Kinh Nghiệm Học Tập 4
Khuyến Khích Thiết Lập một Môi Trường Yêu Thương, Tôn Trọng và Có Mục Đích
Khái Quát
Kinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:
-
Hiểu được ảnh hưởng của tình yêu thương giống như Đấng Ky Tô
-
Khuyến khích thiết lập một môi trường yêu thương và tôn trọng.
-
Thiết lập một ý thức về mục đích trong lớp học.
Các Khái Niệm Chính Yếu
“Khi các giảng viên và học viên yêu thương và kính trọng Chúa, yêu mến lẫn nhau và lời của Thượng Đế thì việc học tập sẽ được gia tăng. Một ý thức chia sẻ về mục đích tập trung các nỗ lực và kỳ vọng và mang đến sự hướng dẫn cho kinh nghiệm lớp học” (Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm: Sách Hướng Dẫn dành cho Các Giảng Viên và Các Vị Lãnh Đạo trong Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo [2012], 13).
Tình Yêu Thương Giống Như Đấng Ky Tô: Một Ảnh Hưởng Lâu Dài
Cuộc sống của chúng ta được làm cho phong phú và trọn vẹn hơn nhờ vào ảnh hưởng của mỗi người giống như Đấng Ky Tô. Khi suy ngẫm về cuộc sống của mình, mỗi người chúng ta đều có thể nhận ra các hành vi nhân từ của việc chăm sóc những người đã ảnh hưởng lâu dài đến chúng ta.
Hãy nghĩ về một giảng viên, vị lãnh đạo, hoặc người khác đã cho thấy tình yêu thương giống như Đấng Ky Tô và tạo ra một sự khác biệt trong cuộc sống của các anh chị em. Người ấy giúp các anh chị em cảm thấy như thế nào, và tại sao? Hãy ghi lại những sự hiểu biết sâu sắc và các ấn tượng của các anh chị em trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc trong một chỗ khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của các anh chị em.
Cũng như người mà các anh chị em nghĩ tới đã có ảnh hưởng tích cực đối với các anh chị em, với tư cách là giảng viên lớp giáo lý và viện giáo lý, chúng ta có thể tạo ra một sự khác biệt trong cuộc sống của các học viên của mình. Chúng ta làm điều này bằng cách khuyến khích thiết lập một môi trường yêu thương giống như Đấng Ky Tô và sự tôn trọng trong lớp học.
Khuyến Khích Thiết Lập một Môi Trường Yêu Thương và Tôn Trọng: Tại Sao và Bằng Cách Nào
Các video sau đây minh họa nhiều nguyên tắc và cách thực hành được nhận ra trong mục 2.2.1 (“Love and Respect”) của sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm. Xem các video này và suy ngẫm về những câu trả lời của các anh chị em cho những câu hỏi kèm theo những phần mô tả dưới đây trong video.
Xem video “Teach with Charity” (1:44), có sẵn trên mạng LDS.org. Trong video này, Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Mười Hai Vị Sứ Đồ nói rằng điều thiết yếu là các giảng viên cần phải được tràn đầy tình yêu thương thanh khiết của Đấng Ky Tô. Trong khi các anh chị em xem, hãy tìm kiếm cách mà Chúa đã cho thấy tình yêu thương dành cho những người Ngài đã giảng dạy.
Sau khi các anh chị em đã xem video, hãy viết trong nhật ký ghi chép việc học tập của mình những câu trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi sau đây:
-
Bằng cách nào Đấng Cứu Rỗi đã biểu lộ tình yêu thương của Ngài dành cho những người Ngài giảng dạy?
-
Bằng cách nào tôi có thể cho thấy tình yêu thương và lòng tôn trọng đối với những người tôi giảng dạy?
Hãy xem video “Lớp Học của Chị Egan” (2:17), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, Chị Egan, người đã được kêu gọi với tư cách là giảng viên lớp giáo lý, cho thấy cách khuyến khích thiết lập một môi trường yêu thương, tôn trọng, và có mục đích. Hãy xem cách chị ấy và học viên của chị chăm sóc cho nhau và tạo ra một môi trường như vậy.
Sau khi các anh chị em đã xem video, hãy viết trong nhật ký ghi chép việc học tập của mình những câu trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi sau đây:
-
Chị Egan và học viên của chị đã làm gì để khuyến khích thiết lập một môi trường yêu thương và tôn trọng?
-
Tôi có thể làm gì để khuyến khích thiết lập một môi trường học hỏi đầy yêu thương và tôn trọng trong lớp học của mình?
Giao Tiếp với Tất Cả Các Học Viên
Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:
“Nếu [các học viên] không đáp ứng, thì có lẽ các anh chị em không thể giảng dạy cho họ được, nhưng các anh chị em vẫn có thể yêu thương họ. Và nếu các anh chị em yêu thương họ ngày hôm nay thì có lẽ các anh chị em có thể giảng dạy cho họ ngày mai.” (“Teaching and Learning in the Church,” Ensign, tháng Sáu năm 2007, 102).
Học viên có thể vật lộn với những thử thách khác nhau: sự căng thẳng trong gia đình, bệnh tật, không có đủ năng lực học tập, bị khuyết tật, và vân vân. Hãy nhạy cảm đối với hoàn cảnh và nhu cầu cá nhân của họ. Không phải tất cả các học viên sẽ đáp ứng ngay cho nỗ lực của các anh chị em để khuyến khích thiết lập một môi trường yêu thương và tôn trọng. Video sau đây cho thấy cách giảng viên có thể tìm tới để ảnh hưởng đến các học viên là những người đôi khi có thể không đáp ứng nhiệt tình trong lớp học.
Xem video “Tìm Đến với Cá Nhân” (1:28), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Khi các anh chị em xem video này, hãy tìm kiếm cách mà tình yêu thương và lòng nhân từ giống như Đấng Ky Tô của một giảng viên đã đưa đến sự thay đổi trong lòng của một học viên.
Nuôi Dưỡng một Ý Thức về Mục Đích.
“Một ý thức về mục đích được giảng viên và học viên chia sẻ có thể làm gia tăng đức tin cùng giúp hướng dẫn và mang đến những điều có ý nghĩa cho kinh nghiệm của lớp học. Các học viên cần phải hiểu rằng họ đang tham dự lớp học để tiến đến việc biết được Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, và tiến triển tới cuộc sống vĩnh cửu qua việc học thánh thư và lời của các vị tiên tri” (Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm, 15).
Trong lớp học, việc giảng viên nuôi dưỡng một ý thức về mục đích cũng quan trọng như họ khuyến khích thiết lập một môi trường yêu thương và tôn trọng.
Những Thực Hành Mà Giúp Nuôi Dưỡng một Ý Thức về Mục Đích
Hãy xem video “A Sense of Purpose” (8:32), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, một vài giảng viên và học viên chia sẻ những cách thực hành mà giúp nuôi dưỡng một ý thức về mục đích trong lớp học của họ. Khi các anh chị em xem video này, hãy tìm cách để nuôi dưỡng một ý thức về mục đích trong lớp học của mình.
Những Câu Hỏi để Giúp Giảng Viên Khuyến Khích Thiết Lập một Môi Trường Yêu Thương, Tôn Trọng, và Có Mục Đích
Việc thỉnh thoảng suy ngẫm những câu hỏi sau đây khi các anh chị em giảng dạy học viên của mình sẽ giúp các anh chị em khuyến khích thiết lập một môi trường yêu thương, tôn trọng, và có mục đích:
-
Học viên của tôi có biết rằng tôi yêu thương họ không?
-
Khi thấy khó để tỏ lòng chăm sóc, tôi có cầu nguyện để lòng được tràn đầy bác ái, tình yêu thương thanh khiết của Đấng Ky Tô (xin xem Mô Rô Ni 7:47–48) không?
-
Bằng những cách nào mà những lời giảng dạy và tấm gương của Đấng Cứu Rỗi ảnh hưởng đến cách tôi giao tiếp với học viên của tôi và cách họ giao tiếp với nhau?
-
Tôi phải có những hành động đơn giản nào để thường xuyên phục vụ, ban phước và cầu nguyện cho học viên của mình?
-
Học viên của tôi có hiểu rằng mục đích của lớp học của chúng tôi là nhằm làm tròn Mục Tiêu của Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo---để giúp họ hiểu và trông cậy vào những lời giảng dạy và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô không?
-
Các sinh hoạt học tập mà tôi chọn có giúp làm tròn mục đích của chúng tôi và không làm chúng tôi xao lãng việc đạt được Mục Tiêu của Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo không?
-
Tôi có dành thời gian ra để nghiên cứu và hiểu các nhóm câu thánh thư và để thấy Đấng Cứu Rỗi là trọng tâm của bài học như thế nào không?
-
Tôi có sẵn sàng để đưa ra sự tập trung thích hợp cho học viên của tôi từ giây phút họ đến cho đến lúc họ rời lớp học không?
-
Tôi thường xuyên huấn luyện và mời học viên của tôi làm tròn vai trò của họ bằng những cách nào trong việc học hỏi về phần thuộc linh?
Tóm Lược và Áp Dụng
Các Nguyên Tắc Cần Nhớ
-
Khi các anh chị em và học viên của mình yêu thương và kính trọng Chúa, yêu mến lẫn nhau và tôn trọng lẫn nhau và lời của Thượng Đế thì việc học tập được gia tăng.
-
Các anh chị em có thể phát triển tình yêu thương thật sự đối với học viên của mình bằng cách tìm kiếm ân tứ về lòng bác ái qua lời cầu nguyện chân thành, như đã được tiên tri Mặc Môn chỉ dẫn (xin xem Mô Rô Ni 7:47–48).
-
Một ý thức về mục đích được các anh chị em và học viên chia sẻ có thể làm gia tăng đức tin cùng giúp hướng dẫn và mang đến ý nghĩa cho kinh nghiệm của lớp học.
-
Một ý thức về mục đích có thể được nuôi dưỡng khi các anh chị em và học viên của mình hiểu rằng họ đang tham dự lớp học để tiến đến việc biết được Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, và tiến triển tới cuộc sống vĩnh cửu qua việc học thánh thư và lời của các vị tiên tri.
“Hãy nghĩ về tình thương yêu thanh khiết, mãnh liệt nhất mà các anh chị em có thể tưởng tượng được. Rồi hãy nhân tình thương yêu đó với số lượng vô hạn--- đó là thước đo tình thương yêu của Thượng Đế dành cho các anh chị em” (Dieter F. Uchtdorf, “Tình Thương Yêu của Thượng Đế,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2009, 22).
“Rồi sao nữa?”
Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽ làm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.