Lớp Giáo Lý
Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 1


Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 1

Ma Thi Ơ 5:14–16 đến Giăng 17:3

Trong nửa đầu của khóa học này, học viên đã học 11 đoạn thông thạo giáo lý trong Ma Thi Ơ, Lu Ca và Giăng. Bài đánh giá này được thiết kế để đánh giá khả năng của học viên trong việc xác định các đoạn này và sử dụng các đoạn đó trong tình huống thực tế. Bài đánh giá này cũng sẽ đánh giá sự hiểu biết của các em về các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Hãy tiến hành đánh giá mức độ thông thạo giáo lý bất cứ lúc nào sau khi đã dạy tất cả các đoạn thông thạo giáo lý trong Ma Thi Ơ, Lu Ca và Giăng. Có thể cần phải dạy một số bài học thông thạo giáo lý trước khi những bài học này xuất hiện theo trình tự của thánh thư để có thể tiến hành đánh giá trước khi kết thúc học kỳ.

Nếu có thể, hãy cho học viên thực hiện bài đánh giá này tại lớp để các em có thể được sửa bài cùng với nhau sau khi hoàn thành.

Ngoài việc đánh giá kiến thức hiện tại của học viên, việc thực hiện và sửa bài cần là một kinh nghiệm có ý nghĩa và xây dựng chứng ngôn cho các em. Trong khi sửa các câu hỏi từ 7–12, hãy mời học viên trình bày lý do tại sao các em chọn câu trả lời đó và giải thích đoạn mà các em đã chọn có thể giúp ích như thế nào trong các tình huống được mô tả trong bài đánh giá. Giúp học viên hiểu bất kỳ câu hỏi nào mà các em có thể đã trả lời sai. Dành thời gian để trả lời bất kỳ câu hỏi nào khác mà học viên có thể có.

New Testament Seminary Teacher Manual - 2023

Thông Thạo Giáo Lý Kinh Tân Ước: Bài Đánh Giá 1

Phần tham khảo để thông thạo giáo lý

Đối với các câu hỏi từ 1–3, hãy viết chữ cái của phần tham khảo tương ứng vào chỗ trống bên cạnh mỗi cụm từ. Vui lòng không sử dụng thánh thư của em cho bài đánh giá này.

1. ____ “Nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời.”

a. Ma Thi Ơ 11:28–30

2. ____ Chúa Giê Su Ky Tô truyền lệnh, hãy dự phần Tiệc Thánh “để nhớ đến ta.”

b. Lu Ca 2:10–12

3. ____ “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.”

c. Lu Ca 22:19–20

d. Giăng 3:5

e. Giăng 3:16

Các cụm từ thánh thư then chốt

Đối với các câu hỏi từ 4–6, hãy điền các từ còn thiếu vào các cụm từ thánh thư then chốt để thông thạo giáo lý. Vui lòng không sử dụng thánh thư của em cho bài đánh giá này.

4. Chúa Giê Su phán: “Ta sẽ _____ _____ _____ _____ _____ _____ cho ngươi” ( Ma Thi Ơ 16:15–19).5. “Ấy là hôm nay tại thành Đa Vít đã _____ cho các ngươi một _____ _____ _____, là [Ky Tô], là ______” ( Lu Ca 2:10–12).6. “_____ thì không có _____ _____, mà các ngươi thấy ta có ( Lu Ca 24:36–39).

Em có thể sử dụng thánh thư của mình cho phần còn lại của bài đánh giá.

Đối với các câu hỏi từ 7–9, hãy xác định một hoặc nhiều đoạn giáo lý thông thạo mà có thể giúp ích cho người nào đó trong các trường hợp sau đây.

7. Em đang ở với những người truyền giáo khi người nào đó hỏi liệu họ có thực sự cần phải chịu phép báp têm hay chỉ cần chấp nhận Chúa Giê Su Ky Tô trong lòng là được.

8. Trong Trường Chủ Nhật, một tín hữu trong tiểu giáo khu của em hỏi làm thế nào họ có thể biết rằng giáo lý được giảng dạy trong Giáo Hội là từ Thượng Đế.

9. Người nào đó đang chuẩn bị bài học cho buổi họp tối gia đình về cách chúng ta có thể trở thành môn đồ tốt hơn của Chúa Giê Su Ky Tô.

Trong các câu hỏi từ 10–11, hãy thể hiện sự hiểu biết và khả năng của em để sử dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

10. Em sẽ giải thích thế nào về ba nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh sau đây cho một người không quen thuộc với những nguyên tắc đó?

  • Hành động với đức tin.

  • Xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu.

  • Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định.

11. Em có một người bạn đang gặp khó khăn trong việc tin rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô yêu thương bạn ấy và muốn có một mối quan hệ với bạn ấy. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Em sẽ mời bạn ấy làm những việc cụ thể nào để hành động với đức tin?

  • Làm thế nào em có thể giúp bạn ấy nhìn nhận hoàn cảnh của mình với một quan điểm vĩnh cửu?

  • Các đoạn thông thạo giáo lý là ví dụ về những nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định. Em có thể chia sẻ (những) đoạn thông thạo giáo lý nào với bạn ấy? Tại sao?

12. Trong 11 đoạn thông thạo giáo lý mà em đã học cho đến nay, đoạn nào ảnh hưởng đến em nhiều nhất và lý do tại sao? Đoạn này dạy cho em điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Cho học viên đủ thời gian để hoàn thành bài đánh giá. Sau khi học viên đã làm xong, hãy cùng cả lớp xem lại bài đánh giá. Là một giảng viên, anh chị em hãy quyết định xem sẽ hữu ích hơn khi cho học viên tự sửa bài của mình hay chuyển cho bạn cùng lớp để sửa.

Đáp án

1. d. Giăng 3:5

2. c. Lu Ca 22:19–20

3. a. Ma Thi Ơ 11:28–30

4. giao; chìa khóa; nước thiên đàng

5. sanh; Đấng Cứu Thế; Chúa

6. Thần; thịt; xương

7. Một câu trả lời có thể là Giăng 3:5 , nhưng học viên có thể nhận được điểm khi sử dụng bất kỳ đoạn thông thạo giáo lý nào để giúp các em giải thích sự cần thiết của việc lập và tuân giữ các giao ước với Thượng Đế qua thẩm quyền hợp thức của chức tư tế.

8. Một câu trả lời có thể là Giăng 7:17 , nhưng học viên có thể nhận được điểm khi sử dụng bất kỳ đoạn thông thạo giáo lý nào để giải thích cách nhận được một chứng ngôn về giáo lý chân chính.

9. Nhiều đoạn thông thạo giáo lý có thể giúp học viên giải thích cách trở thành một môn đồ tốt hơn của Chúa Giê Su Ky Tô. Một số đoạn mà học viên có thể đã sử dụng bao gồm Ma Thi Ơ 5:14–16 ; Ma Thi Ơ 22:36–39 ; Lu Ca 22:19–20Giăng 17:3 .

10. Học viên cần có khả năng giải thích vắn tắt các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Cân nhắc cho học viên so sánh câu trả lời của các em với các đoạn 5–12 của phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” của Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022).

11. Học viên cần có khả năng giải thích các hành động liên quan đến việc hành động với đức tin và xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu. Các em cũng cần xác định được một đoạn thông thạo giáo lý giúp chúng ta hiểu được tình yêu thương của Thượng Đế và mong muốn của Ngài để chúng ta có mối quan hệ cá nhân với Ngài. Một số đoạn mà học viên có thể đã sử dụng bao gồm Ma Thi Ơ 11:28–30 ; Giăng 3:16Giăng 17:3 .

12. Miễn là học viên trả lời được câu hỏi này một cách chân thành và đầy đủ, các em sẽ được cộng điểm. Đó là một câu hỏi mở và nên để cho các em tự trả lời.

Để giúp học viên giải thích, chia sẻ và làm chứng, hãy mời các em thảo luận về đoạn thông thạo giáo lý mà các em đã chọn cho câu hỏi 12 và lý do các em lại chọn đoạn đó. Có thể là hiệu quả nếu để càng nhiều học viên càng tốt chia sẻ trong thời gian còn lại. Mời học viên chia sẻ xem đoạn mà các em đã chọn dạy cho các em điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Là một giảng viên, anh chị em cũng hãy cân nhắc việc chia sẻ một đoạn thông thạo giáo lý có ý nghĩa.

Kết thúc bài đánh giá bằng cách chia sẻ chứng ngôn về sức mạnh của việc hiểu biết giáo lý của Chúa Giê Su Ky Tô như được tìm thấy trong thánh thư của Ngài và việc sẵn sàng áp dụng những lời giảng dạy của Ngài trong các tình huống thực tế.