Lớp Giáo Lý
Bài Học 199—Chia Sẻ Phúc Âm từ Tình Yêu Thương Giống Như Đấng Ky Tô: Yêu Thương Thượng Đế và Những Người Khác


“Bài Học 199—Chia Sẻ Phúc Âm từ Tình Yêu Thương Giống Như Đấng Ky Tô: Yêu Mến Thượng Đế và Những Người Khác”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Chia Sẻ Phúc Âm từ Tình Yêu Thương Giống Như Đấng Ky Tô”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 199: Sự Chuẩn Bị Truyền Giáo

Chia Sẻ Phúc Âm từ Tình Yêu Thương Giống Như Đấng Ky Tô

Yêu Thương Thượng Đế và Những Người Khác

Hình Ảnh
Chúa Giê Su phục sự một cá nhân

Chúng ta có thể chọn chia sẻ phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô với người khác vì nhiều lý do. Ước muốn của chúng ta để chia sẻ phúc âm gia tăng khi chúng ta học cách thương yêu Thượng Đế và những người xung quanh mình. Bài học này có thể giúp học viên hiểu được cách mà tình yêu thương của các em dành cho Cha Thiên Thượng, Chúa Giê Su Ky Tô và những người khác có thể thúc đẩy các em chia sẻ phúc âm.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Động lực để phục vụ

Cân nhắc việc trưng ra hình ảnh của giới trẻ đang phục vụ trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Mời học viên chia sẻ những lý do khác nhau khiến cho thanh thiếu niên trong mỗi bức ảnh đã chọn để phục vụ. (Những lý do có thể gồm có bổn phận, tình yêu thương, kỳ vọng của cha mẹ, cảm giác tội lỗi, hoặc các mối giao thiệp xã hội.)

Hình Ảnh
thanh thiếu niên phục vụ người khác 1
Hình Ảnh
thanh thiếu niên phục vụ người khác 2
Hình Ảnh
thanh thiếu niên phục vụ người khác 3
  • Mặc dù có nhiều lý do để phục vụ người khác, nhưng lý do nào sẽ giúp chúng ta nhiều nhất để trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi? Tại sao?

Sau đó, anh chị em có thể trưng ra một bức hình của một người nào đó đang chia sẻ phúc âm khi anh chị em mời học viên thảo luận những câu hỏi sau đây:

Hình Ảnh
một em thiếu niên đang chỉ cho một người nào đó cuốn Sách Mặc Môn
  • Lý do nào khiến một người có thể chọn chia sẻ phúc âm với một người bạn hoặc thậm chí chọn đi phục vụ truyền giáo toàn thời gian?

  • Lý do nào có thể giúp họ đạt được hiệu quả cao nhất trong việc mang những người khác đến cùng Thượng Đế?

Cân nhắc cho học viên thời gian để suy ngẫm và ghi lại những cảm nghĩ của mình vào nhật ký học tập về những điều sau đây:

  • Các em cảm thấy như thế nào khi chia sẻ phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô với những người khác? Tại sao các em cảm thấy như vậy?

  • Các em có dự định phục vụ truyền giáo toàn thời gian không? Nếu có, điều gì đã thúc đẩy các em?

Mời học viên tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh trong bài học khi các em suy ngẫm về mong muốn của mình để chia sẻ phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Động cơ của Thượng Đế

Cân nhắc giải thích cho học viên rằng khi chúng ta biết điều gì thúc đẩy Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô phục vụ chúng ta, thì chúng ta có thể noi theo tấm gương của hai Ngài tốt hơn.

Để giúp học viên hiểu được điều này, anh chị em có thể trưng ra các phần tham khảo sau đây. Hãy mời mỗi học viên chọn một hoặc hai đoạn để đọc và suy ngẫm.

Hãy đọc một hoặc hai trong số các đoạn sau đây, tìm kiếm những điều mà các đoạn này dạy về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô:

Mời học viên di chuyển xung quanh lớp học và chia sẻ với các bạn cùng lớp mà đã chọn các đoạn khác với những điều các em đã học được về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

Khi học viên chia sẻ xong, hãy mời những em tình nguyện để tóm tắt những điều các em đã học được về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy giúp học viên nhận ra rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô được thúc đẩy bởi tình yêu thương để phục vụ chúng ta.

Học viên có thể cần thời gian để suy ngẫm những câu hỏi sau đây trước khi cảm thấy sẵn sàng để đứng lên trả lời. Anh chị em có thể muốn cho các em thời gian để viết câu trả lời vào nhật ký học tập trước khi mời những học viên tình nguyện chia sẻ.

  • Kinh nghiệm nào đã giúp các em cảm nhận được tình yêu thương của Cha Thiên Thượng và của Chúa Giê Su Ky Tô dành cho mình?

  • Việc hiểu được lý do tại sao Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô phục vụ chúng ta có thể ảnh hưởng thế nào đến mong muốn của các em trong việc chia sẻ phúc âm với những người khác?

Tình yêu thương có thể thúc đẩy chúng ta chia sẻ phúc âm

Phần này của bài học sử dụng những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi trong Giăng 21 để giúp học viên thấy rằng tình yêu thương có thể thúc đẩy chúng ta chia sẻ phúc âm.

Một cách thay thế để đạt được mục đích này là mời các học viên nghiên cứu theo cặp phần “Lòng Bác Ái và Tình Yêu Thương”, bao gồm các ý kiến trong phần “Học Tập Thánh Thư” ở trang 155 của Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta: Sách Hướng Dẫn Cách Chia Sẻ Phúc Âm của Chúa Giê Su Ky Tô (năm 2023), và tìm kiếm xem tình yêu thương có thể thúc đẩy chúng ta chia sẻ phúc âm như thế nào.

Không lâu sau khi Chúa Giê Su Ky Tô bị đóng đinh, một số môn đồ của Ngài đi đánh cá. Trong khi họ đang đánh cá, một người đàn ông từ trên bờ biển mời họ thả lưới bên mạn phải của thuyền. Sau khi làm như vậy và bắt được nhiều cá, các môn đồ nhận ra rằng người đàn ông ấy là Đấng Cứu Rỗi được phục sinh. Khi họ lên bờ, Chúa Giê Su phục vụ họ bằng cách cho họ ăn và giảng dạy họ.

Hãy cân nhắc mời học viên tìm kiếm những lời mời lặp đi lặp lại của Đấng Cứu Rỗi dành cho Phi E Rơ bằng cách cùng nhau đọc Giăng 21:15–17 hoặc xem video “Hãy Chăn Chiên Ta” (5:47), có sẵn tại ChurchofJesusChrist.org, từ phút 2:46 đến 4:29. (Có thể hữu ích cho học viên để biết rằng cụm từ những kẻ này trong câu 15 có thể nói đến tất cả những con cá mà các môn đồ bắt được.)

  • Các em học được điều gì từ cách Chúa Giê Su muốn Phi E Rơ cho thấy tình yêu thương của ông?

Hãy đọc lời phát biểu sau đây từ Tiên Tri Joseph Smith (1805–1844), và tìm kiếm những điều mà lời phát biểu đó bổ sung cho sự hiểu biết của các em về những lời mời gọi của Chúa Giê Su trong Giăng 21.

Hình Ảnh
Tiên Tri Joseph Smith

Tình yêu thương là một trong những đặc tính [chính] của Thượng Đế và phải được biểu lộ bởi những người khao khát muốn làm [con cái] của Thượng Đế. Một người đầy dẫy tình yêu thương của Thượng Đế, thì không toại nguyện với phước lành chỉ ban cho gia đình mình thôi, mà còn đi khắp thế gian, thiết tha mong muốn ban phước cho toàn thể nhân loại. (Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith [năm 2007], trang 455)

  • Lời phát biểu của Joseph Smith có điều gì ấn tượng với các em?

  • Các em học được điều gì từ Giăng 21 và lời phát biểu của Joseph Smith mà có thể thúc đẩy các em chia sẻ phúc âm hoặc có thể đi phục vụ truyền giáo?

  • Các em nghĩ đâu là những cách hữu hiệu để làm cho tình yêu thương của chúng ta dành cho Thượng Đế trở nên sâu sắc hơn? Để làm cho tình yêu thương của chúng ta dành cho người khác trở nên sâu sắc hơn?

Vượt qua mọi sự do dự để chia sẻ phúc âm

Học viên có thể lập thành các nhóm để hoàn thành sinh hoạt sau đây. Có thể hữu ích để cung cấp giấy cho mỗi nhóm.

  1. Mỗi nhóm hãy cùng tạo ra một tình huống mà trong đó một thiếu niên ngần ngại phục vụ truyền giáo toàn thời gian hoặc là một thanh thiếu niên ngần ngại chia sẻ phúc âm với một người bạn. Chọn một người để viết tình huống đó lên một tờ giấy. Hãy chắc chắn đưa vào các lý do khiến nhân vật trong tình huống chần chừ.

    Đây là một ví dụ về một tình huống mà các nhóm có thể tạo ra: “Anh Tuấn mới vừa nghe một bài nói chuyện đại hội khuyến khích nhiều người trẻ tuổi chuẩn bị để phục vụ với tư cách là người truyền giáo cho Chúa. Anh ấy biết rằng làm điều này là đúng đắn. Tuy nhiên, anh ấy gặp khó khăn khi nói chuyện với những người mà mình không quen biết, và anh ấy cảm thấy như mình không hiểu thánh thư đủ để giảng dạy cho người khác. Anh ấy lo lắng rằng mình sẽ không phải là một người truyền giáo hữu hiệu.”

    Sau khi các nhóm đã viết ra các tình huống mà các em đã tạo, hãy cân nhắc yêu cầu các em trao đổi tình huống của mình với nhóm khác trước khi hoàn thành bước sau.

  2. Sử dụng những điều các em đã học và cảm nhận được trong hôm nay, hãy yêu cầu một người ghi chép viết ra những điều nhóm của các em sẽ chia sẻ để giúp đỡ nhân vật trong tình huống đó. Hãy đưa vào những gợi ý về điều mà người đó có thể làm để gia tăng tình yêu thương của người đó đối với Đấng Cứu Rỗi và những người khác. Các em có thể muốn đưa vào điều gì đó về việc cảm nhận tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi có thể giúp gia tăng mong muốn phục vụ của người này như thế nào.

Cân nhắc mời các nhóm chia sẻ trước lớp cách các em phản hồi tình huống của nhóm khác.

Để kết thúc bài học, hãy cân nhắc cho học viên thời gian để ghi vào nhật ký học tập xem tình yêu thương dành cho Thượng Đế và những người khác có thể giúp các em như thế nào để vượt qua bất kỳ cảm giác ngần ngại nào mà các em có thể cảm thấy về việc chia sẻ phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

In