Lớp Giáo Lý
Rô Ma 2–3


Rô Ma 2–3

Biện Minh qua Đức Tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô

Hình Ảnh
Ảnh chụp màn hình từ Video năm 2019 ComeUntoChrist.org.

Phao Lô yêu thương Các Thánh Hữu Rô Ma và muốn giúp họ được đồng lòng qua đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Cả người Do Thái lẫn Dân Ngoại cải đạo đều cần được giúp đỡ để hiểu được sự trông cậy của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô và cách tiếp nhận các phước lành từ Sự Chuộc Tội của Ngài. Bài học này có thể giúp em hiểu rõ hơn về nhu cầu của tất cả chúng ta để được tha thứ tội lỗi hoặc được biện minh qua Chúa Giê Su Ky Tô.

Tất cả chúng ta cần Chúa Giê Su Ky Tô

Cân nhắc vẽ một hình mô tả cảnh sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập:

Hãy tưởng tượng rằng em đang đi trên con đường dẫn đến một điểm đến đáng mơ ước. Tuy nhiên, khi em di chuyển dọc trên con đường, em thấy một hàng rào hoặc bức tường chắn đường. Hàng rào ngăn em không thể đi thêm được nữa và em không thể tự mình vượt qua được.

Hãy ghi điểm đến là nơi hiện diện của Thượng Đế.

  • Tại sao em lại mong muốn trở về với nơi hiện diện của Thượng Đế?

Các tín hữu trong Giáo Hội vào thời của Phao Lô đến từ các nền văn hóa và hoàn cảnh khác nhau. Tuy nhiên, tất cả họ đều có một điểm chung là họ đã phạm tội và do đó không xứng đáng được bước vào nơi hiện diện của Thượng Đế. Khi em học Rô Ma 2–3, hãy tìm hiểu những điều Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử Yêu Dấu của Ngài đã làm để tất cả mọi người có thể vượt qua rào cản ngăn họ trở về nơi hiện diện của Thượng Đế.

Để hiểu rõ hơn những lời giảng dạy của Phao Lô dành cho người Rô Ma, các định nghĩa sau đây có thể hữu ích:

  • Sự biện minh, biện minh, được biện minh: “Được tha thứ khỏi sự trừng phạt vì tội lỗi và được tuyên bố là vô tội. Một người nhờ ân điển của Đấng Ky Tô mà được biện minh qua đức tin nơi Ngài. Đức tin này được biểu lộ bằng sự hối cải và tuân theo các luật pháp và các giáo lễ của phúc âm. Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô giúp cho nhân loại có thể hối cải và được xưng công bình hoặc được tha thứ khỏi hình phạt mà đáng lẽ họ phải nhận lấy” (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Biện Minh,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

  • Đức tin: “Sự tin tưởng và tin cậy vào Chúa Giê Su Ky Tô, là những điều dẫn dắt con người biết vâng lời Ngài” (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Đức Tin,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

  • Luật pháp: Thuật ngữ này đề cập đến luật pháp Môi Se và những hành động bề ngoài liên quan, hay còn gọi là “công việc” (xin xem “ngày 7–13 tháng Tám. Rô Ma 1–6: ‘Quyền Phép của Đức Chúa Trời để Cứu,’” trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2023; xin xem thêm Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Luật Pháp Môi Se”, scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

  • Ân điển: Những phước lành, lòng thương xót, sự giúp đỡ và sức mạnh dành cho chúng ta nhờ Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô (xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Ân Điển ”).

Hãy đọc Rô Ma 3:10–12, 20–23, và tìm kiếm cách Phao Lô mô tả rào cản giữa chúng ta và Thượng Đế.

  • Những cụm từ nào trong những lời giảng dạy của Phao Lô giúp chúng ta hiểu rào cản là gì?

Viết những cụm từ này lên hàng rào trong hình vẽ của em. Hãy đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, khi đó thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, và tìm kiếm thêm sự hiểu biết về những gì mà rào cản này tượng trưng:

Hình Ảnh
Ảnh chân dung chính thức của Anh Cả Dieter F. Uchtdorf thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, năm 2006. Được kêu gọi làm Đệ Nhị Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, ngày 3 tháng Hai năm 2008. Ảnh chân dung chính thức được chụp vào năm 2008 thay thế ảnh chân dung được chụp vào năm 2004.

Vì chúng ta “đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” [Rô Ma 3:23] và vì “không có một vật gì dơ bẩn có thể đi vào vương quốc của Thượng Đế được” [1 Nê Phi 15:34], nên mỗi người chúng ta đều không xứng đáng để trở về nơi hiện diện của Thượng Đế.

Ngay cả khi chúng ta hết lòng phục vụ Thượng Đế thì điều đó cũng không đủ, vì chúng ta vẫn là “tôi tớ vô dụng” [Mô Si A 2:21]. Chúng ta không thể kiếm được con đường của mình lên thiên thượng; những đòi hỏi của công lý giống như cái rào cản, mà chúng ta không có khả năng để tự mình vượt qua.

(Dieter F. Uchtdorf, “Ân Tứ về Ân Điển,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 108)

Hãy suy ngẫm về những điều mà em thiếu sót hoặc những tội lỗi mà em đang cố gắng khắc phục.

Hãy đọc Rô Ma 3:24–28 và tìm kiếm những điều Phao Lô đã dạy về cách duy nhất mà chúng ta có thể được biện minh hoặc được tha thứ tội lỗi của mình.

Một lẽ thật mà em có thể học được từ những câu này là nhờ trung tín chấp nhận Chúa Giê Su Ky Tô mà tất cả nhân loại có thể được xưng công bình nhờ ân điển của Ngài.

  • Em có suy nghĩ hay cảm nhận gì khi suy ngẫm về lẽ thật này?

Anh Cả Dieter F. Uchtdorf thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy về cách mà Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô có thể thay đổi cách chúng ta nhìn nhận tội lỗi và sự không hoàn hảo của mình:

Hình Ảnh
Ảnh chân dung chính thức của Anh Cả Dieter F. Uchtdorf thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, năm 2006. Được kêu gọi làm Đệ Nhị Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, ngày 3 tháng Hai năm 2008. Ảnh chân dung chính thức được chụp vào năm 2008 thay thế ảnh chân dung được chụp vào năm 2004.

Sự Chuộc Tội vô hạn của Đấng Cứu Rỗi thay đổi hoàn toàn cách chúng ta có thể nhìn những sự phạm giới và không hoàn hảo của mình. Thay vì cứ tập trung vào chúng và cảm thấy không đáng được cứu chuộc hay vô vọng, thì chúng ta có thể học hỏi từ chúng và cảm thấy hy vọng. Ân tứ thanh tẩy của sự hối cải cho phép chúng ta từ bỏ tội lỗi của mình và trở thành một con người mới.

Nhờ vào Chúa Giê Su Ky Tô nên những thất bại của chúng ta không cần phải xác định con người của chúng ta. Chúng có thể tôi luyện chúng ta.

(Dieter F. Uchtdorf, “Thượng Đế Đang Ở giữa Chúng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 8–9)

  • Em có những quan điểm ra sao về những sai lầm và sự không hoàn hảo của riêng mình so với những điều Anh Cả Uchtdorf đã mô tả?

Hãy thêm vào bức vẽ của em phần minh họa cách Chúa Giê Su Ky Tô giúp chúng ta vượt qua rào cản.

1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Việc hiểu rằng tất cả chúng ta đều phạm tội và không có sự cứu rỗi có thể thay đổi cách chúng ta nhìn nhận Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?

  • Em có những hiểu biết sâu sắc, cảm nghĩ hoặc ấn tượng nào về những điều mình đã học được trong bài học này?

Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?

Tôi có thể hiểu rõ hơn sự biện minh bằng cách nào?

Anh Cả D.Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giảng dạy những điều sau đây về ý nghĩa của sự biện minh:

Hình Ảnh
Chân dung của Anh Cả D. Todd Christofferson. Được chụp vào tháng Ba năm 2020.

Nhờ vào “quyền năng vô hạn của sự hy sinh chuộc tội lớn lao của Ngài”, Chúa Giê Su Ky Tô có thể thỏa mãn hay “đáp ứng các mục đích của luật pháp” thay cho chúng ta. Sự xá tội đến qua ân điển của Đấng đã thỏa mãn những đòi hỏi của công lý bằng chính nỗi thống khổ của Ngài. … Ngài cất bỏ sự đoán phạt của chúng ta mà không cất bỏ luật pháp. Chúng ta được xá tội và đặt vào một trạng thái của sự ngay chính cùng với Ngài. Chúng ta trở thành vô tội, giống như Ngài. Chúng ta được ủng hộ và bảo vệ bởi luật pháp, bởi công lý. Chúng ta, nói theo cách khác, được biện minh.

Vì thế, chúng ta có thể nói một cách thích đáng về một người được biện minh là được xá tội, vô tội, hoặc trong sạch.

(D. Todd Christofferson, “Justification and Sanctification”, Ensign, tháng Sáu năm 2001, trang 20)

Tội lỗi có cản trở kế hoạch của Cha Thiên Thượng không?

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, khi đó thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã dạy:

Hình Ảnh
Ảnh chân dung chính thức của Anh Cả Dieter F. Uchtdorf thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, năm 2006. Được kêu gọi làm Đệ Nhị Cố Vấn trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, ngày 3 tháng Hai năm 2008. Ảnh chân dung chính thức được chụp vào năm 2008 thay thế ảnh chân dung được chụp vào năm 2004.

Cha Thiên Thượng của chúng ta đã biết trước khi chúng ta đến cuộc sống trần gian rằng những ảnh hưởng tiêu cực sẽ cám dỗ chúng ta đi sai đường, “vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” [Rô Ma 3:23]. Đó là lý do tại sao Ngài chuẩn bị một con đường cho chúng ta sửa đổi. Thông qua tiến trình đầy thương xót của sự hối cải thật sự và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, tội lỗi của chúng ta có thể được tha thứ và chúng ta sẽ “không bị hư mất, mà được sự sống đời đời” [Giăng 3:16].

(Dieter F. Uchtdorf, “Vấn Đề Một Vài Độ,” Liahona, tháng Năm năm 2008, trang 60)

Phao Lô có ý gì khi nói rằng “Dân Ngoại … tự nhiên làm những việc luật pháp dạy biểu”? (Rô Ma 2:14)

“Phao Lô nhận ra rằng một số Dân Ngoại đã sống có đạo đức nhờ trực giác. … Những người Dân Ngoại này tuân theo Sự Sáng của Đấng Ky Tô, là ‘một ảnh hưởng cho sự tốt đẹp trong cuộc sống của tất cả mọi người (Giăng 1:9; Giáo Lý và Giao Ước 84:46–47)’ [Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Ánh Sáng, Ánh Sáng của Đấng Ky Tô,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org]. Mặc dù họ không có luật pháp Môi Se, nhưng Phao Lô nói rằng họ có ‘việc mà luật pháp dạy biểu đã ghi trong lòng họ’ (Rô Ma 2:15)” (“Rô Ma 1–3,” trong New Testament Student Manual [năm 2018], trang 337).

In