành động, thái độ, và lời nói phù hợp với Thượng Đế.

  • Em nghĩ Chúa muốn các tín hữu trong Giáo Hội của Ngài biểu thị “cách xử sự và ngôn từ tin kính” sau khi họ chịu phép báp têm vì một số lý do nào?

Hãy thảo luận ít nhất ba ví dụ cụ thể về cách chúng ta có thể biểu thị “cách xử sự và ngôn từ tin kính” trong cuộc sống của mình. Em cũng có thể thảo luận ví dụ về các cách mà em đã cố gắng biểu thị những điều này trong cuộc sống của chính mình.

Đoạn 3: Dự phần Tiệc Thánh

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 20:75, tìm kiếm những chỉ dẫn của Chúa về giáo lễ Tiệc Thánh.

  • Em nghĩ tại sao Chúa muốn chúng ta gặp nhau mỗi tuần để dự phần Tiệc Thánh?

Các câu 77 và 79 có những lời cầu nguyện mà Chúa đã chỉ thị cho những người nắm giữ chức tư tế dâng lên khi ban phước lành Tiệc Thánh. Qua giáo lễ của Tiệc Thánh, chúng ta tái lập các giao ước mà chúng ta đã lập khi chúng ta chịu phép báp têm và được làm lễ xác nhận. Khi cố gắng tuân giữ các giao ước của mình và hối cải mỗi ngày, chúng ta có thể có được sự thanh tẩy và những phước lành mà chúng ta đã có được qua phép báp têm.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 20:7779, tìm kiếm những điều chúng ta hứa và những điều Chúa hứa khi chúng ta dự phần Tiệc Thánh. Cân nhắc đánh dấu những lời hứa này trong thánh thư của em.

  • Làm thế nào chúng ta có thể cho thấy rằng chúng ta sẵn lòng mang danh của Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Chúng ta có thể cho Đấng Cứu Rỗi thấy là chúng ta nhớ đến Ngài bằng những cách thức nào?

Làm thế nào mà giáo lễ Tiệc Thánh chứng tỏ tình yêu thương và lòng thương xót của Đấng Cứu Rỗi dành cho chúng ta?

Áp dụng những điều em đã học được

Hãy tạo cơ hội cho học viên chia sẻ những điều các em đã học được hoặc cảm nhận được trong sinh hoạt học tập trước đó. Anh chị em có thể đặt ra một hoặc nhiều câu hỏi sau đây như là một phần của cuộc thảo luận này.

  • Em có những hiểu biết sâu sắc hay ấn tượng gì khi nghiên cứu những câu này?

  • Em đã học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi khi nghiên cứu những lời giảng dạy của Ngài trong phần này?

  • Em đã học hoặc cảm nhận được điều gì hôm nay về tầm quan trọng của các giáo lễ trong phép báp têm và lễ Tiệc Thánh?

    Hãy mời học viên yên lặng đánh giá mức độ các em cảm thấy mình đang sống theo những yêu cầu mà các em đã học được ngày hôm nay. Một cách để anh chị em có thể thực hiện điều này là trưng ra các hướng dẫn sau đây và mời học viên ghi lại câu trả lời của các em trong nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Hãy tìm một cụm từ được liệt kê trong các câu mà em đã nghiên cứu ngày hôm nay (Giáo Lý và Giao Ước 20:37, 68–69, 75–79) mô tả điều gì đó em đang làm tốt. Liệt kê cụm từ này trong nhật ký ghi chép việc học tập và mô tả lý do tại sao em cảm thấy tốt ở lĩnh vực này.

  • Hãy tìm một cụm từ trong những câu này mà mô tả điều em muốn cải thiện. Liệt kê cụm từ này trong nhật ký ghi chép việc học tập và mô tả lý do tại sao em chọn cụm từ đó.

  • Hãy đặt ra một mục tiêu cụ thể để cải thiện trong lĩnh vực em đã chọn.

Khuyến khích học viên theo đuổi mục tiêu mà các em đã đặt ra cho bản thân. Hãy làm chứng về tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi dành cho các em và sự giúp đỡ mà Ngài có thể ban cho khi các em cố gắng tuân giữ các giao ước đã lập với Ngài.

In