Lớp Giáo Lý
Rô Ma 4–5


Rô Ma 4–5

Đức Tin, Công Việc và Ân Điển

Hình Ảnh
Ảnh diễn viên đóng vai Chúa Giê Su Ky Tô trong Các Video Kinh Thánh.

Trong lá thư gửi cho người Rô Ma, Phao Lô đã tìm cách giúp Các Thánh Hữu Rô Ma hiểu được ân điển của Đấng Ky Tô bằng cách dạy về mối liên hệ của ân điển với đức tin lẫn việc làm. Những lời giảng dạy của Phao Lô có thể giúp chúng ta hiểu sâu hơn về nhu cầu được tha thứ và cứu rỗi qua ân điển của Chúa Giê Su Ky Tô. Bài học này sẽ giúp học viên gia tăng sự hiểu biết và lòng biết ơn về ân điển của Chúa Giê Su Ky Tô.

Điều gì sẽ cứu em?

Hãy tưởng tượng rằng em đang chết khát trong sa mạc và có một chai nước trên đỉnh đồi gần đó. Mỗi điều sau đây quan trọng như thế nào đối với sự sống còn của em?

1. Viết nội dung sau đây và vẽ một bức tranh tương tự như bức tranh này vào nhật ký ghi chép việc học tập của em.

  1. Niềm tin của em rằng nước đó có thể cứu em

  2. Nỗ lực của em để lấy nước đó

  3. Chính nước đó

Hình Ảnh
Tranh vẽ một hình người que đang bò trong sa mạc để lấy nước. Trong tranh còn có mặt trời và cây xương rồng
  • Tại sao nước là thứ duy nhất giúp em không bị chết khát?

  • Tại sao niềm tin vào nước và nỗ lực lấy nước là không đủ?

  • Làm thế nào để niềm tin, nỗ lực của em và nước cùng mang lại lợi ích?

Tình huống này có thể giúp em hiểu những lời giảng dạy của Phao Lô về cách đức tin, công việc và ân điển liên quan đến sự biện minh.

  • Em định nghĩa như thế nào về các từ đức tin, công việcân điển?

Có thể là hữu ích khi xem lại định nghĩa về các từ này trong bài học về Rô Ma 2–3 hoặc trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

Vào thời kỳ Phao Lô, một số Ky Tô Hữu người Do Thái tin rằng họ đã được cứu nhờ tuân theo luật Môi Se. Phao Lô đã cố gắng sửa chữa cách hiểu sai này. Hãy đọc Bản Dịch Joseph Smith cho Rô Ma 4:16.

  • Câu này dạy điều gì về cách chúng ta được xưng công bình hoặc được tha thứ tội lỗi?

Trong câu này, Phao Lô dạy rằng chúng ta được xưng công bình bởi đức tin và công việc nhờ ân điển của Chúa Giê Su Ky Tô.

2. Ghi chú vào bức tranh em đã vẽ theo cách sau đây và viết câu trả lời cho hai câu hỏi sau bên dưới bức tranh:

Viết các từ đức tin, công việcân điển bên cạnh cụm từ trong bức tranh của em mà khớp với nhau.

  • Em có thể học được gì từ phép so sánh này về đức tin và công việc?

  • Em có thể học được gì từ phép so sánh này về ân điển của Đấng Cứu Rỗi?

Hiểu thêm về ân điển của Chúa Giê Su Ky Tô

Ân điển của Chúa Giê Su Ky Tô cho phép chúng ta được biện minh hoặc được tha thứ tội lỗi, và ân điển cũng ban phước cho chúng ta theo những cách khác. Chúa Giê Su Ky Tô không chỉ cung cấp nước cứu sống, mà Ngài còn củng cố đức tin và nỗ lực của chúng ta để chúng ta có thể lấy được nước. Chúng ta có thể được ban phước nhờ ân điển của Ngài trước, trong khi và sau khi chúng ta thực hành đức tin nơi Ngài và làm việc thiện.

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, khi đó thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã dạy:

Hình Ảnh
Ảnh chân dung chính thức của Anh Cả Dieter F. Uchtdorf thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, năm 2006. Được kêu gọi làm Đệ Nhị Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, ngày 3 tháng Hai năm 2008. Ảnh chân dung chính thức được chụp vào năm 2008 thay thế ảnh chân dung được chụp vào năm 2004.

Trong suốt cuộc đời của chúng ta, ân điển của Thượng Đế ban cho các phước lành vật chất và các ân tứ thuộc linh làm gia tăng khả năng và làm phong phú thêm cuộc sống của chúng ta. Ân điển của Ngài tôi luyện chúng ta. Ân điển của Ngài giúp chúng ta trở thành con người tốt nhất của mình.

(Dieter F. Uchtdorf, “Ân Tứ về Ân Điển,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 108)

  • Làm thế nào ân điển của Đấng Cứu Rỗi có thể giúp em trở thành con người tốt nhất của mình?

Hãy đọc những đoạn thánh thư sau đây và tìm kiếm các phước lành khác liên quan đến ân điển của Đấng Cứu Rỗi.

  • Những phước lành nào khác có thể đến từ Chúa Giê Su Ky Tô qua ân điển của Ngài?

  • Có khi nào em đã có được ân điển của Đấng Cứu Rỗi trong cuộc sống của mình?

  • Điều này ảnh hưởng như thế nào đến những cảm nghĩ của em về Đấng Cứu Rỗi?

Mời ân điển của Đấng Cứu Rỗi vào cuộc sống của em

Chủ Tịch Uchtdorf đã đưa ra hiểu biết sâu sắc này về cách em có thể nhận được trọn vẹn hơn ân điển của Chúa Giê Su Ky Tô:

Hình Ảnh
Ảnh chân dung chính thức của Anh Cả Dieter F. Uchtdorf thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, năm 2006. Được kêu gọi làm Đệ Nhị Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, ngày 3 tháng Hai năm 2008. Ảnh chân dung chính thức được chụp vào năm 2008 thay thế ảnh chân dung được chụp vào năm 2004.

Ân điển là một ân tứ của Thượng Đế, và ước muốn để vâng theo mỗi một giáo lệnh của Thượng Đế là cách chúng ta để cho Cha Thiên Thượng biết chúng ta muốn nhận được ân tứ thiêng liêng này.

(Dieter F. Uchtdorf, “Ân Tứ về Ân Điển,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 110)

3. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Em có những suy nghĩ và cảm xúc nào khi suy ngẫm về tác động của ân điển của Chúa Giê Su Ky Tô trong cuộc sống của mình?

  • Em có thể làm gì để mời trọn vẹn hơn ân điển của Chúa Giê Su Ky Tô vào cuộc sống của mình?

Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?

Làm thế nào chúng ta có thể thừa nhận nhu cầu của mình để có được ân điển?

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, khi ấy thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã hỏi những câu hỏi sau đây về nhu cầu của chúng ta để có được ân điển:

Hình Ảnh
Ảnh chân dung chính thức của Anh Cả Dieter F. Uchtdorf thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, năm 2006. Được kêu gọi làm Đệ Nhị Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, ngày 3 tháng Hai năm 2008. Ảnh chân dung chính thức được chụp vào năm 2008 thay thế ảnh chân dung được chụp vào năm 2004.

Chúng ta có hiểu về sự mắc nợ của mình với Cha Thiên Thượng và hết lòng khẩn cầu để có được ân điển của Thượng Đế không?

Khi chúng ta quỳ xuống cầu nguyện, thì đó là để ghi nhớ những điều tốt lành nhất mà chúng ta đã làm với sự ngay chính của mình, hoặc là để thú nhận lỗi lầm của mình, khẩn cầu để có được lòng thương xót của Thượng Đế, và rơi nước mắt với lòng biết ơn đối với kế hoạch chuộc tội kỳ diệu không?

(Dieter F. Uchtdorf, “Ân Tứ về Ân Điển,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 109)

Rô Ma 4:16. Tại sao Áp Ra Ham được dùng làm tấm gương về việc được xưng công bình?

Để sửa lại suy nghĩ rằng chỉ những người chịu phép cắt bì và tuân giữ luật Môi Se mới có thể được cứu, Phao Lô dạy rằng Áp Ra Ham đã nhận được phước lành trước khi ông chịu phép cắt bì và hàng thế kỷ trước khi luật Môi Se được ban hành. Sau đó, Áp Ra Ham tiếp tục trung tín sau khi giao ước với Thượng Đế và chịu phép cắt bì. Vì vậy, Phao Lô đã có thể cho thấy rằng các cá nhân không được xưng công bình qua việc tuân theo luật Môi Se mà bởi đức tin và công việc qua ân điển của Chúa Giê Su Ky Tô.

Ân điển của Thượng Đế liên quan như thế nào đến Sự Sa Ngã của A Đam?

Trong Rô Ma 5:12–21, Phao Lô dạy rằng Chúa Giê Su Ky Tô giúp chúng ta vượt qua những ảnh hưởng của Sự Sa Ngã. Vì sự phạm giới của A Đam, nên tội lỗi và cái chết đã đến thế gian. Tuy nhiên, nhờ “sự ban cho trong ơn Ngài tỏ ra bởi một người là [Chúa Giê Su Ky Tô]” (Rô Ma 5:15), tất cả đều có thể vượt qua ảnh hưởng của tội lỗi và cái chết và nhận được cuộc sống vĩnh cửu. Việc Phao Lô đề cập đến Sự Sa Ngã giúp chúng ta hiểu được quyền năng sâu rộng của ân điển của Đấng Cứu Rỗi để khắc phục mọi sự.

In