Lớp Giáo Lý
Bài Học 204—Chúa Giê Su Ky Tô Là Trọng Tâm của Tất Cả Mọi Sự Thờ Phượng trong Đền Thờ: “Chúa Giê Su Ky Tô Chính Là Lý Do Chúng Ta Xây Cất Đền Thờ”


“Bài Học 204—Chúa Giê Su Ky Tô Là Trọng Tâm của Tất Cả Mọi Sự Thờ Phượng trong Đền Thờ: ‘Chúa Giê Su Ky Tô Chính Là Lý Do Chúng Ta Xây Cất Đền Thờ’”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Chúa Giê Su Ky Tô là Trọng Tâm của Tất Cả Mọi Sự Thờ Phượng trong Đền Thờ”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 204: Sự Chuẩn Bị để đi Đền Thờ

Chúa Giê Su Ky Tô Là Trọng Tâm của Tất Cả Mọi Sự Thờ Phượng trong Đền Thờ

“Chúa Giê Su Ky Tô Chính Là Lý Do Chúng Ta Xây Cất Đền Thờ”

Hình Ảnh
người phụ nữ đang ngắm nhìn tượng Đấng Cứu Rỗi

Xuyên suốt lịch sử, Chúa đã truyền lệnh cho dân của Ngài xây cất đền thờ. Trong thời kỳ của mình, chúng ta đã thấy việc xây cất đền thờ gia tăng rất nhiều. Chúa Giê Su Ky Tô là trọng tâm của tất cả mọi điều chúng ta làm trong đền thờ. Bài học này có thể giúp học viên có thêm mong muốn thờ phượng Chúa Giê Su Ky Tô trong nhà của Ngài.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Đấng Cứu Rỗi là trọng tâm của sự thờ phượng của chúng ta

Cân nhắc việc trưng ra bức hình mọi người đang dự phần Tiệc Thánh, giới trẻ tham dự nhà thờ và những người thành niên trẻ tuổi đang phục vụ với tư cách là người truyền giáo toàn thời gian.

Hình Ảnh
dự phần Tiệc Thánh
Hình Ảnh
đến nhà thờ vào ngày Sa Bát
Hình Ảnh
những người truyền giáo đang giảng dạy một gia đình
  • Các em nghĩ Chúa Giê Su Ky Tô là trọng tâm của việc dự phần Tiệc Thánh, tham dự Nhà Thờ hoặc phục vụ truyền giáo toàn thời gian như thế nào?

  • Kinh nghiệm của một người sẽ bị ảnh hưởng ra sao nếu họ không tập trung vào Đấng Cứu Rỗi khi tham gia các sinh hoạt này?

Cho học viên xem hình ảnh một đền thờ gần anh chị em cùng với một bức hình Đấng Cứu Rỗi. Mời học viên suy ngẫm về những câu hỏi sau. Có thể sẽ có lợi cho học viên khi viết câu trả lời vào nhật ký học tập.

Hãy suy ngẫm về những kinh nghiệm của chính các em trong đền thờ hoặc về việc chuẩn bị để đi đền thờ.

  • Đấng Cứu Rỗi là trọng tâm ở mức độ nào trong sự chuẩn bị của các em để tham dự đền thờ và những kinh nghiệm các em có được khi ở đó?

  • Việc tập trung nhiều hơn vào Đấng Cứu Rỗi có thể ảnh hưởng ra sao đến kinh nghiệm đền thờ của các em?

Khuyến khích học viên mời Thánh Linh hướng dẫn khi các em muốn tìm hiểu thêm về cách Đấng Cứu Rỗi là trọng tâm của sự thờ phượng trong đền thờ.

Chúa đã truyền lệnh cho dân Ngài xây cất đền thờ

Những bức hình sau đây mô tả một số nơi thánh và các đền thờ mà Chúa đã truyền lệnh cho dân Ngài xây cất từ thời xưa. Cân nhắc trưng ra các bức hình này và hỏi học viên xem các em có thể nhận ra các tòa nhà được mô tả không (đền tạm mà Môi Se xây cất trong đồng vắng [xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 25:8], đền thờ của Sa Lô Môn ở Giê Ru Sa Lem [xin xem 1 Các Vua 6:12–13], đền thờ của dân Nê Phi tại thành phố Phong Phú [xin xem 3 Nê Phi 11:1]).

Hình Ảnh
đền tạm của Môi Se
Hình Ảnh
đền thờ của Vua Sa Lô Môn
Hình Ảnh
đền thờ của dân Nê Phi tại xứ Phong Phú

Trong sách Giáo Lý và Giao Ước, Chúa đã truyền lệnh cho Các Thánh Hữu xây cất đền thờ (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 57:3; 109:2; 115:7–8; 124:26–27). Lệnh truyền này tuân theo mẫu mực mà Chúa đã lập ra thời xưa.

Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã tuyên bố:

Bất cứ khi nào Chúa có một người trên thế gian tuân theo lời của Ngài, thì họ được truyền lệnh xây cất các đền thờ. (“First Presidency Releases Statement on Temples”, ngày 2 tháng Một năm 2019, ChurchofJesusChrist.org)

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 109:2, 5, 12–13, sau đó tìm kiếm những điều mà Chúa dạy về đền thờ.

  • Các em đã khám phá ra điều gì?

  • Các em sẽ mô tả câu 13 bằng lời lẽ riêng của mình như thế nào?

    Một lẽ thật mà học viên có thể nhận ra là đền thờ là nhà của Chúa, chốn thánh thiện của Ngài.

  • Những phước lành nào có thể đến với chúng ta khi tự biết được lẽ thật này?

Nếu thích hợp, hãy khuyến khích học viên chia sẻ kinh nghiệm các em có khi các em cảm thấy đến gần với Chúa trong đền thờ hoặc cảm thấy đền thờ là một nơi thánh thiện. Việc chia sẻ những kinh nghiệm của chính anh chị em cũng có thể giúp học viên chia sẻ kinh nghiệm của các em.

Đấng Cứu Rỗi là trọng tâm của đền thờ

Những lời phát biểu sau đây có thể giúp học viên hiểu Đấng Cứu Rỗi là trọng tâm của đền thờ như thế nào. Trong khi học viên đọc những lời phát biểu này, hãy mời các em tìm kiếm mục đích chính yếu của đền thờ.

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Russell M. Nelson

Đền thờ là phần quan trọng nhất trong việc củng cố đức tin và sức mạnh thuộc linh của chúng ta vì Đấng Cứu Rỗi và giáo lý của Ngài chính là trọng tâm của đền thờ. Mọi điều được giảng dạy trong đền thờ, qua sự chỉ dẫn và qua Thánh Linh, gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về Chúa Giê Su Ky Tô. Các giáo lễ thiết yếu của Ngài kết nối chúng ta với Ngài qua các giao ước của chức tư tế thiêng liêng. (Russell M. Nelson, “Đền Thờ và Nền Móng Thuộc Linh của Anh Chị Em”, Liahona, tháng Mười Một năm 2021, trang 93–94)

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã làm chứng:

Hình Ảnh
Anh Cả David A. Bednar

Tất cả mọi điều được học hỏi và tất cả mọi điều được thực hiện trong đền thờ đều nhấn mạnh đến thiên tính của Chúa Giê Su Ky Tô và vai trò của Ngài trong kế hoạch hạnh phúc vĩ đại của Cha Thiên Thượng. (David A. Bednar, “Một Ngôi Nhà cho Danh Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 86)

  • Các em cảm thấy điều gì là quan trọng về những lời phát biểu này?

  • Các em nghĩ tại sao việc biết rằng đền thờ giúp chúng ta hiểu và biết rõ hơn về Chúa Giê Su Ky Tô lại quan trọng?

Nếu có thể, hãy mời học viên tìm kiếm các bức ảnh đền thờ tại temples.ChurchofJesusChrist.org và giải thích xem một hình ảnh nào đó nhắc các em nhớ về Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào. Anh chị em cũng có thể muốn thảo luận về tầm quan trọng của các cụm từ “Thánh cho Chúa” và “Nhà của Chúa,” được tìm thấy trên mỗi đền thờ.

Những gợi ý sau đây nhằm giúp học viên thảo luận về những cách mà các em có thể thấy Đấng Cứu Rỗi là trọng tâm của kinh nghiệm đền thờ của mình. Mời học viên cùng nhau hoàn thành những gợi ý này theo nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có thể cùng nhau làm việc này trên một tờ giấy duy nhất.

Khi các em hoàn thành những gợi ý sau đây, hãy suy ngẫm xem đền thờ nhắc các em nhớ về Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào.

  1. Y phục trắng mà chúng ta mặc trong đền thờ nhắc chúng ta nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô bởi vì …

  2. Điều chúng ta thấy trong đền thờ nhắc chúng ta nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô bởi vì …

  3. Những điều chúng ta làm trong đền thờ nhắc chúng ta nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô bởi vì …

  4. Cách tôi chuẩn bị để đi đền thờ nhắc tôi nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô bởi vì …

Khi các nhóm hoàn thành xong, anh chị em có thể mời học viên chia sẻ những điều các em đã viết với một nhóm khác trong lớp. Bằng cách chia sẻ những điều đã học được, học viên có thể gia tăng sự hiểu biết và củng cố chứng ngôn của các em về Đấng Cứu Rỗi.

Mong muốn được ở cùng Chúa Giê Su Ky Tô trong đền thờ

Cân nhắc mời học viên trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký học tập. Nếu có thể, anh chị em có thể muốn mở nhạc nhẹ nhàng để giúp học viên nghĩ về đền thờ. Âm nhạc có thể giúp mời gọi Thánh Linh đến với việc học hỏi phúc âm. Anh chị em có thể mở nhạc từ một bài thánh ca về đền thờ. Hoặc có thể phát video của ca đoàn các thiếu nữ biểu diễn bài “In That Holy Place”, có trên trang ChurchofJesusChrist.org.

  • Hôm nay các em đã khám phá hoặc cảm nhận được điều gì về việc Đấng Cứu Rỗi là trọng tâm của sự thờ phượng trong đền thờ của chúng ta?

  • Những điều các em đã học hoặc cảm nhận được có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách các em chuẩn bị và thờ phượng Chúa trong nhà của Ngài?

Hãy đảm bảo rằng tất cả học viên đã có đủ thời gian để trả lời trước khi mời những học viên sẵn sàng để chia sẻ suy nghĩ của các em. Anh chị em cũng có thể chia sẻ những cách mà anh chị em làm cho Đấng Cứu Rỗi trở thành trọng tâm trong kinh nghiệm đền thờ của mình.

In