Lớp Giáo Lý
Bài Học 44: Giáo Lý và Giao Ước 29:1–8: Lắng Nghe Đấng Cứu Chuộc của Em


“Giáo Lý và Giao Ước 29:1–8: Lắng Nghe Đấng Cứu Chuộc của Em”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 29:1–8”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 44: Giáo Lý và Giao Ước 29

Giáo Lý và Giao Ước 29:1–8

Lắng Nghe Đấng Cứu Chuộc của Em

Cha Thiên Thượng có tình thương yêu lớn lao dành cho tất cả các con cái của Ngài. Ngài và Vị Nam Tử của Ngài muốn chúng ta được hạnh phúc trong cuộc sống này và tham gia cùng hai Ngài trong việc quy tụ tất cả mọi người trở về nơi hiện diện của hai Ngài. Bài học này có thể giúp học viên hiểu rõ hơn những mong muốn của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô dành cho các em.

Hình Ảnh
Tình Thương Yêu của Đấng Cứu Rỗi dành cho chúng ta

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Em tin cậy những người nào?

Hãy cân nhắc những cách mà anh chị em có thể giúp học viên nhận thấy rằng việc tin tưởng một người nào đó phụ thuộc rất nhiều vào việc hiểu được những động cơ hoặc mong muốn của họ. Sinh hoạt sau đây là một cách để các em có thể thực hiện điều này.

Hãy suy nghĩ xem em sẽ sẵn lòng tin cậy ai để đưa hoặc chia sẻ những điều sau đây và lý do tại sao.

  1. Chìa khóa nhà của em

  2. Mật khẩu của em để truy cập một thiết bị hoặc tài khoản cá nhân

  3. Ước mơ hoặc mục tiêu cá nhân nhất của em

  • Em biết gì về người đó hoặc những người mà khiến em sẵn lòng tin cậy họ?

Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy viết một hoặc hai câu mô tả những điều em biết về động cơ và mong muốn của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Nếu em biết điều gì đó về những động cơ hoặc mong muốn của hai Ngài, thì hãy suy ngẫm xem điều đó ảnh hưởng như thế nào đến việc em sẵn lòng tin cậy hai Ngài. Nếu em không biết nhiều về những động cơ hoặc mong muốn của hai Ngài, thì hãy suy nghĩ về lý do tại sao việc biết được điều này là một bước quan trọng để sẵn lòng tin cậy hai Ngài.

Những Ước Muốn của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô

Trước đại hội Giáo Hội vào tháng Chín năm 1830, Đấng Cứu Rỗi đã nói trong Giáo Lý và Giao Ước 29 về tình yêu thương và những mong muốn mà Ngài và Cha Thiên Thượng dành cho tất cả mọi người.

Sinh hoạt sau đây là một cách để giúp học viên nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước 29:1–8. Nó có thể cần được điều chỉnh để phù hợp với quy mô hoặc nhu cầu của lớp học.

Hãy viết các số từ 1 đến 8 lên trên bảng. Sau đó, hãy cung cấp cho học viên các chỉ dẫn sau đây. Hãy yêu cầu các em làm theo từng hướng dẫn trước khi đưa ra hướng dẫn tiếp theo.

  1. Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 29:1–8 và đánh dấu những điều em học được về những mong muốn của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô trong mỗi câu.

  2. Hãy viết tên em lên trên bảng bên cạnh con số của câu mà có ý nghĩa đặc biệt đối với em.

    Hãy chờ cho tất cả học viên viết tên của các em lên trên bảng bên cạnh mỗi số của câu thánh thư trước khi chuyển sang các bước tiếp theo.

  3. Nếu có thể, hãy tập hợp hai hoặc ba học viên mà đã viết tên của các em bên cạnh con số của câu thánh thư.

    Nếu chỉ có một học viên viết tên của em đó bên cạnh con số của câu thánh thư, thì hãy cân nhắc cho phép học viên đó chọn làm việc riêng lẻ hoặc tham gia một nhóm khác.

  4. Hãy chia sẻ với nhóm của em những từ hoặc cụm từ mà em đã đánh dấu trong câu của mình và những điều các từ hoặc cụm từ đó dạy em về những mong muốn của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

  5. Trong nhóm của em, hãy thảo luận một câu hỏi có thể giúp em gia tăng sự hiểu biết về những mong muốn của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy trưng ra hoặc cung cấp cho mỗi nhóm một bản liệt kê các câu hỏi các em có thể chọn để thảo luận. Học viên có thể chọn một câu hỏi từ bản liệt kê các câu hỏi được gợi ý, hoặc các em có thể đưa ra các câu hỏi của riêng mình. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Việc biết được lẽ thật này có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách em nhìn nhận bản thân mình hoặc những người khác?

  • Khi nào thì em đã chứng kiến Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô biểu thị những mong muốn này trong cuộc sống của em hoặc trong cuộc sống của những người khác?

  • Một số đoạn thánh thư nào khác dạy một lẽ thật tương tự? (Hãy xem các đoạn thông thạo giáo lý, cước chú hoặc các nguồn tài liệu khác để tìm một số đoạn đó.)

  • Các vị tiên tri, sứ đồ hoặc các lãnh đạo khác trong Giáo Hội đã dạy điều gì mà minh chứng cho lẽ thật này? (Hãy tìm kiếm những lời phát biểu trong Thư Viện Phúc Âm.)

  • Làm thế nào mà câu này có thể làm gia tăng khả năng nhìn nhận cuộc sống của chúng ta từ một góc độ vĩnh cửu?

  • Em có những câu hỏi gì về câu thánh thư này? Có thể đặt ra những câu hỏi nào để hiểu rõ hơn câu thánh thư này? (Hãy làm việc cùng nhau để tìm ra câu trả lời có thể có được.)

  • Việc tin hoặc sống theo các nguyên tắc được dạy trong câu thánh thư này có thể ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của một người nào đó với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Tại sao một số người có thể cảm thấy khó để tin hoặc để sống theo những lời giảng dạy trong câu thánh thư này? Điều gì có thể giúp các em khắc phục thử thách đó?

Để cho phép các nhóm gia tăng sự hiểu biết của các em, thì anh chị em có thể yêu cầu một học viên khác chọn một câu hỏi khác và thảo luận câu hỏi đó theo nhóm. Khi học viên ngừng chia sẻ hoặc bị xao lãng, điều này có thể cho thấy đã đến lúc điều chỉnh sinh hoạt học tập. Nếu muốn, học viên có thể thực hiện lại sinh hoạt này bằng cách chọn một câu thánh thư mới, tạo các nhóm mới, thảo luận về câu mà các em đã chọn và làm theo các bước được liệt kê ở trên.

Khi học viên đã làm việc theo nhóm xong, hãy mời một vài em chia sẻ với cả lớp về những điều các em đã học được về những mong muốn của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

Ý muốn tốt lành của Thượng Đế

Trong số nhiều lẽ thật mà học viên có thể đã khám phá ra, một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ những câu này là Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô mong muốn ban cho chúng ta vương quốc của hai Ngài. Anh chị em có thể mời học viên đánh dấu lẽ thật này trong câu 5. Hãy chia sẻ lời phát biểu sau đây và mời học viên trả lời những câu hỏi tương ứng.

Anh Cả Dale G. Renlund thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ những điều sau đây:

Hình Ảnh
Anh Cả Dale G. Renlund

Cha Thiên Thượng muốn các chị em trở thành người thừa kế của Ngài và tiếp nhận tất cả những gì Ngài có. Ngài không thể ban cho các chị em nhiều hơn. Ngài không thể hứa với các chị em nhiều hơn. Ngài yêu thương các chị em nhiều hơn các chị em biết và muốn các chị em được hạnh phúc trong cuộc sống này và trong cuộc sống mai sau. (Dale G. Renlund, “Thiên Tính và Định Mệnh Vĩnh Cửu của Anh Chị Em”, Liahona, tháng Năm năm 2022, trang 76)

  • Việc hiểu những mong muốn của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của em về hai Ngài?

  • Sự hiểu biết về những mong muốn của hai Ngài ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của em về lời khuyên bảo mà hai Ngài ban cho chúng ta?

Hãy cân nhắc kết thúc bằng cách mời học viên xem lại nhật ký ghi chép việc học tập từ khi bắt đầu bài học. Hãy mời các em suy ngẫm những lẽ thật mà các em đã học được về những mong muốn của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô mà các em có thể thêm vào nhật ký của mình.

In