Lớp Giáo Lý
Khải Huyền 15–19


Khải Huyền 15–19

“Chiên Con Sẽ Được Thắng”

“He Comes Again to Rule and Reign” by Mary R. Sauer. Jesus Christ is descending to Earth at his Second Coming. There are men, women, and children surrounding him. He is wearing a red robe and is looking down at those who are gathering.

Điều gì đến với tâm trí khi em nghĩ về những ngày sau cùng đã được tiên tri? Giăng, Vị Mặc Khải, đã vẽ nên một bức tranh sống động về sự hủy diệt và tà ác sẽ đầy dẫy thế gian. Nhưng những trường hợp này sẽ không kéo dài. Chúa Giê Su Ky Tô “sẽ được thắng, vì là Chúa của các chúa, Vua của các vua” (Khải Huyền 17:14). Bài học này có thể giúp em trông cậy nơi Chúa Giê Su Ky Tô một cách đầy tin tưởng hơn khi em gặp phải những thử thách trong những ngày sau cùng.

Tập trung vào Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Không có gì sẽ ban phước cho học viên nhiều hơn việc biết và yêu mến Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Trong khi chuẩn bị và giảng dạy các bài học, hãy liên tục tìm kiếm sự soi dẫn về những cách thức giúp các em thực hiện được điều này.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những điều các em biết về các thử thách trong những ngày sau cùng và lý do các em có thể trông cậy nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Những tai họa, thử thách và đức tin nơi Chúa

Illustration of angels pouring out the bowls of wrath onto the earth from the book of Revelation.

Là một phần trong khải tượng của Giăng, Chúa đã cho ông thấy bảy thiên sứ trút những tai họa khác nhau xuống những kẻ tà ác trong những ngày sau cùng. Những tai họa này bao gồm ghẻ chốc lở loét, biển biến ra huyết, cái nóng như thiêu đốt, bóng tối tăm, sự đau đớn, sấm chớp, động đất và mưa đá lớn (xin xem Khải Huyền 16).

Hãy suy ngẫm về những câu hỏi sau đây:

  • Em còn biết gì nữa về những thử thách và sự tà ác trong những ngày sau cùng? Em cảm thấy như thế nào về những thử thách này?

  • Em cảm thấy tin tưởng đến mức nào rằng Chúa có thể giúp em vượt qua mọi thử thách mà mình có thể gặp phải? Tại sao?

Trước khi Giăng viết về sự tàn phá và những thử thách sẽ giáng xuống dân chúng trên thế gian trong những ngày sau cùng, ông đã mô tả một điều khác. Hãy đọc Khải Huyền 15:2–4 và cố gắng tưởng tượng những điều Giăng đã nhìn thấy.

Điều đó có thể giúp học viên so sánh những điều Giăng dạy về “biển bằng pha ly [pha lê]” trong câu 2 với những điều Joseph Smith dạy về biển đó trong Giáo Lý và Giao Ước 130:6–7 .

  • Tại sao có thể là hữu ích khi tìm hiểu về Các Thánh Hữu được tôn cao ở trong chốn hiện diện của Thượng Đế trước khi đọc về những tai họa được Giăng mô tả sau đó?

Khi em tiếp tục học, hãy tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh để giúp em biết và hiểu rằng em có thể tìm đến Chúa để được giúp đỡ trong những thử thách của những ngày sau cùng. Để giúp em hiểu rõ hơn về những điều đang được dạy trong mỗi chương em sẽ học, hãy cân nhắc đọc các đề mục chương trước khi đọc các câu.

Color Handouts Icon

Cân nhắc sao chép và phân phát cho học viên những tài liệu phát sau đây. Sinh hoạt này không nhằm yêu cầu học viên hoàn thành tất cả các sinh hoạt được gợi ý. Có thể chỉ định các sinh hoạt để học viên hoàn thành hoặc các em có thể chọn các sinh hoạt các em thấy hứng thú nhất. Học viên có thể làm việc một mình hoặc theo nhóm nhỏ, tùy theo nhu cầu học tập của mình.

Trong khi học viên đang học, hãy cân nhắc di chuyển xung quanh phòng để sẵn sàng giúp đỡ học viên khi có những câu thánh thư hoặc câu hỏi khó. Hãy nhớ rằng chúng ta không biết cách diễn giải về tất cả những điều Giăng đã nhìn thấy. Trong khi di chuyển xung quanh phòng, hãy cùng học viên nghiên cứu và cân nhắc đặt những câu hỏi như sau: “Mặc dù chúng ta có thể không hiểu tất cả các chi tiết, em nghĩ rằng Giăng có thể đang cố gắng truyền đạt ý tưởng hoặc nguyên tắc chung nào trong những câu này?” “Em đã học được điều gì khác trong sách Khải Huyền có thể giúp ích cho câu hỏi này?” Cân nhắc tìm kiếm thêm thông tin trong các chương 5556 của New Testament Student Manual [năm 2014].

Tùy Chọn A: Các thiên sứ và các tai họa

Việc nghĩ về những tai họa mà Giăng đã thấy trong Khải Huyền 16 có thể khiến chúng ta lo lắng. Tuy nhiên, việc gia tăng đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp chúng ta vượt qua những lo lắng của mình. Điều quan trọng cần lưu ý là khi các thiên sứ trút xuống các tai họa của họ, họ đã làm chứng về thiên tính của Chúa. Việc biết được thiên tính của Ngài có thể giúp chúng ta gia tăng đức tin nơi Ngài.

Hãy đọc Khải Huyền 16:5, 7 , tìm kiếm xem các thiên sứ đã mô tả Chúa và sự phán xét của Ngài như thế nào. Viết vào bong bóng lời thoại sau đây những điều các em cảm thấy các thiên sứ đã nói.

  • Tại sao có thể là hữu ích cho chúng ta để hiểu được thiên tính của Chúa khi chúng ta học về sự phán xét của Ngài?

  • Điều đó đã giúp em hiểu được Thượng Đế vào lúc nào trong cuộc sống của em? Việc ghi nhớ thiên tính của Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp em trông cậy nơi Ngài ra sao?

New Testament Seminary Teacher Manaul - 2023

Tùy Chọn B: Sự tà ác và quyền năng của Đấng Cứu Rỗi

Hãy nghĩ về một số ví dụ về sự tà ác trên thế gian và ảnh hưởng của nó đến chúng ta.

  • Nếu em phải nghĩ ra một biểu tượng để tượng trưng cho sự tà ác của thế gian, thì đó sẽ là gì? Tại sao?

  • Nếu em phải nghĩ về một biểu tượng hoặc danh xưng tôn kính mô tả Đấng Cứu Rỗi và cách Ngài có thể giúp chúng ta vượt qua sự tà ác này, thì đó sẽ là gì? Tại sao?

Chia một trang trong nhật ký của em thành hai phần. Hãy đọc Khải Huyền 17:3–7, 14 , và hình dung những biểu tượng được Giăng sử dụng trong những câu này. Trên một bên trang đã chia trong nhật ký của em, hãy viết ra những từ hoặc cụm từ chính được sử dụng để mô tả sự tà ác. Ở bên kia, viết các biểu tượng mô tả Chúa Giê Su Ky Tô và những người ngay chính. Những trợ giúp về từ ngữ sau đây có thể hữu ích:

Dâm uế ( Khải Huyền 17:4): những hành vi tình dục trái đạo đức. Nó cũng có thể là “một biểu tượng cho sự bội giáo” (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Thông Dâm ”, scriptures.ChurchofJesusChrist.org)

Ba By Lôn ( Khải Huyền 17:5): tên của một thành phố nổi tiếng tà ác, được dùng làm biểu tượng cho sự tà ác và trần tục

Kẻ tà dâm ( Khải Huyền 17:5): kẻ nào đó thực hiện hành vi tình dục trái đạo đức vì tiền hoặc để đổi chác

Lấy làm lạ ( Khải Huyền 17:6): ngạc nhiên, kinh ngạc

  • Em đã học được gì từ những biểu tượng mình đã đọc được?

  • Các danh xưng dành cho Chúa Giê Su Ky Tô trong câu 14 giúp em hiểu gì về Ngài?

  • Em biết gì về cách mà Chiên Con, hoặc Chúa Giê Su Ky Tô, chiến thắng mọi sự tà ác? (Xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Chiên Con của Thượng Đế ”, scriptures.ChurchofJesusChrist.org.) Điều này có nghĩa gì đối với em?

New Testament Seminary Teacher Manaul - 2023

Tùy Chọn C: Lễ cưới Chiên Con

  • Các gia đình thường hành lễ trong đám cưới vì một số lý do nào?

Giăng đã sử dụng hình ảnh của một lễ cưới để dạy chúng ta về những ngày sau cùng. Lễ cưới được ông mô tả tượng trưng cho Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi.

Hãy vẽ một bức tranh đơn giản về cô dâu và chú rể và viết những điều em học được về mỗi người trong khi học.

Đọc Khải Huyền 19:7–9 để xem Chúa khuyến khích chúng ta cảm nhận như thế nào về lễ cưới này. Cô dâu trong những câu này tượng trưng cho các tín hữu của Giáo Hội của Chúa, những người đang chuẩn bị cho sự trở lại của Đấng Ky Tô.

  • Theo câu 8 , chúng ta cần chuẩn bị cho lễ cưới này như thế nào? Điều đó có thể có ý nghĩa gì đối với em?

  • Lễ cưới là một biểu tượng thích hợp cho mối quan hệ giao ước của chúng ta với Chúa Giê Su Ky Tô về những phương diện nào?

  • Làm thế nào mà sự trở lại của Đấng Cứu Rỗi là thời điểm vui mừng đối với em?

Hãy đọc những câu thánh thư sau đây và suy ngẫm về những điều em có thể làm để chuẩn bị cho thời điểm khi Chúa Giê Su tái lâm. Em có thể muốn đánh dấu những điều mình tìm thấy trong thánh thư hoặc viết về những điều đó trong nhật ký.

Khải Huyền 7:13–14

3 Nê Phi 27:19–21

  • Em cảm thấy như thế nào về Chúa Giê Su Ky Tô và những điều Ngài đã làm để chuẩn bị em cho sự tái lâm của Ngài?

New Testament Seminary Teacher Manaul - 2023

Yêu cầu học viên chia sẻ những điều các em đã học được, đặc biệt là về Chúa Giê Su Ky Tô. Nếu học viên không hiểu các khía cạnh của những điều các em đã học, hãy trấn an các em và mời các em chia sẻ những điều các em đã biết được. Khuyến khích học viên tiếp tục học thánh thư hằng ngày và xây dựng lòng tin cậy nơi Đấng Cứu Rỗi. Giúp học viên nhận thấy rằng những biểu tượng, danh hiệu và thiên tính mà các em nghiên cứu trong thánh thư minh họa rằng Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp chúng ta chiến thắng sự tà ác trong những ngày sau cùng.

  • Em muốn ghi nhớ hoặc làm điều gì?

  • Em cảm thấy điều này có thể giúp ích gì cho mình trong những thử thách của những ngày sau cùng?

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Khải Huyền 17 . Tôi có thể học được gì từ biểu tượng về người đàn bà trên con thú?

Các từ được sử dụng để mô tả người đàn bà cưỡi trên con thú chứng thực sức mạnh chính trị và hủy diệt to lớn của bà ta đối với các quốc gia, vương quốc và các dân tộc. … Quần áo của bà ta mô tả quyền lực và sự giàu có (xin xem câu 4); bà ta là “mẹ kẻ tà dâm”, điều này cho thấy rằng bà ta đã sinh ra các hình thức tà dâm khác—các tổ chức, chính phủ và hệ tư tưởng sinh ra sự tà ác ( câu 5). Giăng ghi lại rằng ông đã rất ngạc nhiên về sự tà ác kinh khủng của người đàn bà (xin xem câu 6 , cước chú c). Tuy nhiên, cuối cùng bà ta sẽ bị lật đổ bởi những người mà bà ta từng cai trị trước đây (xin xem câu 16 ; 1 Nê Phi 22:13). …

Phần mô tả của Giăng trong những câu này có thể có ý nghĩa là trong những ngày sau cùng, lối sống tình dục vô luân, sự giàu có và bạo lực sẽ đầy dẫy thế gian (xin xem thêm 1 Nê Phi 13:5–9). Các tổ chức, chính phủ và những người chấp nhận lối sống này có thể được coi là một phần của Ba By Lôn. (New Testament Student Manual [năm 2014], trang 560)

Tôi có thể tìm hiểu thêm về các biểu tượng trong Khải Huyền 15–19 ở đâu?

Để biết chú thích dẫn giải về các biểu tượng trong các chương này, em có thể tham khảo các chương 5556 của New Testament Student Manual (năm 2014), trên trang ChurchofJesusChrist.org.

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Hạn chế ảnh hưởng của Ba By Lôn đối với chúng ta

Nếu học viên có lợi ích từ việc chú trọng nhiều hơn vào cách chiến thắng Ba By Lôn, cân nhắc sử dụng bài nói chuyện của Anh Cả David R. Stone thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi, “Si Ôn ở Giữa Ba Bi Lôn”, Liahona, tháng Năm năm 2006, trang 90–93. Có thể sử dụng phép so sánh của ông về đền thờ Manhattan để giúp học viên nhận ra tầm quan trọng của việc gia tăng thời gian của các em ở cùng Đấng Cứu Rỗi trong khi hạn chế ảnh hưởng của Ba By Lôn lên các em. Học viên cũng có thể có lợi ích khi nghiên cứu và thảo luận về những tiêu chuẩn của Chúa dành cho các em trong Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ (cuốn sách nhỏ, 2011).

Khải Huyền 19:10 . “Chứng ngôn về Chúa Giê Su là tinh thần tiên tri”

Học viên có thể có lợi ích khi hiểu được sức mạnh của chứng ngôn về Chúa Giê Su Ky Tô. Mời học viên đọc Khải Huyền 19:10 để biết định nghĩa về “chứng ngôn của Chúa Giê Su”. Giúp học viên khám phá ra rằng “tinh thần tiên tri” ( câu 10) đề cập đến ân tứ của sự mặc khải và sự soi dẫn từ Thượng Đế, cho phép chúng ta tiếp nhận và nói lời của Ngài (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Tiên Tri, Lời ”, scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Mời học viên suy ngẫm xem làm thế nào các em có thể ban phước cho những người khác và chuẩn bị thế gian cho Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô qua chứng ngôn của mình về Chúa Giê Su Ky Tô.

Biểu Tượng về Chúa Giê Su Ky Tô vào Ngày Tái Lâm của Ngài

Để giúp học viên tìm hiểu về Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô, cân nhắc cho các em xem hình ảnh sau đây và mời học viên đọc Khải Huyền 19:11–16 . Mời học viên thảo luận về các biểu tượng mà các em tìm thấy.

Book of Revelation Transparencies

Phần giúp đỡ học tập và các thánh thư khác có thể giúp tiết lộ ý nghĩa của các biểu tượng. Ví dụ, để hiểu rõ hơn tại sao có một lưỡi gươm ở miệng Chúa Giê Su Ky Tô ra hoặc tại sao Ngài “cai trị …bằng một cây gậy sắt” ( Khải Huyền 19:15), hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 11:21 Nê Phi 11:25 .