Lớp Giáo Lý
Thông Thạo Giáo Lý: Khải Huyền 20:12


Thông Thạo Giáo Lý: Khải Huyền 20:12

“Những Kẻ Chết Bị Xử Đoán Tùy Công Việc Mình Làm”

A teenage girls sits on her loft bed in her room. She has her feet hanging over the side of the bed. She appears to be reading her scriptures. This is in Maine.

Trong bài học trước, “Khải Huyền 20:11–15”, em đã học về Sự Phán Xét Cuối Cùng và vai trò của Đấng Cứu Rỗi với tư cách là Đấng Phán Xét của chúng ta. Bài học này sẽ giúp em học thuộc lòng phần tham khảo thông thạo giáo lý này và cụm từ thánh thư then chốt cho Khải Huyền 20:12, giải thích giáo lý và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Lắng nghe những câu trả lời của học viên. Hãy tránh khuynh hướng nghĩ về phần tiếp theo của giáo án trong khi học viên đang hỏi hoặc đang trả lời câu hỏi. Lắng nghe kỹ những điều các em chia sẻ và hỏi han thêm khi cần thiết để thực sự hiểu những câu hỏi và nhận xét của các em. Đôi khi, việc thảo luận về một đề tài mà học viên quan tâm hoặc giúp các em hiểu rõ hơn về một giáo lý còn quan trọng hơn là dạy hết tất cả các tài liệu trong một kế hoạch bài học.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên ôn lại Khải Huyền 20:12 và chuẩn bị chia sẻ với cả lớp những điều các em đã học được về Sự Phán Xét Cuối Cùng và cách chúng ta có thể chuẩn bị cho ngày đó.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Bài học thông thạo giáo lý này được biên soạn để dạy sau bài học “Khải Huyền 20:11–15,” là bài học về bối cảnh cho đoạn thông thạo giáo lý Khải Huyền 20:12 . Nếu cần chuyển bài học về đoạn thông thạo giáo lý này sang một tuần khác thì hãy nhớ cũng dạy bài học tương ứng này về bối cảnh trong tuần đó.

Cân nhắc yêu cầu ba học viên, mỗi người ôn lại trước buổi học một trong những nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh và chuẩn bị chia sẻ một bản tóm lược về nguyên tắc đó ở phần sau của bài học.

Học thuộc lòng và giải thích

Giúp học viên học thuộc lòng và giải thích câu thánh thư tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt cho Khải Huyền 20:12 bằng những phương pháp hiệu quả nhất cho các em.

Cân nhắc việc dặn các học viên nhớ rằng trong bài học trước, các em đã học một đoạn thông thạo giáo lý về Sự Phán Xét Cuối Cùng. Mời học viên xem liệu các em có thể tìm thấy đoạn này trong thánh thư trong vòng chưa đầy hai phút, bằng trí nhớ hoặc bằng cách sử dụng các nguồn tài liệu khác.

Sinh hoạt sau đây có thể giúp em học thuộc lòng phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt “và những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm” ( Khải Huyền 20:12):

  • Đọc to phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt năm lần.

  • Sau đó, viết thuộc lòng phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt vào một tờ giấy ba lần. Sau mỗi lần như vậy, hãy kiểm tra mức độ chính xác và thực hiện bất kỳ điều chỉnh cần thiết nào trong lần tiếp theo.

Cân nhắc hỏi một học viên xem liệu em có thể đọc thuộc lòng phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt hoặc mời cả lớp cùng nhau đọc lại những phần này.

Thay vì sử dụng sinh hoạt sau đây, hãy cân nhắc viết phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt lên trên bảng và mời những em tình nguyện viết xung quanh phần này những lẽ thật mà các em đã học được về Sự Phán Xét Cuối Cùng. Sau đó, mời một vài học viên giải thích thêm với cả lớp về những điều các em đã viết.

Hãy nhớ lại rằng trong bài học trước, em đã nghiên cứu lẽ thật rằng Thượng Đế sẽ phán xét chúng ta dựa trên những quyển sách đã được ghi lại thể theo những việc làm của chúng ta. Để giúp em đánh giá mức độ hiểu biết của mình về lẽ thật này, hãy tưởng tượng rằng một người em ruột hỏi em những câu hỏi sau đây trong khi học thánh thư cùng với gia đình. Em hãy trả lời càng nhiều câu hỏi càng tốt.

Nếu yêu cầu học viên trả lời những câu hỏi sau đây, thì hãy trưng ra các câu hỏi đó cho các em và cân nhắc mời các em thảo luận về câu trả lời của mình với một người bạn cùng nhóm. Đi quanh phòng và lắng nghe câu trả lời của các em. Nếu học viên cần giúp đỡ, thì hãy nhắc các em nhớ lại tài liệu đã học trong bài học “Khải Huyền 20:11–15.”

  • Ai sẽ bị phán xét?

  • Ai sẽ là Đấng phán xét của chúng ta và tại sao?

  • Chúng ta sẽ bị phán xét dựa trên điều gì?

  • Chúng ta sẽ bị phán xét dựa trên những quyển sách nào? (Xin xem Khải Huyền 20:12 .)

  • Làm thế nào chúng ta có thể sẵn sàng cho sự phán xét?

Bây giờ, đã được vài phút kể từ khi em tập học thuộc lòng cụm từ thánh thư then chốt cho Khải Huyền 20:12 , hãy xem liệu em có thể đọc thuộc lòng cụm từ đó hay không. Kiểm tra mức độ chính xác của em nếu cần.

Luyện tập cách áp dụng

Nếu đã yêu cầu ba học viên, mỗi người chuẩn bị một bản tóm tắt về một nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh trước buổi học, thì hãy mời các em chia sẻ bản tóm tắt của mình với cả lớp vào lúc này. Nếu không yêu cầu học viên trước, thì hãy cân nhắc mời ba em tình nguyện, mỗi em tóm tắt một trong các nguyên tắc. Hãy nhớ khen ngợi và xác nhận khi mỗi em tóm tắt được một trong các nguyên tắc.

Việc áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh có thể giúp chúng ta trong các tình huống thực tế. Hãy tóm tắt ngắn gọn các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh bằng từ ngữ của riêng em. Sau đó, ôn lại các đoạn 5–12 của phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong phần Tài Liệu Chính yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022), tìm kiếm bất kỳ lẽ thật bổ sung nào mà em có thể đưa vào bản tóm tắt của mình.

Đối với sinh hoạt sau đây, hãy cân nhắc mời học viên chia sẻ các tình huống của riêng các em, mà trong tình huống đó có người cần hiểu rõ hơn lẽ thật về Sự Phán Xét Cuối Cùng. Sau đó, cân nhắc thay thế một hoặc cả hai tình huống trong bài học bằng một (hoặc nhiều) tình huống do học viên chia sẻ.

Hãy đọc các tình huống sau và chọn một tình huống em muốn tập trung cho sinh hoạt sau đây. Suy ngẫm xem tại sao một người trong tình huống đó lại có thể cảm thấy như vậy. Em có thể liên tưởng đến cảm giác của một trong hai người thiếu nữ này không? Suy ngẫm về những điều có thể em chưa hiểu về Sự Phán Xét Cuối Cùng mà có thể giúp ích cho em.

1. Stephanie có một số người bạn sống theo cách của thế gian. Cô thừa nhận rằng mặc dù họ đang vi phạm các giáo lệnh, nhưng những điều họ đang làm đôi khi trông rất thú vị. Cô ấy đã không nhận thấy những hậu quả tiêu cực lớn đến từ sự lựa chọn của họ và đang cân nhắc việc tham gia cùng họ.

2. Kayla là một thiếu nữ ngay chính, khiêm nhường hối cải khi mắc lỗi, nhưng cô vẫn cảm thấy sợ hãi khi mọi người nói về Sự Phán Xét Cuối Cùng. Cô ấy cố gắng không nghĩ về việc đó.

Học viên có thể hoàn thành sinh hoạt sau đây độc lập hoặc với một người bạn cùng nhóm.

Hãy viết một bức thư cho Stephanie hoặc Kayla mà em tin rằng có thể giúp cô ấy tránh được sự hối tiếc trong tương lai hoặc nỗi sợ hãi không đáng có. Hoặc, em có thể chọn viết thư cho người mà em biết cuộc sống của người đó có thể được ban phước khi hiểu rõ hơn về Sự Phán Xét Cuối Cùng. Hãy gồm vào trong lá thư của em cách áp dụng từng nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh cho hoàn cảnh của người đó. Em có thể cân nhắc những điều sau đây khi quyết định điều cần viết.

  • Làm thế nào em có thể giúp Stephanie hoặc Kayla nhìn nhận mọi thứ từ một góc độ vĩnh cửu? Điều này có thể giúp ích cho cô ấy như thế nào?

  • Em đã học được điều gì về Cha Thiên Thượng, Chúa Giê Su Ky Tô và kế hoạch cứu rỗi mà có thể giúp ích cho Stephanie hoặc Kayla? Bằng cách nào em học được những lẽ thật này?

  • Em sẽ gợi ý cho cô ấy tìm đến những nguồn phương tiện thiêng liêng nào do Chúa quy định để tìm hiểu lẽ thật về Sự Phán Xét Cuối Cùng? Làm thế nào mà những lẽ thật được dạy trong Khải Huyền 20:12 có thể giúp ích cho cô ấy?

  • Làm thế nào em có thể khuyến khích cô ấy hành động với đức tin bây giờ và trong tương lai?

Cho học viên cơ hội để chia sẻ thành tiếng với cả lớp hoặc một nhóm nhỏ những điều các em đã viết cho bạn thiếu nữ trong tình huống các em đã chọn. Hãy lắng nghe kỹ khi các em chia sẻ, và cân nhắc hỏi thêm để giúp gia tăng sự hiểu biết của các em, chẳng hạn như sau: “Có những câu thánh thư hoặc lời phát biểu cụ thể nào của các vị lãnh đạo Giáo Hội mà có thể giúp ích cho bạn ấy không? Những câu đó có thể giúp ích như thế nào?” “Điều gì đã giúp các em hiểu và chuẩn bị cho Sự Phán Xét Cuối Cùng? Các em có muốn khuyến khích Stephanie hoặc Kayla làm điều gì đó tương tự không? Tại sao có hoặc tại sao không?”

Hãy mời các em cố gắng đọc thuộc lòng lại một lần nữa trước khi rời lớp học nếu điều đó có thể giúp học viên nhớ kỹ hơn cụm từ thánh thư then chốt trong Khải Huyền 20:12 .

Ôn lại phần thông thạo giáo lý

Khi bắt đầu hoặc kết thúc bài học sắp tới, hãy dành không quá ba đến năm phút để xem lại đoạn thông thạo giáo lý Khải Huyền 20:12 . Một cách thức để thực hiện điều này là trưng ra câu thánh thư tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt, thay thế hai hoặc ba từ bằng các khoảng trống. Sau khi học viên điền chính xác vào khoảng trống, hãy trưng ra lại phần tham khảo và cụm từ then chốt với các khoảng trống khác nhau. Có thể lặp lại điều này nhiều lần với các khoảng trống khác nhau mỗi lần như vậy.