Lớp Giáo Lý
Bài Học 203—Siêng Năng trong Công Việc Truyền Giáo: Chuẩn Bị để Trở Thành Người Truyền Giáo Siêng Năng


“Bài Học 203—Siêng Năng trong Công Việc Truyền Giáo: Chuẩn Bị để Trở Thành Người Truyền Giáo Siêng Năng”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Sự Siêng Năng trong Công Việc Truyền Giáo”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 203: Sự Chuẩn Bị cho Công Việc Truyền Giáo

Siêng Năng trong Công Việc Truyền Giáo

Chuẩn Bị để Trở Thành Người Truyền Giáo Siêng Năng

những người truyền giáo đang giảng dạy một bài học

Chúa Giê Su Ky Tô đã ban cho chúng ta tấm gương hoàn hảo về sự siêng năng mà chúng ta nên cố gắng noi theo khi phục vụ người khác. Bài học này có thể giúp học viên tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa để trở nên siêng năng hơn trong cuộc sống và sự chuẩn bị của các em để phục vụ với tư cách là người truyền giáo của Ngài.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Tầng lầu thứ tư, cánh cửa cuối cùng

Hãy cân nhắc bắt đầu bài học bằng cách giúp học viên suy ngẫm về tầm quan trọng của sự siêng năng trong công việc truyền giáo. Anh chị em có thể trưng ra hình ảnh sau đây và chia sẻ câu chuyện bên dưới. Hoặc anh chị em có thể cho học viên xem video “Tầng Lầu Thứ Tư, Cánh Cửa Cuối Cùng”, có trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ phút 14:17 đến 17:27. Anh chị em có thể tạm dừng video ở phút 16:03 để học viên suy ngẫm xem các em có thể phản hồi như thế nào tại thời điểm đó. Sau đó cho xem phần còn lại của video.

21:33
tòa nhà chung cư

Anh Cả Dieter F. Uchtdorf thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ kinh nghiệm sau đây của những người truyền giáo ở Châu Âu, khi họ cảm thấy có ấn tượng để chia sẻ phúc âm với các cư dân của tòa nhà chung cư bốn tầng.

Anh Cả Dieter F. Uchtdorf

Họ bắt đầu với tầng thứ nhất và gõ từng cánh cửa, trình bày sứ điệp cứu rỗi của họ về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Phục Hồi của Giáo Hội của Ngài.

Không một ai ở tầng thứ nhất chịu lắng nghe họ nói. …

… Họ đã gõ từng cánh cửa ở tầng thứ hai.

Một lần nữa, không một ai chịu lắng nghe.

Tầng thứ ba cũng vậy. (Dieter F. Uchtdorf, “Tầng Lầu Thứ Tư, Cánh Cửa Cuối Cùng”, Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 17)

  • Những người truyền giáo này có thể đã có những suy nghĩ gì vào lúc đó?

Anh Cả Uchtdorf nói tiếp:

Anh Cả Dieter F. Uchtdorf

Và tầng thứ tư cũng thế—cho đến khi họ gõ cánh cửa cuối cùng của tầng thứ tư.

Khi cánh cửa mở ra, một thiếu nữ mỉm cười với họ và mời họ chờ trong khi cô ấy thưa chuyện với mẹ của mình. …

… Hai người truyền giáo đã truyền tải sứ điệp của họ và đưa cho người mẹ một cuốn sách để đọc—Sách Mặc Môn.

Sau khi họ ra về, người mẹ quyết định là ít nhất sẽ đọc một vài trang.

Bà đã đọc hết cuốn sách trong vòng một vài ngày.

Không lâu sau đó, gia đình đơn chiếc tuyệt vời này bước vào hồ nước báp têm. (Dieter F. Uchtdorf, “Tầng Lầu Thứ Tư, Cánh Cửa Cuối Cùng”, Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 17–18)

  • Các em nhận thấy những người truyền giáo này có thuộc tính gì giống như Đấng Ky Tô?

Các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô ở những người truyền giáo

Hãy cân nhắc chỉ định một nửa lớp đọc các câu dưới đây trong Giáo Lý và Giao Ước tiết 4 và nửa lớp còn lại đọc các câu trong tiết 75. Sau khi đọc, học viên có thể chia sẻ câu trả lời của các em cho các câu hỏi dưới đây với một bạn khác mà đã đọc phần tham khảo khác.

Ngoài ra, anh chị em có thể mời học viên nghiên cứu phần “Sự Siêng Năng”, bao gồm các ý kiến “Nghiên Cứu Thánh Thư”, ở các trang 149–150 của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta: Sách Hướng Dẫn Cách Chia Sẻ Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô (năm 2023).

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 4:2–6; 75:2–5, 29, sau đó tìm kiếm các từ và cụm từ mà Chúa đã sử dụng để mô tả những người mong muốn phục vụ Ngài, bao gồm cả những người truyền giáo của Ngài.

  • Đấng Cứu Rỗi kỳ vọng điều gì ở những người mong muốn phục vụ Ngài với tư cách là những người truyền giáo toàn thời gian? Tại sao?

  • Những thuộc tính và hành động này có thể giúp chúng ta như thế nào trong những hoàn cảnh đầy thử thách mà chúng ta gặp phải?

Trong số các lẽ thật mà học viên chia sẻ, các em có thể nhận ra rằng Chúa kỳ vọng những người truyền giáo của Ngài siêng năng chia sẻ phúc âm của Ngài.

Sự siêng năng là gì?

Viết gợi ý sau đây lên trên bảng và mời học viên viết cách các em có thể hoàn thành gợi ý đó.

Sự siêng năng là …

Nếu học viên cần trợ giúp để định nghĩa sự siêng năng, anh chị em có thể chia sẻ rằng một định nghĩa có thể đưa ra là “nỗ lực kiên định, nghiêm túc” (Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta: Sách Hướng Dẫn Chia Sẻ Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô [năm 2023], trang 149).

  • Các em hoặc những người khác ở cùng độ tuổi có thể gặp một số tình huống nào đòi hỏi sự siêng năng?

Anh chị em có thể muốn liệt kê câu trả lời của học viên lên trên bảng. Sau khi tổng hợp một vài ý tưởng của học viên, hãy cho các em cơ hội suy nghĩ kỹ hơn về cách các em thể hiện sự siêng năng trong cuộc sống của mình.

Một cách để thực hiện điều này là trưng ra phần tự đánh giá sau đây và cho học viên thời gian để im lặng suy ngẫm về cách các em sẽ trả lời. Cân nhắc giải thích cho học viên rằng khi các em hoàn thành phần tự đánh giá này, Đức Thánh Linh có thể giúp các em nhận ra những điều các em đang làm tốt và cách các em có thể cải thiện. Có thể sẽ có lợi cho học viên khi ghi lại suy nghĩ của các em trong nhật ký học tập. (Xin lưu ý: Anh chị em có thể chọn đưa ra một lần nữa những câu đánh giá này vào cuối bài học.)

Hãy im lặng suy ngẫm xem mỗi câu sau đây đúng với các em như thế nào:

  • Tôi làm việc chăm chỉ cho đến khi hoàn thành tốt công việc, ngay cả khi công việc đó khó thực hiện.

  • Tôi làm việc hiệu quả ngay cả khi không bị giám sát chặt chẽ.

  • Mọi người có thể trông cậy vào tôi và sự nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của tôi.

  • Tôi tìm thấy niềm vui khi nỗ lực hết mình.

Hãy cân nhắc trưng ra các hướng dẫn sau và mời học viên làm việc theo nhóm nhỏ để hoàn thành sinh hoạt. Sau khi các nhóm hoàn thành sinh hoạt, hãy mời các em chia sẻ với nhóm khác những điều đã học được.

  1. Tìm một phần tham khảo thánh thư hoặc lời phát biểu của vị tiên tri cho thấy tầm quan trọng của sự siêng năng.

  2. Thảo luận cách Chúa Giê Su Ky Tô là tấm gương về sự siêng năng.

  3. Chia sẻ một kinh nghiệm khi các em hay một người nào đó mà các em biết được ban phước nhờ sự siêng năng.

  4. Thảo luận tại sao các em nghĩ rằng những người truyền giáo cần phải siêng năng.

  5. Thảo luận về các lĩnh vực khác trong cuộc sống của các em trong đó sự siêng năng đóng vai trò quan trọng.

Đức Thánh Linh có thể giúp các lẽ thật ngấm sâu vào lòng học viên và chuẩn bị cho học viên áp dụng những lẽ thật đó. Một cách anh chị em có thể giúp học viên mời gọi Đức Thánh Linh là tạo cơ hội cho các em nhìn thấy cách Đấng Cứu Rỗi và những người khác thể hiện sự siêng năng. Để biết ví dụ về cách Đấng Cứu Rỗi thể hiện sự siêng năng, học viên có thể đọc Giáo Lý và Giao Ước 19:16–19 hoặc Lu Ca 22:39–44. Để biết ví dụ về người nào đó thể hiện sự siêng năng, hãy cân nhắc cho học viên xem video “Preparation of Gordon B. Hinckley: Forget Yourself and Go to Work” (2:03), có trên trang ChurchofJesusChrist.org.

2:3

Các phước lành của sự siêng năng

Nhắc nhở học viên về câu chuyện của Anh Cả Dieter F. Uchtdorf kể về hai người truyền giáo ở Châu Âu đã gõ cánh cửa cuối cùng ở tầng thứ tư. Giải thích rằng các nỗ lực siêng năng của họ cuối cùng đã ban phước cho Anh Cả Uchtdorf. Cân nhắc trưng ra bức hình sau đây về những người truyền giáo và gia đình sống trong căn hộ phía sau cánh cửa cuối cùng ở tầng thứ tư. Chỉ ra rằng một trong hai bé gái đó là Harriet, vợ của Anh Cả Uchtdorf.

gia đình quây quần trong phòng

Anh Cả Dieter F. Uchtdorf đã chia sẻ cảm nghĩ của mình về hai người truyền giáo này:

21:33
Anh Cả Dieter F. Uchtdorf

[Biết bao lần tôi cảm thấy vô cùng cảm kích vì hai người truyền giáo đã không bỏ cuộc ở tầng thứ nhất!] Biết bao lần tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với đức tincông việc của họ. Biết bao lần tôi đã cảm tạ rằng họ đã tiếp tục đi—thậm chí lên đến tầng thứ tư, gõ vào cánh cửa cuối cùng. (Dieter F. Uchtdorf, “Tầng Lầu Thứ Tư, Cánh Cửa Cuối Cùng”, Liahona, tháng Mười Một năm 2016, trang 18)

  • Nếu những người truyền giáo này có thể chia sẻ điều gì đó về sự siêng năng với lớp học của chúng ta, thì các em tưởng tượng họ sẽ nói gì?

Sự siêng năng trong cuộc sống của tôi

Cân nhắc trưng ra những câu đánh giá về sự siêng năng cá nhân mà học viên đã suy ngẫm vào đầu bài học. Học viên có thể cảm thấy có ấn tượng từ Thánh Linh để tập trung vào một câu nào đó nhiều hơn những câu khác. Hãy mời học viên suy nghĩ về câu đó khi viết câu trả lời cho các câu hỏi sau đây vào nhật ký học tập.

  • Tôi có thể thay đổi những gì để có thể siêng năng hơn?

  • Sự siêng năng sẽ giúp tôi chuẩn bị tốt hơn cho việc chia sẻ phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô với tư cách là người truyền giáo toàn thời gian và trong cuộc sống hằng ngày của mình như thế nào?

  • Sự siêng năng sẽ giúp tôi trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn bằng cách nào?

Khi học viên ghi lại câu trả lời, hãy khuyến khích các em đừng do dự mà hãy lập kế hoạch làm điều gì đó sẽ thử thách các em và đòi hỏi tính chăm chỉ và siêng năng đều đặn.