Lớp Giáo Lý
Bài Học 72—Giáo Lý và Giao Ước 58:38–60: “Kẻ Nào Biết Hối Cải … Thì Kẻ Đó Sẽ Được Tha Thứ”


“Bài Học 72—Giáo Lý và Giao Ước 58:38–60: ‘Kẻ Nào Biết Hối Cải … Thì Kẻ Đó Sẽ Được Tha Thứ’”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 58:38–60”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 72: Giáo Lý và Giao Ước 58–59

Giáo Lý và Giao Ước 58:38–60

“Kẻ Nào Biết Hối Cải … Thì Kẻ Đó Sẽ Được Tha Thứ”

Ngay cả những môn đồ trung tín nhất của Chúa Giê Su Ky Tô cũng cần đến sự hối cải và sự tha thứ. Trong Giáo Lý và Giao Ước 58, Chúa Giê Su Ky Tô đã mời một số người lãnh đạo Giáo Hội của Ngài hối cải và Ngài đã hứa sẽ tha thứ tội lỗi cho họ nếu họ vâng theo. Mục đích của bài học này là nhằm giúp học viên cảm thấy hy vọng rằng Đấng Cứu Rỗi tha thứ cho những người biết hối cải tội lỗi.

Hình Ảnh
Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Bị thương

Hãy cân nhắc bắt đầu bài học bằng cách tạo ra một cuộc thảo luận về việc chúng ta cần có Chúa Giê Su Ky Tô tha thứ tội lỗi cho mình.

Một cách để thực hiện điều này là trưng ra hình ảnh sau đây hoặc vẽ hình người que tượng trưng cho một em thiếu niên lên trên bảng. Để tạo hứng thú, anh chị em có thể mời cả lớp đặt tên cho hình người que đó và nghĩ ra một số chi tiết về cuộc sống của người đó trước khi chia sẻ tình huống sau đây.

Hình Ảnh
em thiếu niên đang mỉm cười

Hãy tưởng tượng người bạn của em kể với em rằng tối hôm qua bạn ấy đã bị ngã từ một mỏm đá. Bạn ấy cảm thấy rất đau khi hít thở và nghĩ rằng cánh tay của mình bị gãy. Bạn ấy đã quyết định không đi khám bác sĩ vì lo lắng rằng bác sĩ và những người khác sẽ thất vọng nếu họ phát hiện ra bạn ấy đã chọn đến gần mỏm đá nguy hiểm đó. Vì vậy, bạn ấy định giấu cơn đau của mình, hy vọng mọi thứ sẽ lành lại theo thời gian.

  • Em cảm thấy như thế nào về kế hoạch của người bạn đó? Tại sao?

Bây giờ, hãy tưởng tượng một tình huống tương tự, nhưng lần này người bạn của em nói với em rằng người đó đã phạm tội lỗi nghiêm trọng. Thay vì tuân theo những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi về sự hối cải, bạn ấy đã quyết định che giấu tội lỗi của mình và hy vọng mọi thứ sẽ trở nên khá hơn theo thời gian.

Hãy mời học viên chia sẻ một số câu hỏi hoặc nỗi lo lắng khác nhau mà có thể khiến cho một thiếu niên không chịu hối cải.

  • Em sẽ đưa ra lời khuyên bảo nào cho người bạn của mình?

Đấng Cứu Rỗi dạy về sự hối cải

Hãy giải thích rằng vào năm 1831, Joseph Smith và các anh cả khác đã đến Missouri, nơi Chúa đã truyền lệnh cho một số người ở lại và xây dựng thành phố Si Ôn. Là một phần trong chỉ dẫn của Chúa, Ngài khuyên bảo một vài người trong số họ hối cải những việc làm sai trái của họ (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 58:14–15, 38–41, 60).

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 58:60 để xem lời khuyên bảo của Chúa dành cho một người đàn ông tên là Ziba Peterson.

  • Em nghĩ Ziba có thể có những hiểu lầm nào về Thượng Đế hoặc về sự hối cải mà khiến ông che giấu những tội lỗi của mình? (Anh chị em có thể muốn đọc lời khuyên bảo của An Ma dành cho con trai của ông về hậu quả của việc cố gắng che giấu những tội lỗi. Xin xem An Ma 39:7–9.)

  • Em nghĩ ngày nay mọi người vẫn gặp khó khăn với những hiểu lầm nào trong số những hiểu lầm sau?

Hãy cân nhắc trưng ra gợi ý sau đây và cho học viên thời gian để cá nhân các em suy ngẫm hoặc viết ra những suy nghĩ của mình.

Sau đó, hãy mời các em tìm kiếm những lời giảng dạy trong bài học mà có thể giúp các em trong nỗ lực để hối cải suốt cuộc đời của mình.

Hãy suy ngẫm xem liệu có tội lỗi nào mà em đã ngần ngại hối cải hay không. Nếu vậy, hãy nghĩ về những lý do khiến em chần chừ.

Hỏi và đáp

Khi học viên nghiên cứu đoạn sau đây, anh chị em có thể muốn nhắc các em về những câu hỏi hoặc thắc mắc cụ thể về sự hối cải mà các em đã chia sẻ trước đó trong bài học.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 58:42–43, tìm kiếm những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi giúp trả lời những câu hỏi và những lo ngại mà một số người có thể có về sự hối cải.

Giáo Lý và Giao Ước 58:42–43 là một đoạn thông thạo giáo lý. Hãy cân nhắc mời học viên đánh dấu các đoạn thông thạo giáo lý theo một cách thức riêng biệt để các em có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó.

Hãy chia học viên thành các nhóm nhỏ. Hãy mời các em chia sẻ các cụm từ trong câu 42–43 mà đã giúp các em trả lời các câu hỏi hoặc thắc mắc cụ thể hoặc có ý nghĩa đối với các em. Sau đó, hãy mời các nhóm chia sẻ với cả lớp những điều các em đã học được. Khi học viên chia sẻ, hãy chắc chắn các em hiểu rằng nếu chúng ta hối cải tội lỗi của mình, thì Chúa sẽ tha thứ cho chúng tađể hối cải, Chúa đòi hỏi chúng ta phải thú nhận và từ bỏ tội lỗi của mình.

  • Những lẽ thật này có thể giúp giải quyết những e ngại mà mọi người có thể có về sự hối cải như thế nào?

Nếu học viên có những câu hỏi về sự hối cải mà những câu thánh thư này không trả lời được, thì hãy xác định xem tốt nhất là giúp các em tìm câu trả lời trong bài học này, trong một bài học tới hay bằng cách đề xuất các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định để các em có thể tự mình tìm kiếm câu trả lời.

(Lưu ý: Có những lời phát biểu trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” mà có thể giúp ích nếu học viên có câu hỏi về các khái niệm cụ thể trong đoạn thông thạo giáo lý này, chẳng hạn như lời thú tội hoặc việc từ bỏ tội lỗi.)

Chúa tha thứ

Phần này nhằm giúp học viên cảm thấy hy vọng rằng Đấng Cứu Rỗi tha thứ cho những người biết hối cải. Hãy thành tâm xác định xem nguồn tài liệu và gợi ý nào sẽ giúp học viên chuẩn bị tốt câu trả lời của các em cho sinh hoạt sau đây.

Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy chuẩn bị một câu trả lời mà em có thể chia sẻ với người nào đó đang lo lắng rằng người đó không thể được tha thứ. Em có thể chia sẻ điều gì về thiên tính và những lời hứa của Đấng Cứu Rỗi mà có thể giúp người này vượt qua mọi lo lắng? Hãy chọn một số lựa chọn sau để giúp em chuẩn bị câu trả lời của mình:

  1. Thánh thư: Hãy tìm kiếm trong thánh thư những đoạn chứa đựng lời hứa của Chúa dành cho những người biết hối cải hoặc những câu chuyện mà cho thấy Ngài sẵn lòng tha thứ. Bản liệt kê các đoạn thông thạo giáo lý trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2023) có thể hữu ích. Em có thể cân nhắc tham khảo chéo hoặc liên kết một số câu thánh thư này với Giáo Lý và Giao Ước 58:42–43.

  2. Bằng chứng cá nhân: Hãy nghĩ về những ví dụ khi em được chứng kiến sự sẵn lòng của Đấng Cứu Rỗi để tha thứ và giúp đỡ người khác thay đổi. (Nhớ đừng chia sẻ tên hoặc chi tiết về tội lỗi.)

  3. Phần “Chúa Giê Su Ky Tô sẽ giúp em” trong Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ: Sách Hướng Dẫn để Lựa Chọn ([năm 2022], trang 6–9): Hãy tìm kiếm những lẽ thật về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô mà mang lại cho chúng ta hy vọng.

  4. Các vị tiên tri thời hiện đại: Hãy tìm kiếm những lời phát biểu từ các vị lãnh đạo Giáo Hội ở thời hiện đại mà giúp chúng ta hiểu được thiên tính hay tha thứ của Chúa Giê Su Ky Tô.

Sau đây là một ví dụ từ Anh Cả Dieter F. Uchtdorf thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ mà anh chị em có thể chọn để chia sẻ với học viên của mình:

Hình Ảnh
Anh Cả Dieter F. Uchtdorf

Các bạn trẻ thân mến của tôi, nếu Đấng Cứu Rỗi đang ở đây ngay bây giờ, thì Ngài sẽ nói gì với các em? …

… Các em có thể nhớ tới những lỗi lầm mà mình đã mắc phải, những lần các em đã đầu hàng cám dỗ, những điều mà các em ước gì mình đã không làm—hoặc ước gì mình đã làm giỏi hơn.

Đấng Cứu Rỗi sẽ cảm nhận được điều đó và tôi tin rằng Ngài sẽ trấn an các em bằng những lời Ngài đã phán trong thánh thư:

“Chớ sợ hãi” (Lu Ca 5:10).

“Chớ nghi ngờ” [Giáo Lý và Giao Ước 6:36].

“Hãy yên lòng” (Ma Thi Ơ 14:27).

“Lòng các ngươi chớ hề bối rối” (Giăng 14:1, 27).

Tôi không nghĩ rằng Ngài sẽ bào chữa cho những lỗi lầm của các em. Ngài sẽ không coi chúng là điều nhỏ nhặt. Không, Ngài sẽ bảo các em phải hối cải—từ bỏ tội lỗi của các em, thay đổi, để Ngài có thể tha thứ cho các em. Ngài sẽ nhắc nhở các em rằng cách đây 2000 năm, Ngài đã gánh lấy các tội lỗi đó để các em có thể hối cải. Đó là một phần của kế hoạch hạnh phúc đã được Cha Thiên Thượng nhân từ ban cho chúng ta. (Dieter F. Uchtdorf, “Chúa Giê Su Ky Tô là Sức Mạnh của Giới Trẻ”, Liahona, tháng Mười Một năm 2022, trang 9)

Sau khi đã cho học viên đủ thời gian để chuẩn bị câu trả lời, thì hãy mời học viên chia sẻ trong nhóm nhỏ những điều các em đã học được để tất cả những ai mong muốn chia sẻ sẽ có cơ hội.

Anh chị em cũng có thể cân nhắc cho học viên xem video “The Savior Wants to Forgive (Đấng Cứu Rỗi Muốn Tha Thứ)” (5:50), có sẵn trên trang ChurchofJesusChrist.org, như một ví dụ về mong muốn không thay đổi của Đấng Cứu Rỗi để tha thứ.

Hãy cân nhắc kết thúc buổi học bằng chứng ngôn của anh chị em về thiên tính hay tha thứ của Đấng Cứu Rỗi, và khuyến khích học viên hối cải với đức tin nơi những lời hứa của Ngài.

Học thuộc lòng

Anh chị em có thể muốn giúp học viên học thuộc lòng phần tham khảo thông thạo giáo lý và cụm từ thánh thư then chốt trong suốt bài học này và ôn lại chúng trong các bài học tới. Cụm từ thánh thư then chốt là “Kẻ nào biết hối cải những tội lỗi của mình, thì kẻ đó sẽ được tha thứ”. Ý tưởng cho các sinh hoạt học thuộc lòng nằm ở tài liệu phụ lục trong “Những Sinh Hoạt Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý”.

In