Lớp Giáo Lý
Thông Thạo Giáo Lý: Ôn Tập cho Bài Đánh Giá 1


Thông Thạo Giáo Lý: Ôn Tập cho Bài Đánh Giá 1

Ma Thi Ơ 5:14–16 đến Giăng 17:3

Phần ôn tập cho bài đánh giá thông thạo giáo lý này được thiết kế như một kinh nghiệm học tập nhằm giúp học viên ôn lại 11 đoạn thông thạo giáo lý trong Ma Thi Ơ, Lu Ca và Giăng. Phần ôn tập này cũng sẽ giúp chuẩn bị học viên cho bài đánh giá sắp tới (“Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 1”) và cho phép các em cho thấy sự hiểu biết và cách áp dụng những đoạn này.

Bài học ôn tập này nhằm được sử dụng như một kinh nghiệm học tập trực tiếp hoặc trực tuyến qua video.

Hãy sử dụng bài ôn tập này và tổ chức thực hiện bài đánh giá thông thạo giáo lý bất cứ lúc nào sau khi đã dạy tất cả các đoạn thông thạo giáo lý trong Ma Thi Ơ, Lu Ca và Giăng. Có thể cần phải dạy một số bài học thông thạo giáo lý trước khi những bài học này xuất hiện theo trình tự của thánh thư để có thể tiến hành đánh giá trước khi kết thúc học kỳ.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Tầm quan trọng của việc thông thạo giáo lý

Hãy cân nhắc nhu cầu của học viên và chọn các phần của bài ôn tập này mà sẽ hỗ trợ các em tốt nhất trong việc chuẩn bị cho bài đánh giá thông thạo giáo lý đầu tiên (“Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 1”). Trong suốt bài ôn lại này, mời học viên ghi lại những đoạn mà các em chưa biết rõ, lập kế hoạch học tập và ôn lại những đoạn này để chuẩn bị cho bài đánh giá.

Hỏi câu hỏi sau đây và cân nhắc viết lên trên bảng một hoặc hai tình huống mà học viên chia sẻ hoặc đơn giản là mời học viên ghi nhớ các tình huống đó. Sinh hoạt ôn tập thứ ba mang đến một cơ hội để sử dụng những tình huống này.

  • Việc biết phải tìm các đoạn thông thạo giáo lý ở đâu có thể giúp ích cho em trong một số tình huống nào?

Các bài kiểm tra trong sinh hoạt ôn tập 1 và 2 dưới đây là gợi ý nhằm giúp học viên ôn lại các phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt. Có thể sử dụng các sinh hoạt khác nhau để thực hiện điều này tùy theo nhu cầu của học viên.

Sinh hoạt ôn tập 1: Biết các phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt

Trưng ra bài kiểm tra sau đây hoặc cung cấp bản sao của bài kiểm tra cho học viên.

Một cách khác để sử dụng sinh hoạt sau đây là viết 11 phần tham khảo thánh thư lên trên bảng. Sau đó, đọc to từng cụm từ thánh thư then chốt để xem liệu học viên có thể tìm ra chính xác đoạn đó trong vòng 15 giây (hoặc một khoảng thời gian nhất định khác). Khi hết thời gian, mời học viên nêu phần tham khảo.

Một cách khác để giúp học viên tích cực hơn là viết 11 phần tham khảo thánh thư lên trên bảng. In và dán từng cụm từ thánh thư then chốt ở các vị trí khác nhau xung quanh phòng. Mời học viên đi quanh phòng, tìm tất cả 11 cụm từ và xem liệu các em có thể nhận ra phần tham khảo liên quan đến mỗi cụm từ khi các em tìm thấy chúng hay không.

Đáp án: 1-d, 2-g, 3-c, 4-h, 5-e, 6-k, 7-j, 8-a, 9-f, 10-b, 11-i

Nối các cụm từ then chốt sau đây ở cột bên trái với đúng đoạn thông thạo giáo lý ở cột bên phải.

1. ___ “Ngươi hãy yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. … Ngươi hãy yêu kẻ lân cận.”

a. Ma Thi Ơ 5:14–16

2. ___ “Thần thì không có thịt xương, mà các ngươi thấy ta có.”

b. Ma Thi Ơ 11:28–30

3. ___ Chúa Giê Su phán: “Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho ngươi.”

c. Ma Thi Ơ 16:15–19

4. ___ “Nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời.”

d. Ma Thi Ơ 22:36–39

5. ___ “Ấy là hôm nay tại thành Đa Vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là [Ky Tô], là Chúa.”

e. Lu Ca 2:10–12

6. ___ “Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng [Giê Su Ky Tô].”

f. Lu Ca 22:19–20

7. ___ “Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý”.

g. Lu Ca 24:36–39

8. ___ “Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy.”

h. Giăng 3:5

9. ___ Chúa Giê Su Ky Tô truyền lệnh, hãy dự phần Tiệc Thánh “để nhớ đến ta.”

i. Giăng 3:16

10. ___ “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.”

j. Giăng 7:17

11. ___ “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài.”

k. Giăng 17:3

Sinh hoạt ôn tập 2: Biết các phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt

Trưng ra bài kiểm tra sau đây hoặc cung cấp bản sao của bài kiểm tra cho học viên.

Cân nhắc viết lên trên bảng tất cả 15 câu trả lời đúng cho năm câu hỏi sau đây theo thứ tự ngẫu nhiên. Mời học viên cắt một tờ giấy thành 15 mảnh nhỏ và viết một câu trả lời đúng vào mỗi mảnh giấy nhỏ. Sau đó, cung cấp cho học viên năm câu hỏi sau đây dưới dạng giấy phát tay và mời các em thử đặt 15 mảnh giấy vào đúng ô trống để hoàn thành mỗi cụm từ.

Đáp án: (1) mệt mỏi; đến; yên nghỉ; (2) giao; chìa khóa; nước thiên đàng; (3) sanh; Đấng Cứu Thế; Chúa; (4) Thần; thịt; xương; (5) đời đời; biết; Đức Chúa Trời

Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu trong các cụm từ thánh thư then chốt.

  1. “Hỡi những kẻ __________ và gánh nặng, hãy __________ cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được __________” ( Ma Thi Ơ 11:28–30).

  2. Chúa Giê Su phán: “Ta sẽ __________ __________ __________ cho ngươi” ( Ma Thi Ơ 16:15–19).

  3. “Ấy là hôm nay tại thành Đa Vít đã __________ cho các ngươi một __________, là [Ky Tô], là __________” ( Lu Ca 2:10–12).

  4. “__________ thì không có __________ __________, mà các ngươi thấy ta có” ( Lu Ca 24:36–39).

  5. “Vả, sự sống __________ là nhìn __________ Cha, tức là __________ có một và thật, cùng Giê Su Ky Tô” ( Giăng 17:3).

Sinh hoạt ôn lại 3: Áp dụng giáo lý

Sinh hoạt sau đây sẽ giúp học viên cho thấy sự hiểu biết về các đoạn thông thạo giáo lý bằng cách để cho các em giải thích cách các em có thể áp dụng các đoạn đó vào tình huống thực tế. Hãy cho phép học viên sử dụng thánh thư để giúp các em chọn một hoặc nhiều đoạn thông thạo giáo lý mà các em cảm thấy có thể giúp ích cho người được mô tả trong sinh hoạt. Mời học viên giải thích cách làm thế nào mà đoạn các em đã chọn có thể giúp ích cho người đó. Có thể áp dụng nhiều câu thông thạo giáo lý cho từng tình huống.

Sinh hoạt này có thể được thực hiện theo nhóm, riêng cá nhân, cả lớp hoặc có thể được thực hiện bằng cách kết hợp cả ba. Thay vì sử dụng các tình huống gợi ý sau đây, hãy cân nhắc mời học viên sử dụng các tình huống mà các em đã chia sẻ ở đầu buổi học.

  1. Một người nào đó đang tìm hiểu về Giáo Hội muốn biết liệu người ấy có thực sự cần chịu phép báp têm hay không nếu như người ấy đã chấp nhận Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của mình rồi.

  2. Em có một người bạn đang thắc mắc liệu Cha Thiên Thượng có yêu thương bạn ấy không.

  3. Em gái của em tự hỏi làm thế nào em ấy có thể trở thành môn đồ tốt hơn của Chúa Giê Su Ky Tô.

Sinh hoạt ôn tập 4: Sử dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh

Hãy cân nhắc sử dụng tình huống sau đây để giúp học viên ôn lại các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Có thể hiệu quả nếu học viên thực hiện sinh hoạt này theo cặp hoặc nhóm nhỏ.

Bạn của em đang gặp khó khăn để đạt được một chứng ngôn cá nhân rằng giáo lý được giảng dạy trong Giáo Hội là từ Thượng Đế.

Hãy dạy cho người bạn của em về ba nguyên tắc sau đây để đạt được sự hiểu biết thuộc linh và cách bạn ấy có thể sử dụng các nguyên tắc đó để tiếp cận sự giúp đỡ của Cha Thiên Thượng cho vấn đề của bạn ấy:

Hành động với đức tin.

Xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu.

Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định.

  • Những đoạn thông thạo giáo lý nào trong nửa khóa học này có thể giúp ích cho người bạn của em? Làm thể nào mà những đoạn này có thể giúp ích cho bạn ấy?

  • Việc sử dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh hữu ích như thế nào khi chúng ta đang tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi hoặc mối bận tâm của mình?

  • Em đã sử dụng những nguyên tắc này như thế nào để giúp đỡ những người khác hoặc để giải quyết những mối bận tâm của chính mình?

Mời học viên suy ngẫm về đoạn thông thạo giáo lý nào đã ảnh hưởng đến các em nhiều nhất và đã giúp gia tăng sự hiểu biết hoặc tình yêu thương của các em dành cho Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Giải thích rằng các em sẽ có cơ hội chia sẻ về đoạn này và những gì đoạn đó dạy về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô trong bài đánh giá.

Cân nhắc phân phát giấy phát tay sau đây cho học viên để giúp các em chuẩn bị cho bài đánh giá (“Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 1”).

Hình Ảnh
New Testament Seminary Teacher Manual - 2023

Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 1—Hướng Dẫn Học Tập

Ghi nhớ phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt

Hãy làm quen với các đoạn thánh thư thông thạo giáo lý và các cụm từ thánh thư then chốt. Em có thể muốn tải xuống và sử dụng ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý dành cho thiết bị di động để giúp em ôn tập.

Ma Thi Ơ 5:14–16 . “Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy.”

Ma Thi Ơ 11:28–30 . “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.”

Ma Thi Ơ 16:15–19 . Chúa Giê Su phán: “Ta sẽ giao chìa khóa nước thiên đàng cho ngươi.”

Ma Thi Ơ 22:36–39 . “Ngươi hãy yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. … Ngươi hãy yêu kẻ lân cận.”

Lu Ca 2:10–12 . “Ấy là hôm nay tại thành Đa Vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu Thế, là [Ky Tô], là Chúa.”

Lu Ca 22:19–20 . Chúa Giê Su Ky Tô truyền lệnh: hãy dự phần Tiệc Thánh “để nhớ đến ta.”

Lu Ca 24:36–39 . “Thần thì không có thịt xương, mà các ngươi thấy ta có.”

Giăng 3:5 . “Nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời.”

Giăng 3:16 . “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài.”

Giăng 7:17 . “Nếu ai khứng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết đạo lý.”

Giăng 17:3 . “Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật, cùng [Giê Su Ky Tô].”

Áp dụng giáo lý vào các tình huống thực tế

  • Hãy sử dụng một hoặc nhiều đoạn thánh thư thông thạo giáo lý để trả lời cho người đưa ra câu hỏi: “Kinh Tân Ước dạy gì về việc đạt được chứng ngôn cá nhân rằng giáo lý được dạy trong Giáo Hội là từ Thượng Đế?”

  • Nếu dạy cho người nào đó về tình yêu thương của Thượng Đế dành cho họ, thì em có thể sử dụng những đoạn thông thạo giáo lý nào trong Kinh Tân Ước? Em có thể sử dụng những đoạn này như thế nào để giải thích về tình yêu thương của Thượng Đế?

Hãy chuẩn bị để chia sẻ những đoạn thông thạo giáo lý nào ảnh hưởng đến em nhiều nhất. Đoạn đó dạy cho em điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh

Ôn lại các đoạn 5–12 trong phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” của Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022).

In