Lớp Giáo Lý
Giăng 21:1–17


Giăng 21:1–17

“Hãy Chăn Chiên Ta”

The resurrected Jesus Christ with His arms around the shoulder of the apostle Peter. Christ points to a large number of fish lying on the beach as He speaks to Peter. Two other men and a ship sit on the beach in thebackground.

Chúa phục sinh đã hiện đến cùng các môn đồ của Ngài khi họ đang đánh cá trên biển Ti Bê Ri Át (Ga Li Lê). Trên bờ biển, Chúa Giê Su dùng bữa với họ và mời Phi E Rơ cho thấy tình yêu thương của ông dành cho Ngài bằng cách chăn chiên của Ngài. Bài học này có thể giúp em bày tỏ tình yêu thương của mình dành cho Đấng Cứu Rỗi khi em cố gắng phục sự những người khác như Ngài đã làm.

“Ngươi yêu ta hơn những kẻ nầy chăng?” ( Giăng 21:15)

Trên một tờ giấy hoặc trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy liệt kê một số việc em đã làm ngày hôm qua từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ.

Tiếp theo, gạch bỏ bất kỳ việc gì trong bản liệt kê mà chỉ tập trung vào em và những nhu cầu của em. Hãy khoanh tròn bất kỳ sinh hoạt nào tập trung vào việc giúp đỡ những người khác. Dành một phút để suy ngẫm về cách em sử dụng thời gian và những thay đổi em có thể thực hiện để có thêm thời gian giúp đỡ những người khác. Khi em học Giăng 21 , hãy suy ngẫm về cách em có thể phục sự những người khác như cách Đấng Cứu Rỗi đã làm.

Giăng 21 ghi lại câu chuyện của Phi E Rơ và sáu môn đồ khác đi đánh cá trên biển Ti Bê Ri Át (Ga Li Lê) sau khi Chúa Giê Su Phục Sinh. Hãy đọc Giăng 21:1–13 và tìm kiếm cách Đấng Cứu Rỗi đã phục sự các môn đồ của Ngài.

  • Chúa Giê Su đã làm gì để cho thấy tình yêu thương và sự quan tâm của Ngài dành cho các môn đồ?

Đọc Giăng 21:15–17 , tìm kiếm những điều Chúa đã hỏi Phi E Rơ.

Writing on a piece of paper with a pen or pencil. 1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Khi Chúa Giê Su hỏi Phi E Rơ: “Ngươi yêu ta hơn những kẻ nầy chăng?”, em nghĩ từ những kẻ nầy muốn nói đến những điều gì?

  • Chúng ta có thể học được những lẽ thật nào từ những yêu cầu của Đấng Cứu Rỗi trong Giăng 21:15–17?

  • Em nghĩ Chúa có ý gì khi Ngài yêu cầu Phi E Rơ chăn chiên con và chiên của Ngài?

Christ gives water to a thirsty lamb.

Hãy đọc lại Giăng 21:15–17 và thay tên của em vào tên của Si Môn Phi E Rơ.

Writing on a piece of paper with a pen or pencil. 2. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Nếu Chúa Giê Su hỏi em những câu giống như Ngài đã hỏi Phi E Rơ, thì em nghĩ cụm từ “những kẻ nầy” của Ngài nói đến điều gì trong cuộc sống của em?

  • Lý do nào khiến em yêu thương Chúa Giê Su hơn bất cứ điều gì khác?

Chăn chiên của Chúa

  • Có một số cách nào khác để chăn chiên của Chúa và phục sự những người khác?

Khi em tiếp tục học, hãy suy ngẫm xem Đấng Cứu Rỗi muốn em phục sự ai. Xem video “Hãy Chăn Chiên Ta” của Anh Cả Ulisses Soares thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ từ mã thời gian 1:55 đến 2:26 (trên trang ChurchofJesusChrist.org) hoặc đọc lời phát biểu của ông bên dưới.

Christ gives water to a thirsty lamb.

Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?

Làm cách nào chúng ta có thể thực sự cho Chúa thấy rằng chúng ta yêu thương Ngài?

Vị tiên tri trong Sách Mặc Môn, Vua Bên Gia Min đã dạy rằng khi chúng ta phục vụ lẫn nhau, chúng ta đang thực sự phục vụ Thượng Đế (xin xem Mô Si A 2:17). Chủ Tịch Thomas S. Monson (1927–2018) đã tuyên bố:

Official portrait of President Thomas S. Monson, 2008.

Thật ra, anh chị em không bao giờ có thể thực sự yêu mến Chúa cho đến khi nào anh chị em phục vụ Ngài qua việc phục vụ dân Ngài.

(Thomas S. Monson, “Great Expectations” [Brigham Young University devotional, ngày 11 tháng Một năm 2009], trang 6, speeches.byu.edu)

Giăng 21:15–17 . Ý nghĩa của lời chỉ dẫn lặp đi lặp lại của Đấng Cứu Rỗi để chăn các chiên con và chiên của Ngài là gì?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã chia sẻ những sự hiểu biết sâu sắc này từ đoạn thánh thư Giăng 21 bằng tiếng Hy Lạp cổ:

Official portrait of President Thomas S. Monson, 2008.

Trong [ Giăng 21:15 ], từ chăn xuất phát từ thuật ngữ Hy Lạp bosko, có nghĩa là “nuôi dưỡng hoặc cho ăn cỏ.” Từ chiên con xuất phát từ một thuật ngữ với nghĩa được giảm nhẹ arnion, tức là “chiên còn nhỏ.” …

Trong [ Giăng 21:16 ], từ chăn xuất phát từ một thuật ngữ khác poimaino, có nghĩa là “chăn dắt, giữ gìn, hoặc chăm sóc.” Từ chiên xuất phát từ thuật ngữ probaton, tức là “chiên đã lớn.” …

Trong [ Giăng 21:17 ], từ chăn một lần nữa xuất phát từ bosko trong tiếng Hy Lạp, ý nói đến việc nuôi dưỡng. Từ chiên một lần nữa xuất phát từ thuật ngữ Hy Lạp probaton, ý nói đến các con chiên đã lớn.

Ba câu thánh thư này, dường như rất giống nhau trong tiếng Anh, thật sự chứa đựng ba sứ điệp khác biệt nhau trong tiếng Hy Lạp:

  • Những chiên con cần được nuôi dưỡng để lớn lên;

  • Chiên cần được chăm sóc;

  • Chiên cần được nuôi dưỡng.

(Russell M. Nelson, “Shepherds, Lambs, and Home Teachers”, Ensign, tháng Tám năm 1994, trang 16)

Làm cách nào tôi có thể chăn chiên của Ngài?

Có vô số cách để tiếp cận và phục sự những người khác bằng tình yêu thương và lòng tử tế. Ví dụ, Chị Michelle D. Craig, Đệ Nhất Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nữ, đã cầu nguyện để biết mình có thể làm gì hơn nữa để giúp đỡ con cái của Thượng Đế. Trước đó, bà đã nhận được lời nhắc không được nhìn vào điện thoại của mình khi xếp hàng chờ đợi. Hãy đọc câu chuyện bên dưới.

6:30

Pray for Eyes to See as He Sees

Michelle D. Craig of the Young Women General Presidency shares how to see things more deeply, as Jesus Christ does. “Pray for eyes to see,” she counsels. “His grace will increase our capacity.”

Sister Michelle D. Craig, first counselor, Young Women general presidency. Official Portrait as of October 2018.

Sáng hôm sau, tôi thấy mình đang phải chờ đợi trong một hàng dài tại một cửa hiệu. Tôi rút điện thoại ra và rồi nhớ đến ấn tượng mà tôi đã nhận được. Tôi cất điện thoại đi và nhìn xung quanh. Tôi thấy một ông lão xếp hàng phía trước tôi. Trong xe đẩy hàng của ông chẳng có gì ngoài một vài hộp thức ăn cho mèo. Tôi cảm thấy một chút kỳ cục, nhưng vẫn nói ra được một điều gì đó thật khéo léo: “Tôi có thể thấy được là bác có một con mèo nhỉ?” Ông lão nói rằng một cơn bão sắp đến, và ông không muốn bị kẹt trong bão mà không có thức ăn cho mèo. Chúng tôi chỉ trò chuyện vài câu, và rồi ông lão quay sang tôi và nói rằng: “Cô biết không, tôi chưa từng kể cho ai biết, nhưng hôm nay là sinh nhật của tôi đấy.” Tôi cảm thấy mủi lòng. Tôi chúc ông sinh nhật vui vẻ và dâng một lời cầu nguyện thầm để biết ơn vì tôi đã không sử dụng điện thoại và không bỏ lỡ một cơ hội để thật sự nhận thấy và kết nối với một người đang cần điều đó.

(Michelle D. Craig, “Mắt để Nhận Thấy”, Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 16)