Lớp Giáo Lý
Đánh Giá Việc Học Tập của Em, Phần 2


“Đánh Giá Việc Học của Em, Phần 2”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Đánh Giá Việc Học Tập của Em”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Phụ Lục

Đánh Giá Việc Học Tập của Em, Phần 2

Giáo Lý và Giao Ước 76; 84; 93; 110; 121–123

Việc dành thời gian để nhận ra sự tăng trưởng và phát triển thuộc linh có thể củng cố mối quan hệ của chúng ta với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô cũng như thúc đẩy chúng ta ở lại trên con đường giao ước. Bài học này có thể giúp em đánh giá sự phát triển thuộc linh của mình sau khi đã nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước 76; 84; 93; 110; 121–123. Hãy tìm cơ hội để chia sẻ một số câu trả lời của em với các học viên khác hoặc với người thân trong gia đình.

Xin lưu ý: Trước khi hoàn tất phần đánh giá này, hãy chắc chắn hoàn tất các bài đọc được yêu cầu nếu em chưa làm: Giáo Lý và Giao Ước 76; 84; 93; 110; 121–123.

Trân trọng sự phát triển và tiến bộ

Hình Ảnh
một thiếu niên đang bước đi
Hình Ảnh
một thiếu niên đang đạp xe
Hình Ảnh
một thiếu nữ đang chạy

Hãy nghĩ về một lần chạy, đi bộ đường dài hoặc đạp xe qua một quãng đường rất dài hay có rất nhiều thử thách.

  • Em có thể làm gì để tận hưởng hành trình này?

  • Chúng ta có thể so sánh hành trình đó với tiến trình trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn như thế nào?

  • Chúng ta có thể tận hưởng và trân trọng tiến trình phát triển thuộc linh hơn bằng những cách nào?

  • Em cảm thấy mình đang tiến bộ và ngày càng gần hơn với Chúa như thế nào?

  • Chúa đang giúp đỡ em bằng cách nào?

Giải thích ba cấp độ vinh quang

Hãy tưởng tượng rằng em có một người bạn thân tên là Oanh không phải là tín hữu của Giáo Hội nhưng có niềm tin vững chắc vào Chúa Giê Su Ky Tô. Một ngày nọ, Oanh đến gặp em và hỏi: “Các tín hữu trong Giáo Hội của bạn tin điều gì về cuộc sống sau cái chết? Mình đã được dạy rằng mọi người sẽ lên thiên đàng hoặc xuống địa ngục, nhưng mình nghe nói rằng các tín hữu của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô tin rằng có nhiều thiên đàng. Vậy là sao?”

Hãy dành một vài phút viết câu trả lời cho Oanh để giải thích sự hiểu biết và kiến thức của em về ba cấp độ vinh quang. Nếu muốn, em có thể bao gồm các bức vẽ để giúp Oanh hình dung những điều em đang giải thích. Tìm ai đó và tập giải thích câu trả lời của em cho họ như thể người đó là Oanh.

Giải thích về những vai trò, danh hiệu và đặc điểm của Chúa Giê Su Ky Tô

Một trong những lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi trong Giáo Lý và Giao Ước là “học hỏi nơi [Ngài] và lắng nghe những lời của [Ngài]” (Giáo Lý và Giao Ước 19:23). Hãy chuẩn bị để chia sẻ với người khác những điều em đã học được về vai trò, danh hiệu hoặc đặc điểm của Đấng Cứu Rỗi bằng cách thực hiện một trong các sinh hoạt sau đây:

  • Lập bản liệt kê một số vai trò, danh hiệu hoặc đặc điểm của Chúa Giê Su Ky Tô mà em đã nghiên cứu gần đây trong Giáo Lý và Giao Ước 76:1–7, 22–24; 93:1–10. Sau đó, chọn một hoặc nhiều vai trò, danh hiệu hoặc đặc điểm đó và trả lời các câu hỏi sau đây: (1) Danh xưng, danh hiệu hoặc đặc điểm này dạy em điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô? (2) Danh xưng, danh hiệu hoặc đặc điểm này giúp em hiểu gì về cách Ngài có thể giúp đỡ em?

  • Hãy tạo ra hình ảnh minh họa một hoặc nhiều vai trò, danh hiệu hoặc đặc điểm của Chúa Giê Su Ky Tô mà em yêu thích. Đây có thể là hình đám mây có chữ bên trong hoặc một bức vẽ. Hãy đưa cả phần tham khảo thánh thư thích hợp vào tác phẩm của em.

  • Viết một bài thơ hoặc lời bài hát có nêu một số vai trò, danh hiệu hoặc đặc điểm của Chúa Giê Su Ky Tô mà em yêu thích.

  • Hãy tưởng tượng em đã có cơ hội giảng dạy cho người nào đó về Chúa Giê Su Ky Tô là ai và những điều Ngài có thể làm cho chúng ta. Viết ít nhất một đoạn mô tả về ít nhất ba vai trò, danh hiệu hoặc đặc điểm của Đấng Ky Tô.

Hãy chia sẻ những điều em quyết định làm với người thân trong gia đình, một người bạn hoặc người nào đó trong lớp.

Chuẩn bị để thờ phượng Chúa trong đền thờ

Trong Giáo Lý và Giao Ước 110:5–10, em có thể đã nhận thấy việc trở nên xứng đáng có thể giúp chúng ta cảm thấy gần với Chúa trong đền thờ của Ngài như thế nào.

Hãy tìm kiếm sự mặc khải cá nhân để hướng dẫn em khi trả lời một hoặc nhiều câu hỏi sau đây trong nhật ký học tập:

  • Em đã thực hiện hoặc sẵn sàng thực hiện những sự hy sinh nào để ưu tiên cho việc thờ phượng Chúa trong đền thờ?

  • Em đã nhận được những phước lành nào khi suy ngẫm về các câu hỏi giới thiệu đi đền thờ?

  • Em đã làm gì để nỗ lực trở nên xứng đáng với việc thờ phượng Chúa trong đền thờ?

Hãy nghĩ xem em đã được ban phước như thế nào vì những nỗ lực của mình. Em sẽ tiếp tục làm gì hoặc bắt đầu làm gì để chuẩn bị kỹ hơn cho việc thờ phượng trong đền thờ của Ngài?

Cảm thấy tin cậy nơi Thượng Đế nhiều hơn trong những lúc thử thách

Từ Giáo Lý và Giao Ước 121–122, chúng ta có thể học được các lẽ thật quan trọng về các thử thách.

  • Em đã học được điều gì từ những tiết này về các thử thách?

  • Những lẽ thật này có giúp em có cảm nhận khác về các thử thách của mình không? Nếu có, thì khác như thế nào?

  • Em đã học được điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô khi trải qua những lúc khó khăn?

Hãy viết vào nhật ký những cảm nhận của em về cách Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hỗ trợ em trong các thử thách của mình. Cân nhắc xem đức tin của em nơi Chúa Giê Su Ky Tô đã được ảnh hưởng như thế nào vì những điều em đã học và trải qua.

In