Lớp Giáo Lý
Bài Học 162—Đấng Ky Tô Hằng Sống, Phần 1: “Chúng Tôi Xin Làm Chứng, với tư cách là Các Sứ Đồ Được Chính Thức Sắc Phong của Ngài—Rằng Chúa Giê Su Là Đấng Ky Tô Hằng Sống”


“Bài Học 162—Đấng Ky Tô Hằng Sống, Phần 1: ‘Chúng Tôi Xin Làm Chứng, với tư cách là Các Sứ Đồ Được Chính Thức Sắc Phong của Ngài—Rằng Chúa Giê Su Là Đấng Ky Tô Hằng Sống’”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Đấng Ky Tô Hằng Sống, Phần 1”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 162: Đấng Ky Tô Hằng Sống

Đấng Ky Tô Hằng Sống, Phần 1

“Chúng Tôi Xin Làm Chứng, với tư cách là Các Sứ Đồ Được Chính Thức Sắc Phong của Ngài—Rằng Chúa Giê Su Là Đấng Ky Tô Hằng Sống”

Vào ngày 1 tháng Một năm 2000, Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã đưa ra bản tuyên ngôn có tên “Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ”. Chứng ngôn của họ được đưa ra để kỷ niệm 2.000 năm ngày Đấng Cứu Rỗi giáng sinh. Bài học này có thể giúp học viên gia tăng sự hiểu biết của các em về Chúa Giê Su Ky Tô.

Hình Ảnh
Đấng Ky Tô hằng sống

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô hằng sống

Hãy trưng ra bức hình Chúa Giê Su Ky Tô vào đầu buổi học hoặc một bức hình khác về Đấng Cứu Rỗi. Cân nhắc đưa cho một học viên ngồi ở giữa phòng một bức hình về thế giới. Mời cả lớp hướng dẫn học viên đó di chuyển đến gần hoặc ra xa bức hình Chúa Giê Su Ky Tô dựa trên cảm nghĩ của học viên về tình trạng thế giới hiện nay. Mời các em giải thích tại sao các em cảm thấy như vậy.

  • Tại sao việc thế giới tiến đến gần hay ra xa Chúa lại quan trọng?

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về những câu hỏi sau đây:

  • Tại sao việc các em tiến đến gần hoặc ra xa Chúa lại là điều quan trọng đối với các em?

  • Đấng Cứu Rỗi có thể giúp các em trong cuộc sống hiện tại bằng một số cách thức nào?

Mời học viên suy ngẫm những câu hỏi này khi các em học ngày hôm nay và tìm kiếm sự hướng dẫn từ Chúa để giúp trả lời những câu hỏi đó.

Đấng Ky Tô Hằng Sống

Phát tài liệu “Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ” (ChurchofJesusChrist.org) hoặc mời học viên tìm tài liệu này trong nhật ký học tập của mình.

Để giúp học viên tìm hiểu thêm về bản tuyên ngôn này, hãy khuyến khích các em trả lời những câu hỏi như sau: Các em nhận thấy điều gì? Bản tuyên ngôn được đưa ra khi nào? Ai đã ký bản tuyên ngôn này? Các em có nhận ra tên của bất cứ ai đã ký vào bản tuyên ngôn này không?

Hoặc là, anh chị em có thể yêu cầu học viên đọc đoạn trình bày bối cảnh sau đây.

Là các nhân chứng đặc biệt cho Đấng Ky Tô (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 107:23), Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã đưa ra bản tuyên ngôn vào ngày 1 tháng Một năm 2000. Bản tuyên ngôn này, được gọi là “Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ”, được đưa ra để kỷ niệm 2000 năm ngày Chúa Giê Su Ky Tô giáng sinh.

Hãy đọc hoặc xem video lời phát biểu sau đây của Anh Cả Robert D. Hales (1932–2017) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, sau đó tìm hiểu lý do vì sao bản tuyên ngôn này lại quan trọng:

Hình Ảnh
Anh Cả Robert D. Hales

Thế giới đang càng ngày càng lánh xa Chúa với một tốc độ nhanh hơn từ trước đến giờ. Kẻ nghịch thù đã được thả ra trên thế gian. Chúng ta xem, nghe, đọc, học, và chia sẻ những lời của các vị tiên tri để được báo trước và được bảo vệ. Ví dụ, “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới” đã được đưa ra từ lâu trước khi chúng ta trải qua những thử thách [mà các] gia đình hiện đang đối [mặt]. “Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ” đã được chuẩn bị từ trước khi chúng ta cần đến chứng ngôn này nhất. (Robert D. Hales, “Đại Hội Trung Ương: Củng Cố Đức Tin và Chứng Ngôn”, Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 7)

Mời học viên chia sẻ điều nổi bật với các em từ lời phát biểu này. Hỏi học viên xem tại sao các em nghĩ chứng ngôn của Các Sứ Đồ về Đấng Cứu Rỗi có thể cần thiết hơn ở thời điểm hiện tại và trong tương lai so với thời điểm đưa ra bản tuyên ngôn.

Giải thích rằng trong bài học ngày hôm nay, học viên sẽ có cơ hội đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn bằng cách gia tăng sự hiểu biết của các em về Ngài qua bản tuyên ngôn này của các vị tiên tri.

Nghiên cứu tài liệu “Đấng Ky Tô Hằng Sống

Giúp Học Viên Biết Về Chúa Giê Su Ky Tô: Sinh hoạt sau đây được thiết kế để giúp học viên biết Đấng Ky Tô rõ hơn. Để tìm hiểu thêm về cách thực hiện việc này, xin xem phần huấn luyện có tiêu đề “Giảng dạy về các danh xưng, vai trò, và thuộc tính của Chúa Giê Su Ky Tô” có trong Các Kỹ Năng Phát Triển dành cho Giảng Viên: Tập Trung vào Chúa Giê Su Ky Tô. Cân nhắc luyện tập kỹ năng: “Đặt ra các câu hỏi tìm kiếm để giúp học viên nhận ra các vai trò, danh xưng, thuộc tính, và đặc tính của Chúa Giê Su Ky Tô”.

Hãy nghiên cứu tài liệu “Đấng Ky Tô Hằng Sống: Chứng Ngôn của Các Sứ Đồ” và tìm kiếm các lẽ thật về Chúa Giê Su Ky Tô. Việc tô đậm một hoặc nhiều nội dung sau đây có thể hữu ích:

  • Các danh xưng khác nhau của Chúa Giê Su Ky Tô được sử dụng trong tài liệu

  • Những cụm từ mà các em thấy là cụm từ then chốt trong tài liệu

  • Những câu cho thấy điều mà Chúa Giê Su Ky Tô đã làm cho các em

  • Các vai trò và thuộc tính của Chúa Giê Su Ky Tô

Cân nhắc đi tới chỗ của từng học viên để giúp đỡ và khuyến khích trong khi các em nghiên cứu.

Hãy cho học viên vài phút để chia sẻ điều các em đã học được khi nghiên cứu tài liệu “Đấng Ky Tô Hằng Sống”. Khuyến khích học viên lắng nghe và học hỏi lẫn nhau. Học viên có thể giải thích lý do tại sao các em xem trọng lời nhận xét của bạn cùng lớp hoặc thậm chí đặt câu hỏi để giúp gia tăng sự hiểu biết.

Có nhiều lẽ thật mà học viên có thể nhận ra. Sau đây là một số ví dụ:

  • Dưới sự hướng dẫn của Đức Chúa Cha, Chúa Giê Su Ky Tô đã tạo dựng thế gian.

  • Chúa Giê Su Ky Tô đã phó mạng sống của Ngài để chuộc tội lỗi cho tất cả nhân loại.

  • Chúa Giê Su Ky Tô đã phục sinh và hằng sống ngày nay.

  • Chúa Giê Su Ky Tô là sự sáng, sự sống và niềm hy vọng của thế gian.

  • [Đường lối] của Chúa Giê Su Ky Tô là [con đường] dẫn đến hạnh phúc trong cuộc sống này và cuộc sống vĩnh cửu trong thế giới mai sau.

Hãy chọn một trong những lẽ thật mà em hoặc các bạn khác đã nhận ra về Chúa Giê Su Ky Tô và các em muốn tìm hiểu thêm.

Mở rộng sự hiểu biết của chúng ta về các lẽ thật

Anh chị em có thể đọc lời phát biểu sau đây để gợi ý cách giúp gia tăng sự hiểu biết về các lẽ thật này.

Chủ Tịch M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã mời chúng ta “cân nhắc việc tra cứu thánh thư để mở rộng sự hiểu biết [của chúng ta] về các lẽ thật cụ thể được tìm thấy trong ‘Đấng Ky Tô Hằng Sống’” (M. Russell Ballard, “Trở Lại và Nhận Được”, Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 65).

Hãy mời học viên sử dụng thánh thư để mở rộng sự hiểu biết của các em về một trong các lẽ thật về Chúa Giê Su Ky Tô. Các em có thể tra cứu các từ hoặc cụm từ then chốt trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư. Học viên có thể chọn một câu chuyện về Đấng Cứu Rỗi để minh họa cho lẽ thật mà các em đã chọn.

Học viên cũng có thể làm những điều sau đây để mở rộng sự hiểu biết:

  • Tra cứu sách thánh ca theo đề tài, tìm kiếm điều mà các bài thánh ca dạy về Chúa Giê Su Ky Tô và các vai trò khác nhau của Ngài.

  • Sử dụng từ điển để làm rõ những từ khó.

  • Tìm kiếm những lời phát biểu của các vị lãnh đạo Giáo Hội.

Anh chị em có thể muốn trưng ra các hướng dẫn sau đây để chỉ dẫn học viên khi các em nghiên cứu.

  1. Viết ra những câu thánh thư các em đã nghiên cứu và những hiểu biết sâu sắc khác giúp mở rộng sự hiểu biết của các em về lẽ thật mà các em đã chọn về Chúa Giê Su Ky Tô.

  2. Suy ngẫm lý do tại sao việc hiểu lẽ thật đó về Chúa Giê Su Ky Tô lại quan trọng.

  3. Vì Chúa Giê Su đã phục sinh và đang sống ngày nay nên Ngài vẫn làm tròn lẽ thật mà các em đã học. Hãy viết về việc Ngài đang làm điều này trong cuộc sống của các em như thế nào hoặc điều này có thể tạo ra sự khác biệt ra sao cho các em.

Học viên có thể viết những điều các em tìm thấy vào bản “Đấng Ky Tô Hằng Sống” của mình.

Mời học viên chia sẻ với những bạn khác điều các em đã học được ngày hôm nay. Một cách để làm điều này là cho học viên đi quanh lớp để tìm một bạn mà gần đây các em không làm việc cùng. Học viên có thể chia sẻ những điều các em đã học được và suy nghĩ của các em về điều đó. Sau đó, các em có thể chuyển sang một bạn khác và chia sẻ lại. Cách này có thể giúp học viên làm quen với nhiều bạn khác và nghe được nhiều ý kiến khác nhau.

Hãy cân nhắc lắng nghe học viên khi các em chia sẻ những điều các em đã tìm thấy. Khi lắng nghe, anh chị em có thể muốn yêu cầu một vài học viên chia sẻ với cả lớp. Học viên sẽ có cơ hội chia sẻ nhiều hơn trong buổi học tiếp theo.

  • Các em nghĩ những lẽ thật được dạy trong “Đấng Ky Tô Hằng Sống” có thể giúp chúng ta hiểu và đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn như thế nào?

  • Việc hiểu rõ hơn về Đấng Cứu Rỗi giúp ích cho các em như thế nào trong cuộc sống?

In