Lớp Giáo Lý
Ê Phê Sô 1


Ê Phê Sô 1

“Hội Hiệp Muôn Vật Lại trong Đấng Ky Tô”

Joseph Smith, Jr. đang quỳ xuống cầu nguyện trong Khu Rừng Thiêng Liêng trong suốt Khải Tượng Thứ Nhất. Có những luồng ánh sáng chiếu xuống Joseph.

Em đã bao giờ nghĩ cuộc sống của mình sẽ ra sao nếu không có Giáo Hội phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô không? Trong một phần của bức thư gửi người Ê Phê Sô, Phao Lô dạy rằng Sự Phục Hồi phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô sẽ xảy ra trước Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi. Bài học này nhằm giúp em nhận ra các phước lành có được bởi vì Chúa Giê Su Ky Tô đã phục hồi phúc âm của Ngài trên thế gian trong những ngày sau cùng.

Củng cố những người mới cải đạo

Hãy tưởng tượng rằng em có một người bạn vừa mới gia nhập Giáo Hội.

  • Em có thể có những suy nghĩ và nỗi lo lắng nào dành cho họ?

  • Em có thể làm gì để giúp bạn mình gia tăng sự hiểu biết về phúc âm và luôn trung tín với các giao ước của họ?

Trong bức thư gửi cho người Ê Phê Sô, Sứ Đồ Phao Lô đã nói đến Các Thánh Hữu ở Ê Phê Sô và các vùng lân cận. Mục tiêu của ông là củng cố những người đã là tín hữu của Giáo Hội và giúp những người mới cải đạo phát triển sự hiểu biết thuộc linh và luôn trung tín với các giao ước của họ. Một số giáo lý mà ông dạy trong bức thư này bao gồm tiền sắc phong (xin xem Ê Phê Sô 1:4–6); quyền năng gắn bó của Đức Thánh Linh (xin xem Ê Phê Sô 1:13–14); tầm quan trọng của các vị tiên tri và sứ đồ (xin xem Ê Phê Sô 2:19–22); ý tưởng về một Giáo Hội chân chính và hiệp nhất (xin xem Ê Phê Sô 4:1–7); và các chức phẩm, chức vụ kêu gọi và chức năng khác nhau trong tổ chức của Giáo Hội (xin xem Ê Phê Sô 4:11–14).

Một giáo lý khác mà Phao Lô đã dạy để củng cố các tín hữu ở thời của ông là về Sự Phục Hồi của phúc âm trong những ngày sau.

  • Em nghĩ tại sao việc học về Sự Phục Hồi phúc âm vào ngày sau sẽ giúp củng cố Các Thánh Hữu ở thời của Phao Lô?

Trong khi em học bài học này về những điều Phao Lô và những người khác đã dạy về Sự Phục Hồi, hãy nghĩ về cách giáo lý này có thể củng cố đức tin của em nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Gian kỳ của thời kỳ trọn vẹn

Gian kỳ là một thời kỳ mà Chúa mặc khải các lẽ thật của Ngài, thẩm quyền chức tư tế, và các giáo lễ cho con người trên thế gian. Đã có nhiều gian kỳ phúc âm trong suốt lịch sử của thế gian.

Trong bức thư của Phao Lô gửi cho người Ê Phê Sô, Phao Lô đã tiên tri về một gian kỳ cụ thể. Hãy đọc Ê Phê Sô 1:10, tìm gian kỳ cụ thể đã được Phao Lô tiên tri và những sự kiện sẽ xảy ra trong thời gian này.

Biểu tượng Thông Thạo Giáo Lý (màu xanh dương). Hình ảnh một cuốn sách đang mở. Ê Phê Sô 1:10 là một đoạn thông thạo giáo lý. Hãy cân nhắc đánh dấu các đoạn thông thạo giáo lý theo một cách đặc biệt để em có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó.

  • Phao Lô đề cập đến thời gian nào trong tương lai trong Ê Phê Sô 1:10?

  • Phao Lô đã tiên tri điều gì sẽ xảy ra trong “gian kỳ của thời kỳ trọn vẹn”?

Sống trong thời kỳ trọn vẹn

Trong các gian kỳ trước, Chúa đã mặc khải cho các vị tiên tri của Ngài nhiều lẽ thật, thánh thư, giao ước và quyền năng. Một lẽ thật mà chúng ta học được từ Ê Phê Sô 1:10trong gian kỳ của thời kỳ trọn vẹn, tất cả mọi điều từ các gian kỳ trước đây sẽ được phục hồi.

Hãy tưởng tượng rằng mỗi con sông trong hình minh họa sau đây tượng trưng cho một gian kỳ phúc âm.

Hình vẽ các con sông chảy vào một hồ nước.
  • Gian kỳ của thời kỳ trọn vẹn có thể được so sánh như thế nào với một vùng nước có những con sông chảy vào?

Anh Cả B. H. Roberts (1857–1933) thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã làm chứng về những điều sẽ xảy ra như một phần của gian kỳ của thời kỳ trọn vẹn.

Bức ảnh lịch sử đen trắng của B. H. Roberts.

Đây là gian kỳ của thời kỳ trọn vẹn, và chúng ta thấy tất cả những gian kỳ trước đây hội tụ ở đó, như những dòng sông hùng vĩ đổ vào đại dương, đưa chúng ta tiếp xúc với chúng, đưa chúng tiếp xúc với chúng ta; và chúng ta thấy rằng ngay từ đầu, Thượng Đế đã có một mục đích lớn lao, đó là sự cứu rỗi con cái của Ngài. Và bây giờ đã đến ngày cuối cùng, gian kỳ cuối cùng, khi lẽ thật, sự sáng và sự công bình phải đầy dẫy thế gian.

(B. H. Roberts, trong Conference Report, tháng Mười năm 1904, trang 73)

  • Những lẽ thật, thánh thư, giao ước và quyền năng nào từ các gian kỳ trước đã được phục hồi hoặc ra đời trong gian kỳ của thời kỳ trọn vẹn?

Bản tuyên ngôn về Sự Phục Hồi

Trong đại hội trung ương lịch sử vào tháng Tư năm 2020 mà kỷ niệm 200 năm ngày bắt đầu Sự Phục Hồi phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô vào những ngày sau, Chủ Tịch Russell M. Nelson đã giới thiệu “Sự Phục Hồi Phúc Âm Trọn Vẹn của Chúa Giê Su Ky Tô: Bản Tuyên Ngôn Kỷ Niệm Hai Trăm Năm cùng Thế Giới” (ChurchofJesusChrist.org). Hãy dành vài phút để đọc bản tuyên ngôn này, suy ngẫm về những cách mà cuộc sống của em đã được ban phước nhờ phúc âm phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Những phần nào trong bản tuyên ngôn về Sụ Phục Hồi nổi bật đối với em?

  • Em có thể chia sẻ điều gì với một tín hữu của Giáo Hội đang không chắc liệu họ có tin vào Sự Phục Hồi hay không hoặc những người không cảm thấy điều đó quan trọng đối với họ?

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm tất cả những cách thức mà Chúa Giê Su Ky Tô đã ban phước cho cuộc sống của em qua phúc âm phục hồi của Ngài.

1:6

President Nelson – What Does the Restoration Mean for You?

What does it mean for you that the gospel of Jesus Christ has been restored to the earth?

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Em đặc biệt biết ơn những khía cạnh cụ thể nào của Sự Phục Hồi? Những khía cạnh đó đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của em?

  • Em cảm thấy Chúa muốn em làm gì để tham gia vào Sự Phục Hồi đang diễn ra của Ngài để giúp quy tụ những người khác đến cùng Ngài?

Tùy Chọn: Muốn Tìm Hiểu Thêm?

Tại sao công việc của Sự Phục Hồi lại quan trọng đến vậy?

Tiên Tri Joseph Smith (1805–1844) đã dạy:

Ảnh chân dung chính diện, chụp nửa người của Tiên Tri Joseph Smith, Jr. Đầu của Joseph quay sang một bên ở góc ba phần tư, tay phải đặt ngang hông và tay trái cầm một xấp giấy. Ông được mô tả mặc bộ com lê màu nâu sẫm, áo sơ mi trắng và đeo cà vạt.

[Trong những ngày sau,] chúng ta cần phải thấy, tham gia và giúp xúc tiến vinh quang Ngày Sau, ‘gian kỳ của thời kỳ trọn vẹn, khi Thượng Đế sẽ hội hiệp muôn vật lại, cả vật ở trên trời và vật ở dưới đất’ [xin xem Ê Phê Sô 1:10]. … [Đây là] một công việc mà Thượng Đế và các thiên sứ đã dự tính với niềm hân hoan trong nhiều thế hệ đã qua; điều đó đã soi dẫn linh hồn của các tộc trưởng và các vị tiên tri thời xưa; một công việc nhằm mang đến sự hủy diệt các quyền lực của bóng tối, sự đổi mới của thế gian, vinh quang của Thượng Đế, và sự cứu rỗi của gia đình nhân loại.”

(Joseph Smith, Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith [năm 2007], trang 551–552)

Gian kỳ là gì?

6:55

Các Gian Kỳ: Mẫu Mực của Sự Bội Giáo và Sự Phục Hồi

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ giải thích về các gian kỳ của phúc âm và lý do tại sao gian kỳ cuối cùng này là độc nhất vô nhị.

Chính xác Sự Phục Hồi là gì?

2:55

The Restoration

An explanation of the restoration of the gospel

Việc có một chứng ngôn về Sự Phục Hồi có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của tôi?

4:42

A Choice Seer Will I Raise Up: Prophet of the Restoration

Part 2: Youth share their testimonies of the Restoration and how it has impacted their lives. Based on a talk given by Elder Craig C. Christensen in October 2016.

4:44

The Apostasy and the Restoration - What the Restoration Means for Me

Young men and women share how events surrounding the Restoration have a very real effect on their daily lives.

Các thiếu niên và thiếu nữ chia sẻ về cách mà sự kiện xung quanh Sự Phục Hồi có ảnh hưởng rõ ràng đến cuộc sống hằng ngày của họ.

Trong đại hội trung ương vào tháng Mười năm 2019, Chủ Tịch Russell M. Nelson đã chia sẻ các câu hỏi phỏng vấn xin giấy giới thiệu đi đền thờ, bao gồm câu hỏi “Anh chị em có chứng ngôn về Sự Phục Hồi của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô không?” (xin xem “Lời Bế Mạc”, Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 121).

Hãy suy ngẫm tại sao câu hỏi này lại được đưa vào như một điều kiện để vào nhà của Chúa. Việc hiểu, tin tưởng và tham gia vào Sự Phục Hồi đang tiếp diễn có thể ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của em với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Sự Phục Hồi vẫn đang tiếp diễn có nghĩa là gì?

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, khi đó thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã nói về bản chất liên tục của Sự Phục Hồi.

Ảnh chân dung chính thức của Anh Cả Dieter F. Uchtdorf thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, năm 2006. Được kêu gọi làm Đệ Nhị Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, ngày 3 tháng Hai năm 2008. Ảnh chân dung chính thức được chụp vào năm 2008 thay thế ảnh chân dung được chụp vào năm 2004.

Đôi khi chúng ta nghĩ về Sự Phục Hồi của phúc âm như một điều gì đó đã hoàn tất, đã xảy ra rồi—Joseph Smith đã phiên dịch xong Sách Mặc Môn, ông đã nhận được các chìa khóa của chức tư tế, Giáo Hội đã được tổ chức. Thật ra, Sự Phục Hồi là một tiến trình liên tục; chúng ta hiện đang sống trong thời kỳ đó vào lúc này. Sự phục hồi đó gồm có “tất cả mọi điều Thượng Đế đã mặc khải, tất cả mọi điều Ngài hiện đang mặc khải,” và “nhiều điều lớn lao và quan trọng” mà “Ngài chưa mặc khải nữa” (Những Tín Điều 1:9). Thưa các anh em, nhưng sự phát triển đầy phấn khởi của ngày nay là một phần của thời gian chuẩn bị đã được báo trước từ lâu mà sẽ đạt đến đỉnh cao với Sự Tái Lâm đầy vinh quang của Đấng Cứu Rỗi, Chúa Giê Su Ky Tô.

(Dieter F. Uchtdorf, “Các Anh Em Có Đang Ngủ suốt Thời Kỳ Phục Hồi Không?”, Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 59)