Lớp Giáo Lý
Đánh Giá Việc Học Tập của Em 12


Đánh Giá Việc Học Tập của Em 12

Khải Huyền 1–22

Hình Ảnh
A young woman reads and studies the scriptures. She has the Book of Mormon in both Spanish and English, and a Holy Bible on a table.

Bài học này nhằm giúp em đánh giá những mục tiêu đã đặt ra và sự phát triển cá nhân mà em có được trong quá trình học Kinh Tân Ước.

Giúp học viên đánh giá việc học tập của các em. Cho học viên cơ hội để đánh giá việc học tập của các em. Một cách để làm vậy là mời học viên chia sẻ cách các em đã trưởng thành hoặc phát triển nhờ những điều em học tập và đức tin của mình.

Học viên chuẩn bị: Khi học viên hoàn thành việc học Kinh Tân Ước, hãy mời các em tạo một bản liệt kê từ ba đến năm đoạn thánh thư có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất mà các em đã học trong năm nay.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Bài học này nhằm giúp học viên đánh giá khả năng giải thích những lời giảng dạy trong Kinh Tân Ước, những mục tiêu các em đã đặt ra, hoặc cách mà thái độ, mong muốn và khả năng sống theo phúc âm của các em đang thay đổi. Nếu nhấn mạnh đến các lẽ thật khác nhau trong buổi học, có thể điều chỉnh những sinh hoạt sau đây để bao gồm những lời dạy đó.

Cân nhắc bắt đầu buổi học với một chứng ngôn cá nhân về sự phát triển và niềm vui anh chị em đã trải qua khi học tập và giảng dạy Kinh Tân Ước.

Sự tiến triển cá nhân của em

Trong bài học này, em sẽ có cơ hội để đánh giá việc học tập của mình và cách em đã áp dụng các nguyên tắc được giảng dạy trong Khải Huyền 1–22. Em cũng sẽ xem xét và đánh giá sự phát triển của mình trong vài tháng qua khi nghiên cứu Công Vụ Các Sứ Đồ–Khải Huyền. Các sinh hoạt học tập sau đây có thể giúp em nhận thấy tình thương yêu của mình dành cho Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã gia tăng như thế nào và em trở nên giống như Hai Ngài hơn ra sao.

Sách Khải Huyền

Học viên có thể ôn lại bằng cách chia sẻ với một người bạn cùng nhóm hoặc viết lên trên bảng một lẽ thật các em thấy có ý nghĩa. Học viên cũng có thể luân phiên đi quanh phòng học để chia sẻ với các bạn khác trong lớp.

Hãy dành ra vài phút để ôn lại bất kỳ câu thánh thư nào em có thể đã đánh dấu, những ghi chú trong thánh thư của em hoặc các đoạn nhật ký em đã viết trong quá trình nghiên cứu sách Khải Huyền.

  • Em nhớ là đã học được hoặc cảm thấy một số điều gì khi nghiên cứu sách Khải Huyền?

  • Em đã học được điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô Đấng Cứu Rỗi của em từ sách Khải Huyền?

  • Em cảm thấy được soi dẫn để hành động theo một số lẽ thật nào trong quá trình nghiên cứu của mình?

Cân nhắc in hoặc trưng ra các sinh hoạt sau đây và để cho học viên chọn sinh hoạt nào các em muốn thực hiện riêng hoặc với một người bạn cùng nhóm.

Một số học viên có thể gặp khó khăn khi đánh giá hoặc chia sẻ những cảm nghĩ cá nhân về sự thờ phượng và chứng ngôn. Cho học viên cơ hội để sẵn sàng chia sẻ, nhưng hãy nhớ tôn trọng quyền tự quyết của các em.

Khi học viên hoàn thành, hãy mời những em tình nguyện chia sẻ một số suy nghĩ và cảm nghĩ của các em khi trả lời các câu hỏi. Hãy nhớ khuyến khích học viên tiếp tục cố gắng làm sâu sắc hơn sự thờ phượng cá nhân và sức mạnh của những chứng ngôn của các em về Chúa Giê Su Ky Tô. Cân nhắc chia sẻ lời chứng của cá nhân anh chị em về lý do tại sao sự thờ phượng và chứng ngôn cá nhân lại quan trọng trong sự phát triển thuộc linh của chúng ta.

Sinh Hoạt A: Thờ phượng và noi theo Thượng Đế một cách chân thành

Trong Khải Huyền 45 , em có thể đã nghiên cứu một phần khải tượng của Giăng, trong đó ông nhìn thấy ngôi của Thượng Đế với nhiều người và những con thú có ý nghĩa tượng trưng đang thờ phượng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Em có thể đã được mời suy ngẫm về cách em dâng lời khen ngợi lên Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô và suy ngẫm những cách thức em có thể cải thiện sự thờ phượng của cá nhân mình.

  • Gần đây em đã học được hoặc cảm thấy điều gì về Cha Thiên Thượng hoặc Chúa Giê Su Ky Tô đã thúc đẩy em muốn thờ phượng Hai Ngài?

  • Em đã có những nỗ lực nào để cải thiện sự thờ phượng của mình? Ví dụ, em có thể đã tìm cách làm sâu sắc thêm sự thờ phượng của mình qua lời cầu nguyện, việc học thánh thư, dự phần Tiệc Thánh, tôn trọng ngày Sa Bát, nhịn ăn, tham dự đền thờ, hoặc một số cách thức khác.

  • Những nỗ lực này ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của em với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Sinh Hoạt B: Chống lại và vượt qua sự tà ác với đức tin nơi Đấng Ky Tô

Có thể điều chỉnh sinh hoạt sau đây để đánh giá sự tiến triển trong việc thắng thế gian, đã được dạy trong bài học “Khải Huyền 2–3, Phần 2”.

Trong Khải Huyền 1213 , em có thể đã học được rằng trong cuộc sống tiền dương thế, tất cả chúng ta đều thực hành đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô để thắng được Sa Tan. Em có thể đã được mời suy ngẫm về niềm tin của mình vào những lời dạy này và suy nghĩ về điều em có thể làm để tiếp tục tin cậy nơi Chúa Giê Su Ky Tô khi chúng ta chiến đấu với kẻ nghịch thù ở đây trong cuộc sống trần thế.

  • Em cảm thấy mình nên thực hiện những hành động gì sau khi học xong?

  • Em đã gặp phải những rào cản hoặc thử thách nào khi thực hiện những hành động đó? Em đã có những thành công nào?

  • Làm thế nào mà việc thực hiện những bước này giúp em đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn hoặc nhận được sức mạnh từ Ngài để thắng được Sa Tan?

Kinh Tân Ước: Công Vụ Các Sứ Đồ–Khải Huyền

Nếu đã sử dụng sinh hoạt chuẩn bị của học viên, hãy cân nhắc mời một vài học viên chia sẻ những đoạn thánh thư các em đã chọn và giải thích lý do các em chọn những đoạn đó. Viết lên trên bảng những câu thánh thư tham khảo mà các em chia sẻ để những em khác có thể sử dụng các câu đó trong sinh hoạt sau đây.

Hình ảnh và những đoạn sau đây có thể giúp giới thiệu sinh hoạt viết thư.

Hình Ảnh
Paul speaking to King Agrippa.

Em có thể nhớ rằng sau khi nghe chứng ngôn của Phao Lô về Chúa Giê Su Ky Tô, Vua Ạc Ríp Ba đã nói: “Thiếu chút nữa ngươi khuyên ta trở nên tín đồ Đấng Ky Tô!” Phao Lô mạnh dạn tâu: “Cầu xin Đức Chúa Trời, chẳng kíp thì chầy, không những một mình vua, nhưng hết thảy mọi người nghe tôi hôm nay đều trở nên [một Ky Tô Hữu] như tôi” ( Công Vụ Các Sứ Đồ 26:28–29).

Phao Lô và các Vị Sứ Đồ còn lại có ước muốn sâu xa là mang những người khác đến cùng Đấng Ky Tô qua những lời dạy và chứng ngôn của mình. Nhiều người trong số họ đã hy sinh mạng sống của mình và chết như những vị tuẫn đạo vì chính nghĩa của Đấng Ky Tô, để lại những lời dạy của họ trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ và Các Bức Thư. Hy vọng rằng em đã mang những chứng ngôn đó vào lòng mình và áp dụng những lời dạy của họ vào cuộc sống của chính em. Bây giờ đến lượt em dạy và làm chứng.

Em hãy viết một bức thư gửi cho bất kỳ người nào em chọn. Ví dụ, em có thể gửi cho chính mình lúc trước khi học Kinh Tân Ước năm ngoái, hay cho một người bạn không hiểu lý do em theo học lớp giáo lý, hoặc cho một người trong gia đình có thể có lợi ích từ chứng ngôn của em về Đấng Cứu Rỗi.

Dù người em chọn gửi thư của mình là ai, hãy bao gồm một hoặc nhiều câu trong các sách Công Vụ Các Sứ Đồ–Khải Huyền, cùng với việc những lẽ thật từ các câu này đã ban phước như thế nào cho cuộc sống của em. Những câu hỏi sau đây có thể giúp hướng dẫn cho em, nhưng em có thể tự chọn nội dung để viết.

  • Làm thế nào mà những điều em nghiên cứu đã giúp em đến cùng Đấng Ky Tô và tìm thấy sự bình an nơi Ngài?

  • Làm thế nào mà những điều em nghiên cứu đã giúp em chống lại hoặc chiến thắng điều xấu xa bằng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Làm thế nào mà những điều em nghiên cứu đã giúp em trả lời một câu hỏi hoặc giải quyết một nỗi lo lắng hoặc vấn đề?

  • Em muốn người nào đó biết điều gì khác để khuyến khích họ học Kinh Tân Ước và đến cùng Đấng Ky Tô?

Khi các học viên đã viết xong, mời những em tình nguyện đọc bức thư của các em cho cả lớp. Hãy chú ý đến cách các em bày tỏ lòng biết ơn và chứng ngôn của mình trong các bức thư. Cảm ơn học viên vì những điều các em đã viết và chia sẻ. Mời học viên cân nhắc chia sẻ bức thư của mình với người nào đó bên ngoài lớp học và tiếp tục nghiên cứu những lời của các vị tiên tri trong suốt cuộc đời của mình.

Làm chứng về Đấng Cứu Rỗi, lời của Ngài trong thánh thư và công việc của Ngài qua những người tôi tớ được Ngài chọn.

In