Những Giúp Đỡ Bổ Sung cho Sự Phát Triển của Giảng Viên
Kinh Nghiệm Học Tập 2: Mục Tiêu của Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo


Kinh Nghiệm Học Tập 2

Mục Tiêu của Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo

Khái Quát

Kinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:

  • Hiểu Mục Tiêu của Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo

  • Hiểu mục đích của các anh chị em với tư cách là giảng viên

  • Giúp học viên trở nên thực sự được cải đạo

Các Khái Niệm Chính Yếu

Hiểu Mục Đích của Các Anh Chị Em

Để tập trung các nỗ lực của chúng ta trong việc phụ giúp trong công việc của Chúa, giảng viên trong Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý đã được đưa cho một mục đích rõ ràng. Mục đích này được gọi là Mục Tiêu của Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo. Điều quan trọng là các anh chị em phải phát triển một sự hiểu biết sâu sắc về mục đích này và cách nó có thể hướng dẫn công việc hàng ngày của các anh chị em với tư cách là một giảng viên.

Mục Tiêu của Chúng Ta Là Gì?

“Mục đích của chúng tôi là nhằm giúp giới trẻ và những người thành niên trẻ tuổi hiểu cùng trông cậy vào những điều giảng dạy và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, xứng đáng với các phước lành của đền thờ, cũng như chuẩn bị cho mình, gia đình mình và những người khác để nhận được cuộc sống vĩnh cửu với Cha Thiên Thượng” (Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm: Sách Hướng Dẫn dành cho Các Giảng Viên và Các Vị Lãnh Đạo trong Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo [2012], x).

biểu tượng videoHãy xem video “Mục Đích của Chúng Ta” (1:32), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, vài giảng viên đọc thuộc lòng mục đích của Lớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo.

NaN:NaN

biểu tượng chia sẻSau khi các anh chị em xem video, hãy ghi lại những hiểu biết sâu sắc và các ấn tượng của các anh chị em trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc một chỗ khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện tại chức hoặc nhóm của các anh chị em.

Ghi Sâu Phúc Âm vào Tâm Hồn của Học Viên

Trong chương trình phát sóng 100 năm lớp giáo lý vào năm 2012, Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã chia sẻ một số ấn tượng về nguồn gốc và mục đích của lớp giáo lý.

biểu tượng videoHãy xem video “Nền Tảng Đức Tin: Lễ Kỷ Niệm 100 Năm Lớp Giáo Lý” (7:36), trích từ bài nói chuyện của Chủ Tịch Eyring, có sẵn trên LDS.org. Khi xem video, hãy tìm kiếm bằng chứng về cách lớp giáo lý đang giúp phúc âm ghi sâu vào tâm hồn của học viên.

NaN:NaN

biểu tượng chia sẻSau khi các anh chị em xem video, hãy ghi lại những hiểu biết sâu sắc và các ấn tượng của các anh chị em trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc một nơi khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của các anh chị em.

Sinh Hoạt trong Sách Hướng Dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm

bìa sách hướng dẫn

Đọc mục 1.1 (“Mục Đích của Chúng Ta”) ở trang 1–2 của sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm. Gạch dưới các từ và cụm từ mà giúp các anh chị em hiểu được mục đích của mình với tư cách là một giảng viên trong Lớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo.

biểu tượng chia sẻSau khi các anh chị em đã đọc xong, hãy ghi lại những hiểu biết sâu sắc và các ấn tượng của mình trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc một nơi khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của mình.

Tóm Lược và Áp Dụng

Các Nguyên Tắc Cần Nhớ

  • Một sự hiểu biết rõ ràng về Mục Tiêu của Lớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo sẽ hướng dẫn chúng ta trong công việc hàng ngày của mình với tư cách là giảng viên.

  • Việc giảng dạy hiệu quả có thể giúp phúc âm ghi sâu vào tâm hồn của học viên.

  • Mục đích của chúng ta phải là giúp học viên của mình có được kinh nghiệm cải đạo thật sự theo phúc âm.

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf

“Khi chúng ta dạy cho những người trẻ tuổi của chúng ta biết yêu mến Đấng Cứu Rỗi Giê Su Ky Tô, họ sẽ trở thành các môn đồ chân chính của Đức Thầy. Tiến trình này sẽ chuẩn bị cho họ trở thành …những người lãnh đạo của các gia đình vĩnh cửu. Đền thờ sẽ trở thành một phần tự nhiên và quan trọng của cuộc sống của họ. (Dieter F. Uchtdorf, “A Teacher of God’s Children” [một buổi họp tối với Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, ngày 28 tháng Giêng năm 2011], 5, si.lds.org).

“Rồi Sao Nữa?”

Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽ làm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.