Lớp Giáo Lý
Sự Chuẩn Bị để đi Đền Thờ: Khái Quát


“Sự Chuẩn Bị để đi Đền Thờ: Khái Quát”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Sự Chuẩn Bị để đi Đền Thờ”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Sự Chuẩn Bị để đi Đền Thờ

Sự Chuẩn Bị để đi Đền Thờ

Khái Quát

Xuyên suốt lịch sử, Chúa đã truyền lệnh cho dân của Ngài xây cất đền thờ. Trong đền thờ, chúng ta học hỏi về Chúa Giê Su Ky Tô và lập các giao ước thiêng liêng. Một trong các giao ước chúng ta lập là sống theo luật dâng hiến. Chúng ta có thể phục vụ và thờ phượng Chúa suốt đời bằng cách tham gia vào công việc đền thờ và lịch sử gia đình.

Gợi ý về tiến độ giảng dạy: Anh chị em có thể giảng dạy những bài học này vào bất kỳ thời điểm nào trong năm học hoặc trong bất kỳ tuần nào theo tiến độ giảng dạy của tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta. Các lựa chọn cụ thể được liệt kê dưới đây cho mỗi bài học.

Chuẩn bị giảng dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho anh chị em ý tưởng về những điều có thể cần phải chuẩn bị trước cho mỗi bài học.

Chúa Giê Su Ky Tô Là Trọng Tâm của Tất Cả Mọi Sự Thờ Phượng trong Đền Thờ

Gợi ý về tiến độ giảng dạy: Anh chị em có thể cân nhắc giảng dạy bài học này vào cùng khoảng thời gian giảng dạy bài học “Giáo Lý và Giao Ước 95” khi học viên học về lệnh truyền của Chúa để xây cất Đền Thờ Kirtland; hoặc bài học “Giáo Lý và Giao Ước 109” khi học viên học về lễ cung hiến Đền Thờ Kirtland; hoặc bài học “Giáo Lý và Giao Ước 124” khi học viên học về Đền Thờ Nauvoo.

Mục đích của bài học: Giúp học viên có thêm mong muốn thờ phượng Chúa Giê Su Ky Tô trong nhà của Ngài.

  • Học viên chuẩn bị: Khuyến khích học viên cân nhắc ý nghĩa của hai cụm từ được viết trên mỗi đền thờ: “Thánh cho Chúa” và “Nhà của Chúa”.

  • Hình ảnh cần trưng ra: Giới trẻ đang dự phần Tiệc Thánh; giới trẻ đang tham dự nhà thờ; những người truyền giáo toàn thời gian; đền tạm trong thời Môi Se; đền thờ Sa Lô Môn; đền thờ của dân Nê Phi ở xứ Phong Phú

  • Video:Đền Thờ và Nền Móng Thuộc Linh của Anh Chị Em” (18:59; xem từ phút 4:27 đến 5:03); “In That Holy Place” (4:36)

Theo Đuổi Suốt Đời Việc Thờ Phượng trong Đền Thờ

Gợi ý về tiến độ giảng dạy: Anh chị em có thể cân nhắc giảng dạy bài học này vào cùng khoảng thời gian giảng dạy bài học “Giáo Lý và Giao Ước 95” khi học viên học về lệnh truyền của Chúa để xây cất Đền Thờ Kirtland; hoặc bài học “Giáo Lý và Giao Ước 109” khi học viên học về lễ cung hiến Đền Thờ Kirtland; hoặc bài học “Giáo Lý và Giao Ước 124” khi học viên học về Đền Thờ Nauvoo.

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên cảm nhận được tầm quan trọng của việc thờ phượng Chúa trong suốt cuộc đời của các em.

  • Học viên chuẩn bị: Anh chị em có thể mời học viên hỏi một người thân trong gia đình hoặc một vị lãnh đạo Giáo Hội rằng họ đã được ban phước như thế nào nhờ tham dự đền thờ.

  • Video:Quy Tụ Lại Gia Đình của Thượng Đế” (18:01; xem từ phút 15:16 đến 15:44)

Trong Đền Thờ, Chúng Ta Giao Ước Tuân Giữ Luật Dâng Hiến

Gợi ý về tiến độ giảng dạy: Anh chị em có thể cân nhắc giảng dạy bài học này vào cùng khoảng thời gian giảng dạy bài học “Giáo Lý và Giao Ước 42:29–42” khi học viên học về luật dâng hiến.

Mục đích của bài học: Để giúp học viên hiểu luật dâng hiến thiêng liêng mà chúng ta giao ước với Thượng Đế trong đền thờ là sẽ tuân theo.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên viết về cách các em sử dụng thời gian, tài năng, hoặc nguồn lực của mình để đóng góp cho Giáo Hội và vương quốc của Chúa.

  • Hình ảnh cần trưng ra: Một chiếc bánh ngọt được trang trí

  • Tài liệu phát tay:Luật Dâng Hiến của Chúa

Lịch Sử Gia Đình và Sự Phục Vụ trong Đền Thờ

Gợi ý về tiến độ giảng dạy: Anh chị em có thể cân nhắc giảng dạy bài học này vào cùng khoảng thời gian giảng dạy bài học “Giáo Lý và Giao Ước 127–128, Phần 2” khi học viên học về cách tham gia vào công việc đền thờ và lịch sử gia đình.

Mục đích của bài học: Để giúp học viên tìm tên của các tổ tiên đã qua đời của mình và thực hiện các giáo lễ cho họ trong đền thờ của Chúa.

In