Lớp Giáo Lý
Bài Học 81—Giáo Lý và Giao Ước 68:25–31: Giảng Dạy và Học Tập Phúc Âm tại Nhà


“Bài Học 81—Giáo Lý và Giao Ước 68:25–31: Giảng Dạy và Học Tập Phúc Âm tại Nhà”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 68:25–31”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 81: Giáo Lý và Giao Ước 67–70

Giáo Lý và Giao Ước 68:25–31

Giảng Dạy và Học Tập Phúc Âm tại Nhà

Việc học tập phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô giúp chuẩn bị cho con cái đương đầu với những thử thách và cám dỗ của cuộc sống bằng đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi. Những bậc cha mẹ có khả năng đặc biệt để giúp con cái của họ học tập phúc âm. Bài học này có thể giúp học viên hiểu rõ hơn lệnh truyền của Chúa yêu cầu những bậc cha mẹ giảng dạy phúc âm cho con cái của mình ở nhà.

Hình Ảnh
cha mẹ giảng dạy phúc âm cho con cái của mình

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Sự giúp đỡ trong cuộc hành trình trên trần thế của chúng ta

Hãy cân nhắc nhắc nhở học viên rằng khi đến thế gian, chúng ta đã mất đi ký ức về sự tồn tại nơi tiền dương thế với Cha Thiên Thượng của mình. Thêm nữa, chúng ta còn đến một thế giới sa ngã mà có ảnh hưởng lừa dối và phá hoại của Sa Tan. Những thực tế này tạo ra những thử thách đối với việc sống trung tín theo kế hoạch của Cha Thiên Thượng.

  • Cha Thiên Thượng đã ban cho một số điều gì để giúp chúng ta tìm hiểu về Ngài và vượt qua những thử thách trên trần thế?

    Anh chị em có thể liệt kê các câu trả lời của học viên lên trên bảng. Nếu học viên không đề cập đến, hãy thêm “cha mẹ hoặc người giám hộ” vào bản liệt kê.

  • Em đã được ban phước như thế nào nhờ bất cứ ảnh hưởng nào trong số những ảnh hưởng này?

  • Em nghĩ tại sao cha mẹ hoặc người giám hộ có thể có ảnh hưởng đến việc giúp con cái đối phó với những thử thách của cuộc sống trần thế?

Hãy cân nhắc chia sẻ với các học viên rằng hôm nay các em sẽ học từ một đoạn thánh thư mà mô tả các trách nhiệm của cha mẹ trong việc giúp con cái học tập phúc âm. Hãy cảm thông với thực tế rằng mỗi học viên đến từ một hoàn cảnh gia đình khác nhau và một số học viên có thể không có một hoàn cảnh như mong muốn ở nhà.

Biết hoàn cảnh của mỗi học viên: Để được huấn luyện thêm về học cách để cảm thông với hoàn cảnh của mỗi học viên, hãy xem khóa huấn luyện có tiêu đề “Nhìn nhận học viên theo cách của Thượng Đế nhìn nhận họ” trong Các Kỹ Năng Phát Triển dành cho Giảng Viên: Yêu Thương Những Người Mà Anh Chị Em Giảng Dạy. Hãy cân nhắc thực hành kỹ năng “Ngừng lại, suy ngẫm và trả lời những câu hỏi mà chúng ta tự hỏi”.

Cân nhắc giải thích những điều sau đây:

Có rất nhiều tình huống về gia đình. Một số người, như Nê Phi, được sinh trưởng trong một gia đình có cha mẹ cố gắng hướng dẫn họ noi theo Đấng Cứu Rỗi (xin xem 1 Nê Phi 1:1). Một số người, như Chủ Tịch Russell M. Nelson hoặc các Anh Cả David A. Bednar và Quentin L. Cook thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, lớn lên với cha hoặc mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ đều không phải là tín hữu của Giáo Hội hoặc không tích cực tham gia vào Giáo Hội. Những người khác, như Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã mất cha hoặc mẹ từ nhỏ. Một số người sống xa cha mẹ ở tuổi thiếu niên, như Môi Se (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 2:10) và Sa Mu Ên (xin xem 1 Sa Mu Ên 1:24–28). Và những người khác, như Áp Ra Ham và Lim Hi, có cha hoặc mẹ luôn tìm cách làm điều tà ác (xin xem Áp Ra Ham 1:1–17, 27; Mô Si A 7:9; 11:1–5).

Trong nhật ký thánh thư, em hãy mô tả hoàn cảnh gia đình của mình. Hãy suy ngẫm về những điều em đang học được từ những kinh nghiệm của gia đình mình. Em có thể bao gồm những cảm nghĩ của mình về việc trở thành cha mẹ trong tương lai và em có thể muốn làm một người cha hoặc người mẹ như thế nào.

Nếu học viên cảm thấy thoải mái thì các em có thể chia sẻ một số suy nghĩ của mình.

Hãy mời học viên suy nghĩ xem những điều các em học được hôm nay có thể giúp các em hỗ trợ như thế nào cho những người đang cố gắng giảng dạy phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô, bao gồm cả cha mẹ hoặc người giám hộ. Các em cũng có thể nghĩ về cách các em có thể tự mình áp dụng những điều học được trong tương lai.

Điều Chúa đã truyền lệnh cho các bậc cha mẹ là họ cần giảng dạy cho con cái họ

Trong khi quy tụ tại một đại hội ở Ohio, bốn người đàn ông đã tìm kiếm sự hướng dẫn của Chúa qua Tiên Tri Joseph Smith. Sau khi đưa ra một số lời khuyên bảo cho những người này về nhiệm vụ của họ, Chúa đã đưa ra lời khuyên bảo chung chung hơn dành cho tất cả các gia đình trong Si Ôn.

Hãy cân nhắc viết câu còn dở dang này lên trên bảng Chúa đã truyền lệnh cho cha mẹ phải dạy cho con cái của mình …. Sau đó, học viên có thể thêm những từ hoặc cụm từ vào câu trên bảng khi các em tìm thấy chúng trong các câu thánh thư sau đây. Ngoài ra, anh chị em có thể mời học viên viết câu đó vào nhật ký ghi chép việc học tập và thêm câu trả lời của các em vào đó.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 68:25–31, tìm kiếm điều mà Chúa đã truyền lệnh cho các bậc cha mẹ giảng dạy cho con cái của mình.

Sau khi học viên đã có thời gian để hoàn thành câu đó với các nguyên tắc khác nhau mà Chúa muốn cha mẹ dạy cho con cái, thì hãy mời các em trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Nếu mọi người không có phúc âm trong nhà của họ, thì Chúa đã cung ứng cho họ những cách nào khác để học các nguyên tắc này?

  • Ai đã dạy em một trong những nguyên tắc trong những câu thánh thư này khi em lớn lên? Em có bất cứ kỷ niệm nào về việc họ dạy cho em không? Nếu có, thì những kỷ niệm đó là gì?

  • Các nguyên tắc trong những câu này đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của em, hoặc chúng có thể ảnh hưởng như thế nào?

Học viên có thể suy ngẫm xem những lời giảng dạy từ người đó hoặc các câu đó đã giúp hoặc có thể giúp các em như thế nào trong việc cảm nhận được tình yêu thương của Chúa và mong muốn của Ngài để các em được học các nguyên tắc này.

Áp dụng Giáo Lý và Giao Ước 68:25–31

Để suy ngẫm xem Giáo Lý và Giao Ước 68:25–31 có thể giúp các em thiếu niên trong các tình huống khác nhau như thế nào, thì hãy cung cấp cho học viên một số tình huống để khám phá. Anh chị em có thể sử dụng các tình huống và câu hỏi được cung cấp dưới đây hoặc tạo ra một số tình huống và câu hỏi của riêng mình mà sẽ hữu ích cho học viên. Học viên có thể suy ngẫm những tình huống này cùng với cả lớp, trong nhóm hoặc một mình.

Sinh hoạt A

Một thiếu niên có cha mẹ cố gắng làm gương về việc noi theo Đấng Cứu Rỗi, nhưng cậu ấy thường phàn nàn khi cha mẹ mời cậu ấy học tập thánh thư hoặc cầu nguyện cùng gia đình. Cậu có xu hướng phớt lờ họ hoặc chơi điện thoại khi họ cố gắng khuyên bảo.

  • Những lời giảng dạy của Chúa trong Giáo Lý và Giao Ước 68:25–31 có thể giúp cậu thiếu niên này hiểu Chúa cảm thấy như thế nào về những điều cha mẹ cậu ấy đang cố gắng làm?

  • Những câu thánh thư nào có thể hướng dẫn cho cậu ấy phản ứng tốt hơn với tình huống đó? (Một số ví dụ là Ê Phê Sô 6:1–3; Mô Si A 4:14–15; và tấm gương của Đấng Cứu Rỗi ở tuổi 12 trong Lu Ca 2:51–52.)

  • Cậu ấy có thể hỗ trợ cha mẹ bằng một số cách thức nào? Những hành động này có thể tạo ra sự khác biệt ra sao trong gia đình của cậu ấy?

Sinh hoạt B

Cha mẹ của một thiếu nữ đã ly hôn. Có ngày thì bạn ấy sống với mẹ, những ngày khác lại ở với cha. Người mẹ chế giễu Giáo Hội và không mong đợi con gái mình tuân theo những lời giảng dạy phúc âm khi ở nhà bà. Người cha khuyến khích bạn ấy sống theo phúc âm và tích cực tham gia các sinh hoạt của lớp giáo lý, nhà thờ và giới trẻ. So với thời gian sống cùng mẹ, cuộc sống với cha của bạn ấy có vẻ cứng nhắc và nhiều hạn chế.

Hãy đọc Xuất Ê Díp Tô Ký 20:12.

  • Bạn thiếu nữ này có thể tôn kính cả cha lẫn mẹ của mình trong khi vẫn tuân theo Chúa bằng một số cách thức nào?

  • Những ý tưởng, lời dạy nào khác từ các vị lãnh đạo Giáo Hội hoặc kinh nghiệm nào có thể giúp ích cho bạn ấy?

Sinh hoạt C

Một thanh niên trẻ đã có một thời niên thiếu rất khó khăn và không còn ở với cha mẹ nữa. Anh ấy rất đau lòng khi nghĩ về họ.

  • Có thể là hữu ích như thế nào cho người thanh niên này để suy ngẫm về những người mà Chúa đã sai đến để dạy cho anh ấy các nguyên tắc được liệt kê trong Giáo Lý và Giao Ước 68:25–31?

  • Giáo Lý và Giao Ước 68:25–31 có thể giúp người thanh niên trẻ này chuẩn bị cho tương lai của mình như thế nào?

Để hoàn thành sinh hoạt này, hãy chọn một nguyên tắc mà Chúa đã truyền lệnh cho các bậc cha mẹ giảng dạy trong Giáo Lý và Giao Ước 68:25–31, sau đó tìm một câu trong thánh thư mà em có thể sử dụng để giảng dạy nguyên tắc đó. Hãy chia sẻ xem nguyên tắc này có thể giúp giới trẻ ngày nay như thế nào.

Hãy mời học viên chia sẻ những điều các em đã học được. Có thể là hữu ích khi cho học viên cơ hội chia sẻ những kinh nghiệm, câu hỏi hoặc thắc mắc của riêng các em liên quan đến việc học tập phúc âm tại nhà. Hãy cân nhắc để học viên trả lời những câu hỏi hoặc thắc mắc của các bạn cùng lớp bằng cách sử dụng các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định và những kinh nghiệm của riêng các em.

Hãy giúp học viên hiểu rằng dù hoàn cảnh gia đình của các em như thế nào đi nữa thì Chúa mong muốn các em có được sự cải đạo sâu sắc và lâu dài đối với Ngài và phúc âm của Ngài theo cách tốt nhất có thể. Hãy cân nhắc mời học viên tìm kiếm sự mặc khải cá nhân về cách các em có thể áp dụng những điều đã học được. Có thể là hỗ trợ cha mẹ của các em khi họ cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình để giúp các em đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô, biết ơn những người khác mà Chúa đã chuẩn bị để dạy cho các em về các nguyên tắc được nghiên cứu hôm nay hoặc chuẩn bị dạy cho con cái của mình trong tương lai.

In