Lớp Giáo Lý
Thông Thạo Giáo Lý: Lu Ca 24:36–39


Thông Thạo Giáo Lý: Lu Ca 24:36–39

“Thần Thì Không Có Thịt Xương, Mà Các Ngươi Thấy Ta Có”

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô phục sinh (mặc áo choàng trắng) đứng ở lối vào Ngôi Mộ Vườn. Đấng Ky Tô được miêu tả đang nhìn về phía các tầng trời.

Khi nghiên cứu Lu Ca 24:1–9, 36–48, em đã học về Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi. Sử dụng đoạn thông thạo giáo lý Lu Ca 24:36–39, bài học này sẽ giúp em gia tăng khả năng thông thạo giáo lý về sự phục sinh bằng cách học thuộc lòng phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt, giải thích giáo lý và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh trong tình huống thực tế.

Học thuộc lòng và giải thích

Hãy nhớ lại rằng sau khi Đấng Cứu Rỗi chịu đau khổ ở Vườn Ghết Sê Ma Nê và chết trên thập tự giá, xác của Ngài đã được hạ xuống và đặt trong một ngôi mộ. Ba ngày sau, Chúa Giê Su Ky Tô đã được phục sinh. Đọc đoạn thông thạo giáo lý Lu Ca 24:36–39 và gạch dưới những từ hoặc cụm từ quan trọng mà Đấng Cứu Rỗi đã dạy cho các môn đồ của Ngài sau khi Ngài phục sinh.

Hãy tưởng tượng là em được yêu cầu trả lời lời nhắc sau đây cho phần “Hỏi và Đáp” trong tạp chí Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ. Cân nhắc những điều em có thể chia sẻ chỉ trong 2–3 câu.

  • Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô đặc biệt đến thế nào?

1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Em có thể trả lời gợi ý này như thế nào trong hai đến ba câu?

  • Tại sao Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi lại quan trọng đối với em?

Để tập học thuộc lòng phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt này, hãy chia một trang trong nhật ký ghi chép việc học tập của em thành bốn phần. Viết phần tham khảo và một trong các cụm từ (như hình dưới đây) vào mỗi phần. Hãy cân nhắc vẽ một bức tranh hoặc biểu tượng tương ứng đơn giản để tượng trưng cho từng phần trong bốn phần của phần tham khảo thánh thư và cụm từ then chốt. Tập đọc lại từng phần này cho đến khi em có thể đọc thuộc lòng cả đoạn mà không cần nhìn. Lu Ca 24:36–39 Thần thì không có thịt xương, mà các ngươi thấy ta có

Thực hành cách áp dụng

Ôn lại ngắn gọn các đoạn 5–12 của phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022). Một cách để làm điều này có thể là xem liệu em có thể liệt kê thuộc lòng cả ba nguyên tắc này hay không. Sau đó, trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy ghi lại cách em đã sử dụng hoặc có thể sử dụng những nguyên tắc này trong cuộc sống của mình.

Bây giờ, hãy thực hành sử dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh và giáo lý được dạy trong Lu Ca 24:36–39 bằng cách đọc tình huống sau đây và trả lời các câu hỏi tiếp theo.

Một trong những người bạn thân của em, Jinyoon, đã đồng ý tham gia các buổi học truyền giáo tại nhà của em. Jinyoon và gia đình của cậu ấy gần đây đã chuyển đến thị trấn của em và cậu ấy không có hiểu biết hoặc kiến thức gì về Chúa Giê Su Ky Tô. Khi được dạy về kế hoạch cứu rỗi và vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô, Jinyoon có vẻ khó chịu nhưng không nói gì. Sau đó, sau khi những người truyền giáo ra về, cậu ấy chia sẻ với em rằng cậu ấy không tin vào khái niệm về sự phục sinh và cuộc sống sau khi chết.

2. Trả lời ba câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em. Nếu em cần trợ giúp để áp dụng từng nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh, hãy cân nhắc suy ngẫm về các câu hỏi được liệt kê trong tiêu đề bên dưới.

  • Em có thể làm gì hoặc nói gì để giúp Jinyoon hiểu được mong muốn của em để giúp đỡ cậu ấy?

  • Em có thể đặt những câu hỏi nào để hiểu rõ hơn về những điều Jinyoon tin tưởng hoặc nguồn gốc của sự tin tưởng?

  • Làm cách nào em có thể sử dụng từng nguyên tắc trong ba nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh để giúp Jinyoon?

Hành động với đức tin

  • Làm thế nào em có thể hành động với đức tin trong tình huống này?

  • Em có thể chia sẻ điều gì với Jinyoon về hành động với đức tin? Tại sao đây là một bước quan trọng trong việc tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi của cậu ấy?

Xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu

  • Em có thể đặt ra những câu hỏi nào hoặc làm chứng về những lẽ thật vĩnh cửu nào cho Jinyoon khi cố gắng giúp cậu ấy nhìn nhận mối bận tâm của mình với một quan điểm vĩnh cửu?

  • Làm thế nào mà việc này có thể giúp Jinyoon bắt đầu hiểu mối bận tâm đó từ một quan điểm vĩnh cửu?

  • Điều gì đã giúp em hiểu về Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi và vai trò của Sự Phục Sinh trong kế hoạch cứu rỗi?

Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện đã được Chúa quy định

  • Em có thể sử dụng những câu thánh thư cụ thể nào từ Lu Ca 24 khi trả lời Jinyoon? Em có thể xem lại những nguồn tài liệu bổ sung nào trước khi trả lời? (Một số tài liệu em đã học trong bài trước về Lu Ca 24 có thể giúp ích.)

  • Em sẽ giới thiệu Jinyoon đến nguồn tài liệu nào khác nếu cậu ấy muốn tự mình tìm hiểu thêm?

In