Những Giúp Đỡ Bổ Sung cho Sự Phát Triển của Giảng Viên
Kinh Nghiệm Học Tập 9: Chuẩn Bị một Bài Học: Quyết Định Giảng Dạy Điều Gì


Kinh Nghiệm Học Tập 9

Chuẩn Bị một Bài Học: Quyết Định Giảng Dạy Điều Gì

Khái Quát

Xin lưu ý: Năm kinh nghiệm học tập kế tiếp là nhằm giúp các anh chị em học cách chuẩn bị một bài học. Những kinh nghiệm học tập 9–10 tập trung vào việc quyết định phải giảng dạy điều gì và những kinh nghiệm học tập 11–13 tập trung vào việc quyết định cách giảng dạy.

Kinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:

  • Giảng dạy thánh thư theo trình tự

  • Cân bằng điều để giảng dạy và cách giảng dạy

  • Quyết định phải giảng dạy điều gì

Các Khái Niệm Chính Yếu

Các giảng viên mới được kêu gọi thường có những câu hỏi sau đây:

  • Việc giảng dạy lớp giáo lý khác biệt như thế nào với việc giảng dạy các lớp khác như Giáo Lý Phúc Âm, Hội Phụ Nữ, nhóm túc số các anh cả, và vân vân?

  • Tôi chuẩn bị một bài học bằng cách nào?

  • Tôi nên dành ra bao nhiêu thời gian chọn điều để giảng dạy và cách giảng dạy điều đó?

  • Làm thế nào tôi quyết định phải giảng dạy điều gì?

Kinh nghiệm học tập này sẽ giúp trả lời một số câu hỏi này.

Nghiên Cứu và Giảng Dạy Thánh Thư theo Trình Tự

Trong các khóa học lớp giáo lý và viện giáo lý mà tập trung vào các tác phẩm tiêu chuẩn thì các sách và chương trong thánh thư cần phải được giảng dạy theo trình tự của chúng trong thánh thư. Các bài học được sắp xếp theo các đoạn thánh thư thay vì theo đề tài. Mỗi đoạn thánh thư có thể chứa đựng nhiều chương, nguyên tắc, và đề tài mà các anh chị em có thể nhấn mạnh. Phương pháp này khác với các khóa học của viện giáo lý đã được giảng dạy với một phương pháp theo đề tài.

biểu tượng videoHãy xem video “Nghiên Cứu Thánh Thư theo Trình Tự” (0:46), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ mô tả những lợi ích của việc nghiên cứu thánh thư theo trình tự.

0:46

Sinh Hoạt với Sách Hướng Dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm

bìa sách hướng dẫn

Đọc lời giới thiệu cho chương 3 ở trang 42 của sách Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm: Sách Hướng Dẫn dành cho Các Giảng Viện và Các Vị Lãnh Đạo trong Lớp Giáo Lý và Viên Giáo Lý Tôn Giáo (2012) để giúp các anh chị em hiểu lý do tại sao các khóa học lớp giáo lý và viện giáo lý mà tập trung vào các tác phẩm tiêu chuẩn giảng dạy thánh thư theo một cách trình tự. Khi các anh chị em đọc phần này, hãy đánh dấu trong sách hướng dẫn của các anh chị em theo cách mà việc nghiên cứu thánh thư theo trình tự sẽ ban phước cho các anh chị em và học viên của các anh chị em.

Khi giảng dạy các đoạn thánh thư theo trình tự, các anh chị em sẽ giảng dạy nhiều nguyên tắc ở bên trong chỉ một bài học. Mỗi nguyên tắc có thể nhận được một mức độ nhấn mạnh khác nhau.

biểu tượng videoHãy xem video “Giảng Dạy Thánh Thư theo Trình Tự” (4:28), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Video này minh họa vài khái niệm quan trọng để cân nhắc khi hoạch định việc giảng dạy các đoạn thánh thư theo trình tự.

4:32

Điều Gì và Bằng Cách Nào: Cân Bằng Sự Chuẩn Bị của Các Anh Chị Em

Trong khi chuẩn bị bài học, là điều quan trọng để cân bằng các nỗ lực của các anh chị em trong việc quyết định phải giảng dạy điều gì lẫn cách giảng dạy.

Sự Chuẩn Bị Không Cân Bằng

cái cân không cân bằng, Điều Gì
  1. Điều gì

    Khi một giảng viên dành ra quá nhiều thời giờ và nỗ lực để quyết định phải giảng dạy điều gì , thì người ấy sẽ không có đủ thời giờ để cân nhắc cách giúp học viên tham gia vào việc học tập. Thường thường điều này sẽ đưa đến các bài học nhàm chán và tập trung quá nhiều vào giảng viên.

cái cân không cân bằng, Bằng Cách Nào
  1. Bằng cách nào

    Khi một giảng viên dành ra quá nhiều thời gian và nỗ lực để quyết định cách phải giảng dạy, thì các bài học có thể thiếu mục đích và thiếu quyền năng. Trong trường hợp này, học viên có thể nhớ lại phương pháp giảng dạy hơn là những sứ điệp đầy soi dẫn từ thánh thư.

Sự Chuẩn Bị Được Cân Bằng

cái cân được cân bằng

“Khi chuẩn bị một bài học, mỗi giảng viên cần phải quyết định: ‘Tôi sẽ giảng dạy điều gì?’ và ‘Tôi sẽ giảng dạy điều ấy bằng cách nào?’” (Giảng Dạy và Học Tập Phúc Âm, 52). Các anh chị em mới vừa học được về điều gì xảy ra khi việc tập trung vào việc giảng dạy điều gìbằng cách nào không được cân bằng trong việc chuẩn bị của các anh chị em. Bây giờ hãy đọc các phần sau đây và lưu ý đến những đặc điểm của việc chuẩn bị khi điều gìbằng cách nào được cân bằng.

  1. Điều gì

    Việc chuẩn bị điều phải giảng dạy gồm có:

    • Thông hiểu văn cảnh (quá trình, văn hóa, và bối cảnh).

    • Thông hiểu nội dung (cốt truyện, các nhân vật, sự kiện, bài giảng, và những lời giải thích đầy soi dẫn).

    • Nhận ra giáo lý hoặc các nguyên tắc quan trọng.

  2. Bằng cách nào?

    Việc chuẩn bị bằng cách nào phải giảng dạy gồm có việc xác định các phương pháp, phương thức, và sinh hoạt các anh chị em sẽ sử dụng để giúp học viên học hỏi (cuộc thảo luận trong lớp, những câu hỏi, các nguồn dụng cụ thính thị, viết những bài tập, làm việc trong nhóm nhỏ, và vân vân).

Để biết thêm chi tiết, xin xem phần 4.3.2 (“Quyết Định Điều Gì Để Giảng Dạy và Cách Giảng Dạy Điều Đó”) ở trang 58 của sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm .

Mối Quan Tâm của Một Giảng Viên Mới

biểu tượng videoHãy xem video “Thụ Nhận Lời Chúa” (8:54), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, Leah Murray là một người mẹ bận rộn mới được kêu gọi với tư cách là một giảng viên lớp giáo lý. Giống như nhiều giảng viên mới được kêu gọi, chị cảm thấy lo sợ về việc tìm ra thời gian để chuẩn bị các bài học và giảng dạy mỗi ngày. Chị còn tự hỏi phải bắt đầu ở đâu. Khi các anh chị em xem video này, hãy tìm xem người nào chị ấy sẽ tìm đến khi chị ấy cần được giúp đỡ với sự kêu gọi của chị. Ngoài ra, cũng tìm kiếm lời khuyên nào chị ấy đã nhận được về nơi quan trọng nhất để bắt đầu khi chuẩn bị các bài học.

8:54

Quyết Định Phải Giảng Dạy Điều Gì: Bốn Giai Đoạn

Khi các anh chị em chuẩn bị một bài học, hãy tuân theo bốn giai đoạn này để giúp các anh chị em quyết định phải giảng dạy điều gì. Các giai đoạn này được giải thích trong sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm , phần 4.3.3 (“Quyết Định Điều để Giảng Dạy”), ở trang 59-60.

  1. Đắm mình trong thánh thư để thông hiểu văn cảnh và nội dung của các đoạn thánh thư.

  2. Nhận ra và tìm cách thông hiểu giáo lý và các nguyên tắc được tìm thấy trong các đoạn thánh thư.

  3. Quyết định giáo lý và các nguyên tắc nào là quan trọng nhất để học viên học tập và áp dụng.

  4. Quyết định mức độ nhấn mạnh nào phải đưa ra cho mỗi phân đoạn trong các đoạn thánh thư đó.

Sinh hoạt sau đây sẽ tập trung vào bốn giai đoạn về việc quyết định phải giảng dạy điều gì. Đối với mỗi phần trong bốn phần của sinh hoạt, hãy xem đoạn video cho thấy cách hoàn tất mỗi giai đoạn. Sau đó thực hành điều các anh chị em đã học được bằng cách tạo ra những điều ghi chú trong bài học trong khi phác thảo Mô Si A 27.

Sinh Hoạt Chuẩn Bị Bài Học

hai người phụ nữ đang học tại bàn

Giai đoạn 1: Thông Hiểu Văn Cảnh và Nội Dung của Các Đoạn Thánh Thư

Sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm) đưa ra bốn đề nghị để cân nhắc khi tìm cách thông hiểu văn cảnh và nội dung của các đoạn thánh thư:

  • Đắm mình trong các đoạn thánh thư cho đến khi nội dung trở nên rõ ràng và quen thuộc.

  • Hãy lưu ý đến những chỗ ngắt câu tự nhiên trong các đoạn thánh thư đó là nơi có xảy ra một sự thay đổi về đề tài hoặc hành động.

  • Chia các đoạn thánh thư đó ra thành các phân đoạn hay các nhóm câu nhỏ hơn dựa vào những chỗ ngắt câu tự nhiên này. (Xin lưu ý: Các anh chị em sẽ sử dụng những phân đoạn nhỏ hơn này để sắp xếp làm cho bài học được trôi chảy học và ít nhất là chú ý một chút đến tất cả nội dung ở bên trong các đoạn thánh thư).

  • Tóm lược điều đã diễn ra ở bên trong mỗi phân đoạn của các câu.

biểu tượng videoHãy xem video “Chuẩn Bị Bài Học: Các Phân Đoạn của Câu và Những Câu Phát Biểu Tóm Lược” (5:08), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, Chị Wilson cho thấy những giai đoạn này.

5:8

biểu tượng giấy phát tayTạo ra một tài liệu trống tương tự như tài liệu các anh chị em đã thấy trong video, hoặc sử dụng tờ giấy phát tay có tựa đề “Quyết Định Giảng Dạy Điều Gì” mà đã được cung cấp trong phần phụ lục của sách học này. Sau đó nhận ra văn cảnh và nội dung của các đoạn thánh thư bằng cách làm điều sau đây:

  1. Nghiên cứu các đoạn thánh thư (Mô Si A 27) để trở nên quen thuộc với văn cảnh và nội dung.

  2. Hãy lưu ý đến những chỗ ngắt câu tự nhiên trong các đoạn thánh thư đó nơi có xảy ra một sự thay đổi về đề tài hoặc hành động.

  3. Chia các đoạn thánh thư ra thành các phân đoạn hay các nhóm câu nhỏ hơn dựa vào những chỗ ngắt câu tự nhiên này.

  4. Viết trên tài liệu của các anh chị em những câu phát biểu tóm lược mà mô tả điều gì đã xảy ra ở bên trong mỗi phân đoạn của các câu.

giấy phát tay, Quyết Định Phải Giảng Dạy Điều Gì
viết tay lên trên mẫu giấy

Giai Đoạn 2: Nhận Ra và Thông Hiểu Giáo Lý và Các Nguyên Tắc.

Sau khi đã tóm lược các phân đoạn của câu rồi thì các anh chị em sẽ nhận ra giáo lý và các nguyên tắc ở trong mỗi phân đoạn. Sau đó các anh chị em sẽ viết các câu phát biểu rõ ràng và giản dị mà tóm lược giáo lý và các nguyên tắc mà các anh chị em đã nhận ra.

biểu tượng videoHãy xem video “Chuẩn Bị Bài Học: Nhận Ra Giáo Lý và Các Nguyên Tắc” (2:57), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, Chị Wilson cho thấy cách chị ấy nhận ra, tóm lược giáo lý và các nguyên tắc trong các câu phát biểu đơn giản, và viết vào đại cương của bài giảng của mình.

2:57

Trở lại với những ghi chú trong bài học của các anh chị em về Mô Si A 27 và làm điều sau đây:

  1. Nhận ra giáo lý và các nguyên tắc trong mỗi phân đoạn của câu thánh thư.

  2. Hãy viết trên tài liệu của mình mỗi giáo lý hoặc nguyên tắc bằng cách sử dụng những lời phát biểu rõ ràng, giản dị.

viết tay lên trên mẫu giấy

Giai đoạn 3: Quyết Định Giáo Lý và Các Nguyên Tắc Nào Là Quan Trọng Nhất cho Học Viên của Các Anh Chị Em Để Học Hỏi và Áp Dụng

Các đoạn thánh thư thường chứa nhiều tài liệu hơn khả năng có thể được thảo luận trong lớp. Hãy cân nhắc những điểm sau đây khi quyết định giáo lý và các nguyên tắc nào là quan trọng nhất cho học viên của các anh chị em phải học và áp dụng.

  • Những Thúc Giục của Đức Thánh Linh.

  • Chủ ý của tác giả đã được soi dẫn.

  • Biến đổi giáo lý và các nguyên tắc

  • Các nhu cầu và khả năng của học viên của các anh chị em.

biểu tượng videoHãy xem video “Chuẩn Bị Bài Học: Quyết Định Các Nguyên Tắc Nào để Nhấn Mạnh” (5:07), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, Chị Wilson cho thấy cách chị quyết định giáo lý và các nguyên tắc nào là quan trọng nhất cho học viên của chị học và áp dụng.

2:3

Trở lại những ghi chú trong bài học của các anh chị em về Mô Si A 27 và làm điều sau đây:

  1. Quyết định giáo lý và các nguyên tắc nào các anh chị em nhận thấy là quan trọng nhất cho học viên để học và áp dụng. Khi các anh chị em làm như vậy, hãy cân nhắc điều sau đây:

    • Những Thúc Giục của Đức Thánh Linh

    • Chủ ý của tác giả đã được soi dẫn.

    • Áp dụng giáo lý và các nguyên tắc

    • Các nhu cầu và khả năng của học viên của các anh chị em.

  2. Trên tài liệu của các anh chị em, hãy khoanh tròn hoặc đánh dấu bên cạnh giáo lý và các nguyên tắc mà các anh chị em đã quyết định là quan trọng nhất cho học viên của mình để học và áp dụng.

Tay đang chỉ vào mẫu

Giai đoạn 4: Quyết Định Mức Độ Nhấn Mạnh Bao Nhiêu vào Mỗi Phân Đoạn của Các Đoạn Thánh Thư.

Sau khi xác định giáo lý và các nguyên tắc quan trọng nhất cho học viên để học và áp dụng, bước kế tiếp là phải quyết định các phân đoạn nào của các đoạn thánh thư nên được nhấn mạnh nhiều nhất trong bài học. Các phân đoạn có chứa đựng các lẽ thật mà các anh chị em đã nhận ra là quan trọng nhất thường sẽ được nhấn mạnh nhiều nhất.

Để giúp các anh chị em quyết định mức độ nhấn mạnh cho mỗi phân đoạn thánh thư, các anh chị em có thể tự hỏi một số câu hỏi sau đây, mà tương ứng với khuôn mẫu học tập. Trong phân đoạn của câu này, tôi sẽ hoạch định để giúp học sinh của mình:

  • Thông hiểu văn cảnh và nội dung không?

  • Nhận ra giáo lý và các nguyên tắc quan trọng không?

  • Thông hiểu giáo lý và các nguyên tắc không?

  • Cảm nhận lẽ thật và tầm quan trọng của các giáo lý và nguyên tắc đó không?

  • Áp dụng các lẽ thật phúc âm trong cuộc sống của họ không?

biểu tượng videoHãy xem video “Chuẩn Bị Bài Học: Quyết Định Mức Độ Nhấn Mạnh của Mỗi Phân Đoạn của Câu Thánh Thư” (6:57), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, Chị Wilson cho thấy cách chị ấy sử dụng khuôn mẫu học tập để quyết định mức độ nhấn mạnh cho mỗi phân đoạn của câu thánh thư trong các đoạn thánh thư.

6:57

Trở lại những ghi chú của bài học của các anh chị em về Mô Si A 27 và hoàn tất các nhiệm vụ sau đây:

  1. Khi các anh chị em nhìn vào các phân đoạn của câu thánh thư trên tài liệu của mình thì hãy cân nhắc mức độ nào để nhấn mạnh mỗi phân đoạn sẽ nhận được bằng cách tự hỏi những câu hỏi sau đây từ khuôn mẫu học tập. Trong phân đoạn của câu thánh thư này, tôi sẽ hoạch định để giúp học viên của tôi:

    • Thông hiểu văn cảnh và nội dung không?

    • Nhận ra giáo lý và các nguyên tắc quan trọng không?

    • Thông hiểu giáo lý và các nguyên tắc không?

    • Cảm nhận lẽ thật và tầm quan trọng của các giáo lý và nguyên tắc đó không?

    • Áp dụng các lẽ thật trong cuộc sống của họ không?

  2. Viết mức độ nhấn mạnh nào các anh chị em đã chọn cho mỗi phân đoạn trong những ghi chú của bài học của mình.

Tóm Lược và Áp Dụng

Các Nguyên Tắc Cần Ghi Nhớ

  • Trong các khóa học của lớp giáo lý và viện giáo lý mà tập trung vào các tác phẩm tiêu chuẩn, giáo lý và các nguyên tắc nên được giảng dạy theo trình tự của chúng trong thánh thư.

  • Khi chuẩn bị một bài học, việc cân bằng điều phải giảng dạy và cách giảng dạy bảo đảm một kinh nghiệm học tập mạnh mẽ và có mục đích hơn.

  • Khi quyết định phải giảng dạy điều gì:

    1. Đắm mình trong thánh thư để thông hiểu văn cảnh và nội dung của các đoạn thánh thư.

    2. Nhận ra và tìm cách thông hiểu giáo lý và các nguyên tắc được tìm thấy trong các đoạn thánh thư.

    3. Quyết định giáo lý và các nguyên tắc nào là quan trọng nhất để học viên học và áp dụng.

    4. Quyết định mức độ nào phải nhấn mạnh cho mỗi phân đoạn của các đoạn thánh thư.

Anh Cả Richard G. Scott

“Hãy xác định điều gì là ưu tiên cao nhất, tùy theo khả năng và nhu cầu riêng của học viên của các anh chị em. Nếu một nguyên tắc chính yếu được thấu hiểu, tiếp thu và được làm thành một phần của các sách hướng dẫn của học viên suốt đời , thì mục tiêu quan trọng nhất đã được hoàn thành” (Richard G. Scott, “Để Thông Hiểu và Sống theo Lẽ Thật” [buổi họp tối với Anh Cả Richard G. Scott, ngày 4 tháng Hai năm 2005], 2–3, si.lds.org).

“Rồi Sao Nữa?”

Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽ làm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.