Lớp Giáo Lý
Khải Huyền 15–22


Khải Huyền 15–22

Khái Quát

Giăng, Vị Mặc Khải, đã vẽ một bức tranh sống động về sự tàn phá và tà ác sẽ đầy dẫy thế gian trong những ngày sau cùng mà đã được tiên tri. Trong những cảnh cuối cùng trong sự mặc khải vĩ đại của mình, ông đã nhìn thấy “trời mới và đất mới” và một thành phố thánh từ trời xuống (xin xem Khải Huyền 21:1–2). Ông làm chứng rằng Thượng Đế “sẽ ở với” người dân của thành phố này, “và họ sẽ làm dân Ngài” ( Khải Huyền 21:3).

Chuẩn Bị Giảng Dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên ý tưởng về những điều có thể cần được chuẩn bị trước cho mỗi bài học.

Khải Huyền 15–19

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên tin tưởng hơn trong việc trông cậy nơi Chúa Giê Su Ky Tô khi các em gặp phải những thử thách trong những ngày sau cùng.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những điều các em biết về các thử thách trong những ngày sau cùng và lý do các em có thể trông cậy nơi Chúa Giê Su Ky Tô. 

  • Tài liệu phát tay: “Các thiên sứ và bệnh dịch”, “Sự tà ác và quyền năng của Đấng Cứu Rỗi” và “Lễ cưới của Chiên Con”

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Chia học viên vào các phòng họp nhỏ cho các tùy chọn sinh hoạt A, B và C. Có thể cho học viên chọn hoặc phân nhóm ngẫu nhiên cho các em. Thỉnh thoảng vào từng phòng họp nhỏ để quan sát những điều học viên thảo luận và giúp đỡ nếu cần. Khi các phòng họp nhỏ kết thúc, có thể là hữu ích để chia sẻ với cả lớp một số sự hiểu biết sâu sắc mà mỗi nhóm đã thảo luận.

Khải Huyền 20:11–15

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên hiểu rõ hơn về Sự Phán Xét Cuối Cùng và chuẩn bị để có một kinh nghiệm tuyệt vời khi đứng trước Chúa Giê Su vào ngày đó.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc Khải Huyền 20:12 và chuẩn bị trước khi đến lớp với những câu hỏi của các em về Sự Phán Xét Cuối Cùng.

  • Hình ảnh cần trưng ra: Hình ảnh của Sự Phán Xét Cuối Cùng có ở đầu bài học

  • Học cụ cho học viên: Bản sao những lời phát biểu trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” có thể hữu ích

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Khuyến khích học viên sử dụng tính năng trò chuyện để chia sẻ những câu hỏi của các em về Sự Phán Xét Cuối Cùng. Điều này sẽ giúp các học viên khác tham khảo những câu hỏi của bạn cùng lớp khi các em suy ngẫm xem mình muốn nghiên cứu thêm câu hỏi nào.

Thông Thạo Giáo Lý: Khải Huyền 20:12

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên học thuộc lòng phần tham khảo thông thạo giáo lý và cụm từ thánh thư then chốt cho Khải Huyền 20:12 , giải thích giáo lý và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên ôn lại Khải Huyền 20:12 và chuẩn bị chia sẻ với cả lớp những điều các em đã học được về Sự Phán Xét Cuối Cùng và cách chúng ta có thể chuẩn bị cho ngày đó. 

  • Nội dung cần trưng ra: Năm câu hỏi sẽ giúp học viên giải thích giáo lý

  • Học viên trình bày: Cân nhắc yêu cầu ba học viên, mỗi người ôn lại trước buổi học một trong những nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh và chuẩn bị chia sẻ một bản tóm lược vắn tắt về nguyên tắc đó như một phần của bài học.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc sử dụng tính năng bảng trắng để cho học viên nhập vào những điều các em đã học về Sự Phán Xét Cuối Cùng. Sau đó, yêu cầu một số học viên nói chuyện với cả lớp về những điều các em đã nhập.

Khải Huyền 21–22

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên hiểu rằng cơ hội được sống với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô trong vương quốc thượng thiên là xứng đáng với mọi nỗ lực của các em.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm xem vương quốc thượng thiên có thể trông như thế nào và tại sao các em muốn thừa hưởng vương quốc đó.

  • Giấy phát tay: “Tại sao việc cố gắng để bước vào vương quốc thượng thiên lại xứng đáng để chúng ta nỗ lực hết sức”

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc chia sẻ màn hình của anh chị em để trưng ra tài liệu phát tay “Tại sao việc cố gắng để bước vào vương quốc thượng thiên lại xứng đáng để chúng ta nỗ lực hết sức” để học viên có thể tự nghiên cứu các nguồn tài liệu có trong đó. Hướng dẫn học viên nhập câu trả lời của các em cho tình huống trong cuộc trò chuyện nhưng khoan gửi đi. Mời một học viên sẵn lòng để gửi câu trả lời của mình và yêu cầu các học viên khác xem xét và thảo luận câu trả lời đó. Có thể lặp lại sinh hoạt này một hoặc hai lần nữa. Hoặc là, tất cả các học viên có thể gửi câu trả lời của mình cùng một lúc và các em có thể chọn những câu trả lời mà các em thích và chia sẻ lý do.

Đánh Giá Việc Học Tập của Em 12

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên đánh giá những mục tiêu đã đặt ra và sự phát triển mà các em đã có được khi học Kinh Tân Ước.

  • Học viên chuẩn bị: Khi học viên hoàn thành việc học Kinh Tân Ước, hãy mời các em tạo một bản liệt kê từ ba đến năm đoạn thánh thư có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất mà các em đã học trong năm nay.

  • Nội dung cần trưng ra: Những hướng dẫn cho sinh hoạt A và B

  • Hình ảnh cần trưng ra: Hình ảnh Phao Lô làm chứng trước Vua Ạc Ríp Ba

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Khi học viên bắt đầu viết thư, có thể là khôn ngoan để mời các em luôn bật camera. Điều này sẽ giúp anh chị em có thể quan sát hành vi của các em và biết được khi các em gần hoàn thành nhiệm vụ.