Lớp Giáo Lý
Bài Học 63—Giáo Lý và Giao Ước 46:7–33, Phần 2: “Các Ngươi Hãy Thực Tâm Tìm Kiếm Các Ân Tứ Tốt Đẹp Nhất


“Bài học 63—Giáo Lý và Giao Ước 46:7–33, Phần 2: “Các Ngươi Hãy Thực Tâm Tìm Kiếm Các Ân Tứ Tốt Đẹp Nhất”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 46:7–33, Phần 2”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 63: Giáo Lý và Giao Ước 46–48

Giáo Lý và Giao Ước 46:7–33, Phần 2

“Các Ngươi Hãy Thực Tâm Tìm Kiếm Các Ân Tứ Tốt Đẹp Nhất”

Khi cố gắng để trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể thấy mình nản lòng vì những yếu kém của mình. Nhờ vào Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể nhận được Đức Thánh Linh và các ân tứ thuộc linh để giúp chúng ta trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn. Bài học này có thể giúp học viên trở nên giống Chúa Giê Su Ky Tô hơn khi các em tìm kiếm những ân tứ của Thánh Linh.

Hình Ảnh
nghiên cứu thánh thư

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Tìm cách để trở nên giống như Thượng Đế

Anh chị em có thể bắt đầu bài học bằng cách mời học viên nghĩ về những yếu kém hoặc những khuyết điểm mà có thể gây ra sự thất vọng hoặc cản trở chúng ta trở nên giống như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy mời nhiều học viên viết lên trên bảng những câu trả lời của các em.

Hãy tưởng tượng một người thừa nhận rằng mình đã có một số yếu kém trên bảng và nghĩ rằng: “Tôi không thể khắc phục những điều này. Bản tính tôi là vậy rồi!”

  • Em biết điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô mà có thể hữu ích cho người này để hiểu được?

Những Ân Tứ của Thánh Linh

Một trong những cách mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp chúng ta vượt qua những yếu kém của mình là bằng cách ban cho chúng ta những ân tứ thuộc linh.

  • Em biết hoặc nhớ điều gì về các ân tứ thuộc linh?

Học viên có thể trả lời bằng những lẽ thật mà các em đã học được từ bài học trước (“Giáo Lý và Giao Ước 46:7–33, Phần 1”). Nếu anh chị em chưa dạy bài học này, thì anh chị em có thể cần nắm rõ bài học đó để có thể giúp học viên hiểu các ân tứ thuộc linh khi cần thiết.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 46:8 và làm nổi bật lời mời của Đấng Cứu Rỗi liên quan đến các ân tứ thuộc linh.

Em nghĩ việc tìm kiếm các ân tứ thuộc linh có nghĩa là gì?

  • Việc tìm kiếm các ân tứ thuộc linh có thể giúp chúng ta như thế nào trong những nỗ lực của mình để trở nên giống như Thượng Đế?

Anh Tad R. Callister, cựu Chủ Tịch Trung Ương Trường Chủ Nhật, đã giải thích cách những ân tứ thuộc linh này giúp chúng ta trở nên giống như Thượng Đế hơn:

Hình Ảnh
Anh Tad R. Callister

Nhờ vào Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô, chúng ta hội đủ điều kiện để nhận được ân tứ Đức Thánh Linh và các ân tứ thuộc linh đi kèm. Các ân tứ này là thuộc tính của sự tin kính; do đó, mỗi lần chúng ta có được một ân tứ của Thánh Linh, thì chúng ta trở nên giống Thượng Đế hơn. Đó là lý do tại sao thánh thư [nhiều lần] khuyên chúng ta … tìm kiếm các ân tứ này.

Chủ Tịch George Q. Cannon đã dạy: “Không một người nào nên nói: ‘Ôi, tôi không thể nào làm khác được; đó là bản tính của tôi’. Người ấy không có lý do chính đáng để biện minh điều đó, vì lý do là Thượng Đế đã hứa sẽ … ban cho các ân tứ mà sẽ cất bỏ [những sự yếu kém của chúng ta]. … Nếu bất cứ người nào trong chúng ta không hoàn hảo, thì bổn phận của chúng ta là cầu nguyện để có được ân tứ mà sẽ giúp cho chúng ta được hoàn hảo”. (Tad R. Callister, “Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô”, Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 87)

  • Em học được điều gì từ lời phát biểu này về các ân tứ thuộc linh?

    Hãy giúp học viên hiểu rằng Cha Thiên Thượng mời gọi chúng ta tìm kiếm những ân tứ của Thánh Linh để chúng ta có thể trở nên giống như Ngài hơn.

  • Có một số ân tứ thuộc linh nào mà một người có thể tìm kiếm để khắc phục những yếu kém đã được xác định trước đó trong bài học?

Anh chị em có thể mời học viên viết các ân tứ thuộc linh bên cạnh một yếu kém tương ứng lên trên bảng. Ví dụ, nếu cơn tức giận được viết trên bảng, thì học viên có thể chỉ ra ân tứ của sự kiên nhẫn. Nếu học viên viết thiếu tự tin, thì các em có thể tìm kiếm ân tứ của lòng can đảm hoặc đức tin.

Để giúp học viên trong sinh hoạt này, anh chị em có thể mời các em ôn lại những ân tứ thuộc linh trong Giáo Lý và Giao Ước 46:13–25. Anh chị em cũng có thể sử dụng lời phát biểu của Anh Callister để nhắc học viên rằng các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô, chẳng hạn như những thuộc tính được liệt kê trong Mô Rô Ni 7:45 hoặc Giáo Lý và Giao Ước 4:5–6, cũng có thể được coi là các ân tứ thuộc linh. Hãy nhắc nhở học viên rằng các ân tứ thuộc linh khác không được liệt kê trong thánh thư.

Hãy suy ngẫm về những nỗ lực của em để trở nên giống như Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Em muốn khắc phục một sự yếu kém hoặc khiếm khuyết nào?

  • Em có thể tìm những ân tứ thuộc linh nào để khắc phục sự yếu kém đó?

Chúng ta tìm kiếm các ân tứ thuộc linh bằng cách nào?

Hãy khuyến khích học viên sử dụng các sinh hoạt nghiên cứu sau đây để tìm kiếm những cách Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp các em khi tìm kiếm những ân tứ thuộc linh mà các em đã liệt kê trong nhật ký ghi chép việc học tập.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 46:7–10, 30–33. Hãy tìm sự hướng dẫn mà sẽ giúp em tìm kiếm các ân tứ thuộc linh.

  • Em nghĩ tại sao những hành động mà em đã nhận ra có thể giúp em trong những nỗ lực tìm kiếm các ân tứ thuộc linh của mình?

Có thể là hữu ích khi nhắc học viên rằng việc tìm kiếm các ân tứ thuộc linh là một tiến trình suốt đời, và Chúa ban các ân tứ theo ý muốn và kỳ định của Ngài (xin xem Mô Rô Ni 10:17).

Anh Cả Mervyn B. Arnold, trước đây thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi, đã chia sẻ một cách khác để chúng ta có thể tìm kiếm những ân tứ thuộc linh từ Thượng Đế:

Hình Ảnh
Anh Cả Mervyn B. Arnold

Khi chúng ta tìm cách để có được một ân tứ thuộc linh, chúng ta có thể nghiên cứu những tấm gương và những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi liên quan đến ân tứ cụ thể đó và sau đó cố gắng mang những lời giảng dạy đó vào cuộc sống của chúng ta. (Mervyn B. Arnold, “Messages from the Doctrine and Covenants: Seek Ye the Best Gifts”, Ensign, tháng Ba năm 2005, trang 66)

Để giúp học viên chuẩn bị áp dụng lời khuyên bảo từ lời phát biểu trước, thì anh chị em có thể mời các em suy nghĩ về một ân tứ thuộc linh và làm mẫu cho những lời giảng dạy của Anh Cả Arnold với cả lớp. Ví dụ, nếu học viên chọn ân tứ là lòng can đảm, thì anh chị em có thể hỏi:

  • Chúa Giê Su Ky Tô đã nêu gương về lòng can đảm như thế nào trong suốt cuộc đời của Ngài? (Xin xem Ma Thi Ơ 26:47–56.)

  • Đấng Cứu Rỗi đã dạy chúng ta điều gì về lòng can đảm trong thánh thư? (Xin xem Giô Suê 1:9.)

  • Một người có thể làm gì để tập vận dụng lòng can đảm trong cuộc sống của họ?

  • Một người có thể thực hiện những hành động nào để mời sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi khi họ tìm kiếm ân tứ can đảm?

Sau cuộc thảo luận này, hãy trưng ra những hướng dẫn sau đây và mời học viên tự nghiên cứu một ân tứ thuộc linh.

Hãy xem nhật ký ghi chép việc học tập về ân tứ mà em đã viết là muốn tìm kiếm. Hãy hoàn thành các bước sau đây:

  1. Hãy tìm kiếm trong thánh thư một ví dụ về Đấng Cứu Rỗi cho thấy ân tứ đó.

  2. Hãy tìm các đoạn thánh thư mà có thêm những lời dạy về ân tứ đó.

  3. Hãy liệt kê hai hoặc ba điều mà em có thể làm để tập sử dụng ân tứ đó trong cuộc sống của mình.

  4. Hãy viết điều gì đó mà em sẽ làm để mời sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi khi em tiếp tục tìm kiếm ân tứ đó. Nếu cần, hãy tham khảo Giáo Lý và Giao Ước 46:7–10, 30–33.

Anh chị em có thể kết thúc bài học bằng cách mời học viên chia sẻ ân tứ mà các em đang tìm kiếm và những điều các em đã học được từ tấm gương của Đấng Cứu Rỗi. Hãy lưu ý các em không chia sẻ về những sự yếu kém mà các em đang cố gắng khắc phục mà có thể quá riêng tư để nói đến. Hãy khuyến khích học viên hành động một cách trung tín theo những ấn tượng mà các em đã nhận được và tiếp tục mời sự giúp đỡ từ Cha Thiên Thượng khi các em tìm kiếm những ân tứ thuộc linh.

In