Những Giúp Đỡ Bổ Sung cho Sự Phát Triển của Giảng Viên
Kinh Nghiệm Học Tập 1: Sống và Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi


Kinh Nghiệm Học Tập 1

Sống và Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi

Khái Quát

Kinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:

  • Việc giảng dạy là trách nhiệm trọng đại của các anh chị em

  • Chúa Giê Su Ky Tô là một Đấng Thầy Tinh Thông

  • Sống và giảng dạy như Đấng Cứu Rỗi đã làm

lớp giáo lý

Các Khái Niệm Chính Yếu

Xin Chào Mừng Đến với Lớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo (LGLVHVTG). Trong các chương trình lớp giáo lý và viện giáo lý trên khắp thế giới, hàng ngàn giảng viên và các vị lãnh đạo giúp giới trẻ và những người thành niên trẻ tuổi của Giáo Hội học hỏi và áp dụng giáo lý và các nguyên tắc phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Chúng tôi biết ơn về ước muốn của các anh chị em để phục vụ Chúa trong công việc chỉ định quan trọng này.

Trách Nhiệm Trọng Đại của Việc Giảng Dạy cho Con Cái của Thượng Đế

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ dạy điều sau đây liên quan đến trách nhiệm của việc giảng dạy cho con cái của Thượng Đế:

Anh Cả Jeffrey R. Holland

“Chúng tôi vô cùng biết ơn tất cả những người giảng dạy. Chúng tôi yêu thương và biết ơn các anh chị em hơn là chúng tôi có thể bày tỏ được.” Chúng tôi tin tưởng nhiều vào các anh chị em. Việc giảng dạy một cách hiệu quả và cảm thấy là mình đang thành công quả thật là một việc khó khăn. Nhưng rất đáng bõ công. Chúng ta không thể nào nhận được ‘sự kêu gọi nào quan trọng hơn’ [Teaching—No Greater Call (nguồn tài liệu để cải thiện giảng viên, 1978)]. …

“Để mỗi chúng ta ‘đến cùng Đấng Ky Tô’ [GLGƯ 20:59], thì việc tuân giữ các lệnh truyền của Ngài và noi theo gương của Ngài để được trở về cùng Đức Chúa Cha chắc chắn là mục đích cao quý và thiêng liêng nhất của con người. Để giúp những người khác cũng làm như thế---cũng giảng dạy, thuyết phục, và thành tâm hướng dẫn họ bước theo con đường cứu chuộc---chắc chắn đó phải là nhiệm vụ thứ hai quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta. Có lẽ đó là lý do tại sao Chủ Tịch David O. McKay có lần đã nói: ‘Không có trách nhiệm nặng nề nào có thể đặt trên vai của bất cứ người nam [hay người nữ] nào hơn là một giảng viên của con cái của Thượng Đế’ [David O. McKay, trong Conference Report, tháng Mười năm 1916, 57]” (“A Teacher Come from God,” Ensign, tháng Năm năm 1998, 25).

Đấng Ky Tô đang giảng dạy trong nhà hội

Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng Thầy Tinh Thông

Các anh chị em sẽ nhận được sự giúp đỡ thiêng liêng khi tìm cách tăng trưởng và phát triển với tư cách là một giảng viên của các con cái của Thượng Đế và cố gắng làm cho cuộc sống và việc giảng dạy của các anh chị em theo cách của Đấng Cứu Rỗi.

biểu tượng videoDành ra một giây lát để xem video “The Master Teacher” (3:51), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, Chủ Tịch Boyd K. Packer (1924–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ mô tả một vài khía cạnh của việc giảng dạy phúc âm.

3:51

biểu tượng chia sẻKhi các anh chị em xem video, hãy lắng nghe các lý do thiết yếu tại sao các anh chị em cần phải sống và giảng dạy như Đấng Cứu Rỗi đã làm. Ghi lại những hiểu biết sâu sắc và các ấn tượng của các anh chị em trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc một chỗ khác mà các anh chị em có thể giở đến và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của mình.

Sinh Hoạt trong Sách Hướng Dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm

bìa sách hướng dẫn

Đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy liên quan đến việc Đấng Cứu Rỗi là một mẫu mực cho các giảng viên:

Chủ Tịch Boyd K. Packer

“Chúng ta có thể tìm thấy mẫu mực nào tốt hơn không? Chúng ta có thể bắt đầu việc học hỏi nào tốt hơn là phân tích những ý kiến, mục tiêu và phương pháp của mình rồi so sánh với những ý kiến, mục tiêu và phương pháp của Chúa Giê Su Ky Tô?″ (Teach Ye Diligently, nhuận sắc [1991], 22).

Sinh hoạt sau đây sẽ giúp gia tăng sự hiểu biết của các anh chị em về cách mà Đấng Cứu Rỗi giảng dạy và ảnh hưởng những người khác và cách Ngài đã giúp họ học hỏi, tăng trưởng phần thuộc linh, và trở nên được cải đạo theo phúc âm của Ngài.

Nghiên cứu lời tựa ở trang v–vii trong Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm: Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên và Các Vị Lãnh Đạo trong Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo (2012). Tô đậm hoặc gạch dưới những từ chỉ hành động mà mô tả những cách khác nhau mà Đấng Cứu Rỗi đã giảng dạy và phục sự.

Sau khi các anh chị em nghiên cứu các trang này trong Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm, hãy ghi lại những câu trả lời của các anh chị em cho các câu hỏi sau đây ở bên lề trang của sách hướng dẫn của các anh chị em. (Các anh chị em được khuyến khích để ghi chú vào bên lề trang của sách hướng dẫn trong suốt các bài học này).

  • Các anh chị em nhận thấy điều gì về cách sống, giảng dạy và lãnh đạo của Đấng Cứu Rỗi ? 

  • Ngài đã giúp những người khác học hỏi, tăng trưởng phần thuộc linh, và trở nên được cải đạo theo phúc âm của Ngài bằng cách nào? 

Tóm Lược và Áp Dụng

Các Nguyên Tắc Cần Nhớ

  • Không có trách nhiệm nặng nề nào có thể đặt trên vai của bất cứ người nào hơn là một giảng viên của các con cái của Thượng Đế.

  • Đấng Cứu Rỗi là Đức Thầy Tinh Thông. Chúng ta nên cố gắng sống theo và giảng dạy như Ngài đã làm.

  • Chúng ta giảng dạy điều chúng ta sống theo, điều này có nghĩa là vai trò môn đồ của chúng ta, những đặc điểm của chúng ta, chứng ngôn và sự cam kết của chúng ta đối với phúc âm có thể ảnh hưởng đến những người khác nhiều như lời của chúng ta.

Chủ Tịch Boyd K. Packer

“Ân tứ giảng dạy cần phải được tìm kiếm, và khi có được rồi, thì phải nuôi dưỡng nó nếu muốn giữ gìn ân tứ đó” (Boyd K. Packer, Teach Ye Diligently, 345).

“Rồi Sao Nữa?”

Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ được biết là đã hỏi: “Rồi sao nữa?” vào cuối các buổi họp với Nhóm Túc Số Mười Hai để soi dẫn cuộc thảo luận về cách mà đề tài đang được bàn thảo có thể được áp dụng để thay đổi cuộc sống của các tín hữu như thế nào (xin xem Jeffrey R. Holland, “Therefore, What?” [CES Conference on the New Testament, ngày 8 tháng Tám năm 2000], si.lds.org). Vào cuối mỗi kinh nghiệm học tập, hãy tự hỏi “Rồi sao nữa?” và suy nghĩ về cách các anh chị em có thể áp dụng các đề tài và nguyên tắc đã được thảo luận.

Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽ làm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.