Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 25


Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 25

Hiểu Rõ và Áp Dụng

Hình Ảnh
A woman is sitting against a tree reading her scriptures. It is a nice sunny day with clouds in the sky. She has a flower in her hair.

Một trong những mục đích của việc thông thạo giáo lý là giúp em hiểu và áp dụng các đoạn thông thạo giáo lý vào hoàn cảnh của riêng mình hoặc khi em giúp đỡ những người khác. Bài học này sẽ tạo cơ hội cho em hiểu sâu hơn và áp dụng những lẽ thật có trong 13 đoạn thông thạo giáo lý từ nửa sau của Kinh Tân Ước.

Học viên chuẩn bị: Cân nhắc cho học viên một bản sao giấy phát tay có trong bài học này. Mời học viên ôn lại các phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt và suy ngẫm các tình huống mà trong đó việc hiểu những đoạn này có thể hữu ích.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Có thể cần dạy bài học về đoạn thông thạo giáo lý thay cho bài học ôn tập này. Hãy tham khảo thời khóa biểu do vị giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hay khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

Được củng cố nhờ những lẽ thật của phúc âm

Chủ Tịch M.Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ từng nói rằng một trong những mục đích của việc thông thạo giáo lý là sẽ tập trung vào “việc xây đắp và củng cố đức tin của [chúng ta] nơi Chúa Giê Su Ky Tô và củng cố [chúng ta] với nhiều khả năng hơn để sống theo và áp dụng phúc âm trong cuộc sống của [chúng ta]” (“The Opportunities and Responsibilities of CES Teachers in the 21st Century” [buổi họp tối với một Vị Thẩm Quyền Trung Ương, ngày 26 tháng Hai năm 2016], broadcasts.ChurchofJesusChrist.org). Nói cách khác, những đoạn thông thạo giáo lý nhằm làm cho đức tin của em trở nên mạnh mẽ hơn!

Hãy tưởng tượng rằng một ngày nào đó em có những người bạn nói với em sau khi học lớp giáo lý rằng họ cảm thấy thông thạo giáo lý là một việc lãng phí thời gian. Họ cảm thấy những đoạn thông thạo giáo lý không có ích và không nhận thấy những đoạn đó có thể giúp ích như thế nào cho họ trong cuộc sống.

Sử dụng bảng biểu được cung cấp, hãy suy ngẫm về những đoạn em đã học trong nửa này của Kinh Tân Ước. Suy ngẫm xem những đoạn nào là một phước lành hoặc một sự giúp đỡ cho em.

Trưng ra các phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt sau đây, hoặc cung cấp tài liệu phát tay cho học viên.

Thông Thạo Giáo Lý trong Kinh Tân Ước: 1 Cô Rinh Tô–Khải Huyền

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

1 Cô Rinh Tô 6:19–20

“Thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh.”  

1 Cô Rinh Tô 11:11

“Song trong Chúa thì chẳng phải đàn bà ngoại đàn ông, cũng chẳng phải đàn ông ngoại đàn bà.”  

1 Cô Rinh Tô 15:20–22

“Như trong A Đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng [Ky Tô] mọi người đều sẽ sống lại.”  

1 Cô Rinh Tô 15:40–42

Trong Sự Phục Sinh, có ba đẳng cấp vinh quang.  

Ê Phê Sô 1:10

“Trong khi kỳ mãn … hội hiệp muôn vật lại trong Đấng [Ky Tô].”  

Ê Phê Sô 2:19–20 

Giáo Hội “đã được dựng nên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Giê Su Ky Tô là đá góc nhà.”  

2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3

“Ngày Chúa [sẽ không đến]… vì phải có sự bỏ đạo đến trước.”  

2 Ti Mô Thê 3:15–17

“Kinh Thánh … có thể khiến con khôn ngoan để được cứu.”  

Hê Bơ Rơ 12:9

Cha Thiên Thượng là “Cha về phần hồn.”   

Gia Cơ 1:5–6

“Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời.”  

Gia Cơ 2:17–18

“Nếu đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết.”  

1 Phi E Rơ 4:6

“Tin Lành cũng đã giảng ra cho kẻ chết.”  

Khải Huyền 20:12

“Những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm.”  

Hình Ảnh
New Testament Seminary Teacher Manaul - 2023
  • Em đã được ban phước, củng cố hoặc vững mạnh ra sao nhờ bất kỳ đoạn thông thạo giáo lý nào đã học được trong năm nay?

Để mời Đấng Cứu Rỗi xây đắp, củng cố và làm cho chúng ta được vững mạnh qua các đoạn thông thạo giáo lý, chúng ta phải gia tăng sự hiểu biết và khả năng của mình để áp dụng những lẽ thật có trong các đoạn này. Những sinh hoạt sau đây nhằm giúp em thực hiện điều này.

Hiểu và ghi nhớ những lẽ thật phúc âm

Một cách để hiểu rõ hơn và ghi nhớ những lẽ thật có trong các đoạn thông thạo giáo lý là so sánh những lẽ thật đó với các đồ vật và tình huống hằng ngày.

Chọn hai trong số các đoạn mà em muốn hiểu rõ hơn và ôn lại các cụm từ thánh thư then chốt của những đoạn đó.

Tùy thuộc vào nhu cầu của học viên và thời gian hiện có, học viên có thể chọn nhiều hơn hai đoạn cho sinh hoạt này.

a) Vẽ hoặc chụp ảnh một đồ vật hoặc tình huống mà em cảm thấy liên quan đến cụm từ thánh thư then chốt trong đoạn đó. (Ví dụ, đối với Gia Cơ 1:5–6, em có thể vẽ người nào đó đang cầu nguyện. Đối với 1 Cô Rinh Tô 15:40–42, em có thể vẽ hoặc chụp ảnh mặt trời, mặt trăng hoặc các vì sao.)

b) Viết một lời giải thích ngắn gọn về cách mà bức tranh của em liên quan đến lẽ thật được dạy trong đoạn đó.

Cân nhắc mời học viên chia sẻ bức vẽ hoặc ảnh của các em, cùng với lời giải thích, với một người bạn cùng nhóm hoặc một nhóm nhỏ. Cũng có thể là hữu ích nếu mời một vài học viên chia sẻ bức tranh và giải thích với cả lớp.

Áp dụng những lẽ thật phúc âm

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy một lẽ thật có thể giúp chúng ta hiểu và áp dụng những đoạn thông thạo giáo lý. Ông dạy rằng các nguyên tắc phúc âm cung ứng “quan điểm quý báu về lẽ thật vĩnh cửu trong khi chúng ta đương đầu với những hoàn cảnh, thử thách, quyết định, và kinh nghiệm khác nhau của cuộc sống trần thế” (“Các Nguyên Tắc Phúc Âm của Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 123–124). Các nguyên tắc có trong các đoạn thông thạo giáo lý có thể giúp chúng ta với nhiều tình huống trong cuộc sống của mình.

Chọn hai đoạn có các nguyên tắc mà em muốn biết cách áp dụng vào cuộc sống của mình. Hai đoạn đó có thể giống với những đoạn em đã chọn trước đó, hoặc có thể là những đoạn khác.

Tùy thuộc vào nhu cầu của học viên và thời gian hiện có, học viên có thể chọn nhiều hơn hai đoạn cho sinh hoạt này.

Đối với mỗi đoạn, hãy mô tả một tình huống mà một người nào đó có thể áp dụng lẽ thật được dạy trong đoạn đó. Ví dụ, một người trẻ tuổi có thể có nhiều động lực hơn để tham gia vào công việc lịch sử gia đình bằng cách gia tăng chứng ngôn của họ về giáo lý cứu rỗi người chết được dạy trong 1 Phi E Rơ 4:6 .

Giải thích xem làm thế nào mà việc áp dụng lẽ thật được dạy trong mỗi đoạn em đã chọn có thể giúp người đó nhận được sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi.

Cân nhắc cung cấp cho mỗi học viên một tấm thẻ hoặc tờ giấy và yêu cầu các em viết phần tham khảo thông thạo giáo lý, tình huống, và lời giải thích về cách mà lẽ thật được dạy trong đoạn thông thạo giáo lý đó có thể giúp ích cho người nào đó. Sau đó, hãy thu thập các tấm thẻ hoặc tờ giấy, và đọc các tình huống để có thể khuyến khích học viên tham gia và được hướng dẫn, sau đó mời cả lớp đoán xem đoạn nào có thể hữu ích nhất trong mỗi tình huống và giải thích tại sao. Nếu học viên nhận ra một đoạn khác với đoạn viết trên giấy, hãy mời học viên đó giải thích xem đoạn mà các em đã đề cập cũng có thể hữu ích như thế nào.

Học viên có thể đoán cùng với cả lớp, theo cặp hoặc nhóm nhỏ, hoặc riêng cá nhân.

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Học thuộc lòng

Nếu học viên có thể cần luyện tập nhiều hơn để học thuộc lòng các cụm từ thánh thư then chốt và phần tham khảo thông thạo giáo lý, hãy cân nhắc thực hiện một số hoặc tất cả các sinh hoạt sau đây:

  • Trưng ra tất cả các phần tham khảo thánh thư thông thạo giáo lý và cụm từ thánh thư then chốt không theo thứ tự. Mời học viên xem có bao nhiêu phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt mà các em có thể ghép nối chính xác. Sau đó, mời học viên kiểm tra bài làm của các em bằng cách sử dụng sách thánh thư của mình.

  • Chỉ trưng ra một phần của các cụm từ thánh thư then chốt và mời học viên hoàn thành các cụm từ đó và cung cấp các phần tham khảo thánh thư.

  • Bắt đầu đọc các cụm từ thánh thư then chốt một cách chậm rãi, từng từ một. Khi học viên nghĩ rằng các em biết cụm từ thánh thư then chốt nào đang được đọc, các em có thể mở đến cụm từ đó trong thánh thư của mình.

  • Nếu được, hãy cân nhắc mời học viên sử dụng ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý để tập học thuộc lòng.

Đóng diễn

Chị Joy D. Jones, cựu Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Nhi, đã nói rằng việc đóng diễn “có thể củng cố con cái để được chuẩn bị cho một môi trường đầy thử thách” (“Những Cuộc Trò Chuyện Thiết Yếu”, Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 13). Có thể mời học viên nhận ra một tình huống mà một lẽ thật từ một đoạn thông thạo giáo lý có thể giúp ích. Sau đó, các em có thể đóng diễn cách phản ứng với tình huống đó bằng cách sử dụng lẽ thật từ đoạn thông thạo giáo lý.

In