Rô Ma 1
“Tôi Không Hổ Thẹn về Tin Lành Đâu”
Vào lúc này hay lúc khác, tất cả chúng ta sẽ cần phải đứng lên bảo vệ những điều chúng ta tin tưởng. Khi nói chuyện với Các Thánh Hữu sống ở Rô Ma, Phao Lô tuyên bố rằng ông “không hổ thẹn về Tin Lành” (Rô Ma 1:16). Sự sốt sắng của ông để chia sẻ sứ điệp phúc âm là bằng chứng. Bài học này có thể giúp em không hổ thẹn khi được biết đến là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.
Em đã biết những gì?
Hãy tưởng tượng em nói với một trong những người bạn thuộc vào một tín ngưỡng Ky Tô Giáo khác rằng em đang học Kinh Tân Ước trong lớp giáo lý. Bạn ấy nói với em rằng bạn ấy yêu thích Kinh Tân Ước nhưng đôi khi gặp khó khăn để hiểu Các Bức Thư. Bạn ấy hỏi em những điều em biết về các bức thư. Hãy làm bài kiểm tra sau đây để xem em có thể trả lời bạn ấy tốt như thế nào.
Các Bức Thư gửi người Rô Ma
Sách Rô Ma là một bức thư mà Phao Lô viết cho Các Thánh Hữu ở Rô Ma gần cuối cuộc hành trình truyền giáo của ông. Rô Ma—thủ đô của Đế Quốc La Mã—tràn ngập các triết lý của thế gian và là một nơi khó khăn để thuyết giảng và sống theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Phao Lô đã viết thư cho Các Thánh Hữu Rô Ma để củng cố đức tin của họ, chuẩn bị cho họ khi ông đến, làm sáng tỏ và bảo vệ những lời giảng dạy của ông, cũng như thúc đẩy sự đoàn kết giữa các tín hữu Do Thái và Dân Ngoại của Giáo Hội.
Khi em học Rô Ma 1, hãy tìm kiếm những lẽ thật có thể khuyến khích em khi cố gắng trở thành môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.
Tôi không hổ thẹn
Hãy đọc Rô Ma 1:15–17, tìm kiếm xem Tiên Tri Joseph Smith và Phao Lô có gì giống nhau. Cân nhắc đánh dấu các từ hoặc cụm từ trong những câu này mà các em thấy có nghĩa.
Em có thể đánh dấu các từ “Tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu” trong Rô Ma 1:16.
-
Qua những điều em đã học về Phao Lô trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ, ông cho thấy mình không hổ thẹn khi được biết đến là một người Ky Tô Hữu như thế nào?
-
Ngày nay, giới trẻ có thể gặp phải những tình huống nào mà họ cần phải đứng lên và không hổ thẹn về phúc âm của Đấng Ky Tô?
Phao Lô biết rằng Rô Ma là một nơi khó để sống theo phúc âm và thuyết giảng phúc âm. Ông cũng gặp phải sự chống đối của những người đã hiểu lầm hoặc chối bỏ lời giảng dạy của mình. Tuy nhiên, Phao Lô hăm hở đi đến Rô Ma và thuyết giảng ở đó để mang những người khác đến cùng Đấng Ky Tô (xin xem Rô Ma 1:15).
Hãy nghĩ về những kinh nghiệm mà em, giống như Phao Lô, đã có cơ hội bênh vực hoặc chia sẻ đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Lập một bản liệt kê ngắn trong nhật ký ghi chép việc học tập của em. Bao gồm suy nghĩ và cảm xúc của em về mức độ mà em muốn chia sẻ đức tin của mình trong những tình huống đó.
-
Tại sao một người trẻ tuổi có thể cảm thấy hổ thẹn khi được biết đến là một Ky Tô Hữu? Họ có thể làm gì nếu họ có những suy nghĩ hoặc cảm giác đó?
Các tấm gương trong thánh thư và thời hiện đại
Hãy xem lại hai tấm gương sau đây về những người không hổ thẹn khi tuyên bố đức tin của họ nơi Chúa. Hãy nghĩ về những tình huống mà họ đã gặp phải và tìm kiếm những điểm tương đồng giữa cuộc sống của họ và của em.
-
Khi người khác phán xét em: Người phụ nữ lấy nước mắt rửa chân cho Chúa Giê Su (Lu Ca 7:36–50)
-
Khi em cần bênh vực cho bạn bè của mình: A Bi Na Đi và An Ma (Mô Si A 13:1–9; 17:1–4; 18:1–3)
-
Điều gì gây ấn tượng cho em từ những tấm gương này?
-
Làm thế nào những người này chứng tỏ rằng họ không hổ thẹn về phúc âm của Đấng Ky Tô?
-
Ai là tấm gương trong cuộc sống của em về việc không hổ thẹn với phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô? Họ đã thể hiện đức tin của mình như thế nào?
Rô Ma 1:15–17 cho chúng ta biết rằng sự nhiệt tình của Phao Lô đối với phúc âm của Đấng Ky Tô một phần đến từ sự hiểu biết của ông rằng “[phúc âm] là quyền năng của Thượng Đế đối với sự cứu rỗi” cho tất cả con cái của Thượng Đế. Nói cách khác, bởi vì Phao Lô biết rằng không ai có thể được cứu rỗi nếu không có phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô, nên ông muốn chia sẻ phúc âm đó với mọi người.
Đáp án là (1) c; (2) b; (3) c; (4) a
Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?
Làm thế nào tôi có thể chia sẻ chứng ngôn của mình theo những cách thông thường và tự nhiên?
Anh Cả Dieter F. Uchtdorf thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:
Tôi biết rằng một số người trong chúng ta hướng ngoại hơn những người khác. Điều đó không sao cả. Chúa tạo điều kiện cho mỗi người chúng ta, theo cách riêng của mình, để mời người khác hãy đến xem và đến và giúp đỡ. Sau đó, Thượng Đế sẽ làm công việc cứu rỗi của Ngài, và họ sẽ đến và ở lại.
Tôi xin đề nghị năm điều ai cũng có thể làm để tham gia vào sứ mệnh to lớn của Đấng Cứu Rỗi nhằm giúp quy tụ Y Sơ Ra Ên.
Hãy đến gần Thượng Đế.…
Hãy làm lòng mình tràn đầy tình yêu thương dành cho người khác.…
Hãy cố gắng bước đi trên con đường làm môn đồ.…
Hãy chia sẻ những gì trong tấm lòng anh chị em.…
Hãy tin cậy là Chúa sẽ làm phép lạ.
(Dieter F. Uchtdorf, “Sharing the Gospel in Normal and Natural Ways,” ChurchofJesusChrist.org)