Lớp Giáo Lý
Bài Học 202—Sách Mặc Môn Là một Công Cụ Cải Đạo: Sử Dụng Sách Mặc Môn để Chuẩn Bị cho việc Chia Sẻ Phúc Âm


“Bài Học 202—Sách Mặc Môn Là một Công Cụ Cải Đạo: Sử Dụng Sách Mặc Môn để Chuẩn Bị cho việc Chia Sẻ Phúc Âm”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Sách Mặc Môn Là một Công Cụ Cải Đạo”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 202: Sự Chuẩn Bị cho Công Việc Truyền Giáo

Sách Mặc Môn là một Công Cụ Cải Đạo

Sử Dụng Sách Mặc Môn để Chuẩn Bị cho việc Chia Sẻ Phúc Âm

Hình Ảnh
hai người bạn đang đọc thánh thư

Sách Mặc Môn là một món quà mà Thượng Đế đã ban cho chúng ta để quy tụ dân Y Sơ Ra Ên ngày sau đến với Chúa Giê Su Ky Tô. Với các học viên sử dụng món quà này để giúp quy tụ những người khác, thì điều quan trọng là các em nhận được lời chứng riêng của mình từ Thượng Đế rằng sách này là đúng thật. Bài học này có thể giúp học viên cảm nhận được tầm quan trọng của việc củng cố chứng ngôn của các em về Sách Mặc Môn để chuẩn bị cho việc chia sẻ phúc âm của Đấng Cứu Rỗi.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Một công cụ để quy tụ Y Sơ Ra Ên

Cân nhắc liệt kê lên trên bảng hoặc trưng ra nhiều công cụ quen thuộc với học viên. Ví dụ như búa, tuốc nơ vít, bàn chải đánh răng, ghim bấm, v.v. Mời học viên nói về các chức năng của công cụ, sử dụng các câu hỏi như sau.

Hình Ảnh
các loại công cụ
  • Lần gần đây nhất mà các em sử dụng một trong những công cụ này là khi nào? Các em đã sử dụng công cụ đó như thế nào?

  • Một số công cụ khác sẽ thực hiện chức năng tương tự như thế nào?

    Để giúp học viên hiểu rằng một số công cụ sẽ thực hiện tốt hơn một số nhiệm vụ nào đó, hãy cân nhắc yêu cầu học viên thực hiện một nhiệm vụ như ghim các tờ giấy lại với nhau bằng tuốc nơ vít hoặc bàn chải đánh răng.

    Giúp học viên hiểu rằng những công cụ này là để làm các công việc cụ thể. Tương tự như vậy, Thượng Đế đã cung cấp các công cụ để hoàn thành những phần cụ thể trong công việc của Ngài, một trong số đó là quy tụ mọi người đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã cung cấp một số công cụ nào để quy tụ mọi người đến cùng hai Ngài?

Học viên có thể đọc lời phát biểu sau đây để xác nhận câu trả lời của các em cho câu hỏi trước đó hoặc xem các câu trả lời khác.

Anh Cả Shayne M. Bowen thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã dạy:

Hình Ảnh
Anh Cả Shayne M. Bowen

Chúng ta đang quy tụ Y Sơ Ra Ên lại lần cuối cùng và làm như vậy với Sách Mặc Môn—là quyển sách mà, khi kết hợp với Thánh Linh của Chúa, trở thành một công cụ cải đạo mạnh mẽ nhất. (Shayne M. Bowen, “Vai Trò của Sách Mặc Môn trong Sự Cải Đạo”, Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 83)

  • Các em nghĩ tại sao Sách Mặc Môn có thể là công cụ mạnh mẽ như vậy để cải đạo và quy tụ mọi người đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô?

Hãy lắng nghe kỹ khi học viên trả lời, và nếu thích hợp, hãy mời các em chia sẻ lý do tại sao các em cảm thấy như vậy.

Nếu sẽ giúp ích cho học viên khi cho xem ví dụ về cách Sách Mặc Môn là một công cụ trong việc đưa một người đến gần Thượng Đế hơn thì hãy cân nhắc trưng ra “A Book of Mormon Story” (5:15), có trên trang ChurchofJesusChrist.org.

Mời học viên đọc Mô Rô Ni 10:3–5 và lời phát biểu sau đây. Yêu cầu các em tìm kiếm một cách quan trọng mà chúng ta có thể chuẩn bị để chia sẻ Sách Mặc Môn với những người khác.

Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Henry B. Eyring

Để biết được Sách Mặc Môn là chân chính, chúng ta cần phải đọc sách đó và đưa ra lựa chọn được nêu trong Mô Rô Ni: cầu nguyện để biết sách đó có chân chính không. Khi làm như thế, chúng ta có thể làm chứng từ kinh nghiệm cá nhân với các bạn bè của mình rằng họ có thể chọn điều đó và biết được cùng một lẽ thật đó. (Henry B. Eyring, “A Voice of Warning”, Ensign, tháng Mười Một năm 1998, trang 34)

  • Các em đã học được điều gì từ lời phát biểu của Chủ Tịch Eyring và Mô Rô Ni 10:3–5?

Khi học viên chia sẻ những điều đã học được, các em có thể nhận ra một lẽ thật như: Việc có được lời chứng của riêng mình về Sách Mặc Môn cho phép chúng ta giúp những người khác biết về sự chân chính của cuốn sách này.

Để giúp học viên suy ngẫm về những kinh nghiệm của chính các em với lẽ thật này, anh chị em có thể mời các em im lặng đánh giá câu trả lời của mình cho những câu sau.

Sử dụng thang điểm từ một đến năm, trong đó một là “không đúng với tôi” và năm là “rất đúng với tôi”, hãy đánh giá các câu sau:

  • Tôi có thể giải thích cho một người bạn biết Sách Mặc Môn là gì và cuốn sách này có thể mang mọi người đến cùng Đấng Ky Tô bằng cách nào.

  • Tôi đang nghiên cứu Sách Mặc Môn theo cách làm sâu sắc thêm sự cải đạo của cá nhân tôi theo Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Tôi đã có những kinh nghiệm cho phép tôi làm chứng với người khác rằng Sách Mặc Môn là chân chính.

Cân nhắc mời học viên tìm kiếm sự soi dẫn về cách mời gọi quyền năng của Thượng Đế vào cuộc sống của các em và cuộc sống của những người khác qua Sách Mặc Môn.

Trân quý món quà Sách Mặc Môn của Thượng Đế

Trong một điều mặc khải được ban cho Joseph Smith, Chúa đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Sách Mặc Môn bằng cách chia sẻ cảm nghĩ của Ngài khi con người quá xem nhẹ sách đó.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 84:54–57, rồi suy nghĩ xem những câu này có thể áp dụng như thế nào cho các tín hữu của Giáo Hội của Chúa, là những người đang chuẩn bị để chia sẻ phúc âm của Ngài.

  • Các em nhận thấy điều gì có thể áp dụng cho những người mong muốn chia sẻ phúc âm của Đấng Cứu Rỗi?

  • Chúng ta có thể cho thấy tầm quan trọng của Sách Mặc Môn trong cuộc sống của mình bằng một số cách nào?

Sự hiểu biết và chứng ngôn cá nhân về Sách Mặc Môn

Tình huống sau đây, hoặc một tình huống khác do anh chị em tạo ra, có thể giúp học viên bày tỏ những điều các em đã học và cảm nhận được trong bài học. Cân nhắc việc đọc tình huống này cùng cả lớp và cho học viên thời gian để suy nghĩ về những điều các em có thể chia sẻ với Phương Anh.

Phương Anh vừa tham dự lớp học chuẩn bị truyền giáo. Em ấy đã nhờ các giảng viên là người truyền giáo mới được giải nhiệm trở về đưa ra gợi ý về cách chuẩn bị để chia sẻ phúc âm. Cả hai giảng viên đều khuyên em ấy nên củng cố sự hiểu biết và chứng ngôn của mình về Sách Mặc Môn. Trong tất cả những câu trả lời mà họ có thể đưa ra, thì nghiên cứu Sách Mặc Môn không phải là câu trả lời mà Phương Anh mong đợi.

Hãy mời học viên đi quanh phòng và nói với ít nhất hai học viên khác những điều các em có thể chia sẻ với Phương Anh.

Cân nhắc cách tạo cơ hội cho Đức Thánh Linh làm chứng về Sách Mặc Môn với học viên của anh chị em. Anh chị em có thể mời học viên xung phong chia sẻ với cả lớp những đoạn trong Sách Mặc Môn mà các em yêu thích hoặc những kinh nghiệm của các em khi có được chứng ngôn về Sách Mặc Môn. Anh chị em có thể chia sẻ một đoạn trong sách đã giúp anh chị em biết rõ hơn về Đấng Cứu Rỗi. Hãy cho học viên thời gian để chuẩn bị. Nếu có nhiều học viên muốn chia sẻ, hãy mời các em chia sẻ theo nhóm nhỏ để tất cả các em đều có cơ hội làm điều này.

Áp dụng

Cân nhắc mời học viên trả lời thầm câu hỏi sau đây trong nhật ký học tập.

  • Các em có thể làm gì để làm sâu sắc thêm mối quan hệ của mình với Chúa Giê Su Ky Tô qua Sách Mặc Môn?

    Anh chị em có thể gợi ý một vài lựa chọn, chẳng hạn như: đọc hết Sách Mặc Môn trong khoảng thời gian nhất định, tìm kiếm những câu thánh thư trong sách để chia sẻ với người khác hoặc cầu xin Cha Thiên Thượng ban cho một lời chứng qua Đức Thánh Linh rằng cuốn sách này là chân chính.

    Anh chị em cũng có thể cho học viên xem video “The Book of Mormon” (2:10), có trên trang ChurchofJesusChrist.org. Trong video này, các Anh Cả Jeffrey R. Holland và Quentin L. Cook thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ chia sẻ cách vị chủ tịch phái bộ truyền giáo đã mời họ học hỏi về Đấng Ky Tô qua Sách Mặc Môn. Học viên có thể chọn làm theo lời mời đó.

  • Việc làm những điều các em viết ra có thể giúp các em chuẩn bị để chia sẻ Sách Mặc Môn trong cuộc sống hằng ngày hoặc với tư cách là người truyền giáo toàn thời gian như thế nào?

Có thể sẽ hữu ích nếu mời học viên chia sẻ chứng ngôn của các em về cách Sách Mặc Môn đã giúp các em đến gần hơn với Chúa Giê Su Ky Tô.

In