Lớp Giáo Lý
Khải Huyền 6–7


Khải Huyền 6–7

“Còn Ai Đứng Nổi?”

Hình Ảnh
A family gathers inside the Conference Center. They are looking at a statue of the Christus.

Là một phần trong sự mặc khải của mình, Giăng đã nhìn thấy một khải tượng về Chiên Con của Thượng Đế đang mở sáu cái ấn đầu tiên của một cuốn sách được đóng ấn. Khi mở cái ấn thứ sáu, Giăng đã được cho thấy những hoạn nạn lớn, sau đó là khải tượng về những người tôi tớ của Thượng Đế, là những người đã trở nên thanh sạch nhờ huyết chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi, đang thờ phượng trước ngai của Thượng Đế (xin xem Khải Huyền 7:9–15). Bài học này có thể giúp em cảm thấy tầm quan trọng của việc trông cậy nơi Chúa Giê Su Ky Tô để trở nên thanh sạch và luôn trung tín trong những hoạn nạn của những ngày sau cùng.

Ghi nhận những đóng góp của học viên. Hãy tìm kiếm những cách thức để ghi nhận và khen ngợi những đóng góp của mỗi học viên. Thường xuyên cho học viên biết rằng sự tham gia của các em vào tiến trình học tập là điều cần thiết và được đánh giá cao.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc câu hỏi trong Khải Huyền 6:17 và chuẩn bị trước buổi học để chia sẻ những điều các em nghĩ sẽ cần để chống lại những hoạn nạn trong những ngày sau cùng.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Mở sáu cái ấn đầu tiên

Trong nhật ký ghi chép việc học tập của em, hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Điều gì làm em lo lắng vì sống trong những ngày sau cùng? Tại sao?

  • Điều gì khiến em hào hứng khi sống trong những ngày sau cùng? Tại sao?

Hình Ảnh
A modern replica of an ancient papyrus scroll, folded and sealed with multiple clay seals. Sealing an ancient document in this way identified its owner and his authority, made the document legally binding, and protected it from unauthorized disclosure. Jesus Christ’s role as the only person worthy to open and read the sealed book in Revelation 5 highlights His authority as the executor of God’s plan of salvation.

Hãy nhớ lại rằng trong Khải Huyền 5 , Giăng đã thấy một cuốn sách có bảy cái ấn mà chỉ có Chúa Giê Su Ky Tô mới xứng đáng để mở chúng. Mỗi cái ấn tượng trưng cho khoảng thời gian 1.000 năm trong lịch sử thế tục của trái đất (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 77:7). Bắt đầu trong Khải Huyền 6:12 , Giăng đã nhìn thấy khi cái ấn thứ sáu được mở ra. Cái ấn thứ sáu tượng trưng cho hàng nghìn năm ngay trước Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô và có thể bao gồm thời kỳ chúng ta đang sống hiện nay.

Để biết thông tin và cách diễn giải về các biểu tượng được Giăng mô tả cho sáu cái ấn đầu tiên (xin xem Khải Huyền 6:1–11), xin xem “Revelation 6. The First Six Seals” trong New Testament Student Manual (năm 2014), trang 542–543.

Hãy đọc Khải Huyền 6:12–16 , tìm kiếm một số sự kiện Giăng đã nhìn thấy khi cái ấn thứ sáu được mở ra.

  • Em thấy điều gì nổi bật từ những câu này?

  • Em học được gì từ câu 15–16 về tình trạng thuộc linh của nhiều người sống trong thời kỳ khi cái ấn thứ sáu được mở ra?

Hãy đọc Khải Huyền 6:17 và cân nhắc đánh dấu câu hỏi trong câu đó.

Đây có thể là thời điểm hữu hiệu để mời học viên chia sẻ những suy nghĩ của các em từ sinh hoạt chuẩn bị của học viên.

  • Em sẽ diễn đạt lại câu hỏi của Giăng bằng lời riêng của mình như thế nào?

  • Em nghĩ câu trả lời cho câu hỏi của Giăng là gì?

Cho dù sự hủy diệt và tà ác đã được tiên tri trong những ngày sau cùng, hãy suy ngẫm tất cả những điều Chúa đã làm và đang làm để chăm sóc cho Các Thánh Hữu của Ngài để chuẩn bị cho sự trở lại của Ngài trên thế gian.

  • Đấng Cứu Rỗi đã làm gì và hiện tại Ngài đang làm gì để chuẩn bị và bảo vệ Các Thánh Hữu của Ngài?

Khi em tiếp tục nghiên cứu, hãy tìm kiếm những lời giảng dạy có thể giúp em trả lời câu hỏi này trong Khải Huyền 6:17 . Suy ngẫm xem làm thế nào mà việc trông cậy nơi Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp em cảm thấy bình an và vui vẻ khi em cố gắng chịu đựng những thử thách về mặt thuộc linh và thể chất trong những ngày sau.

Giăng nhìn thấy sự chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm và khải tượng về vương quốc thượng thiên

Trong Khải Huyền 7 , Giăng nhìn thấy bốn thiên sứ được Thượng Đế phái đến, là những người có quyền năng vừa cứu rỗi vừa hủy diệt sự sống trên thế gian (xin xem Khải Huyền 7:1 ; Giáo Lý và Giao Ước 77:8). Giăng đã nhìn thấy trước những thiên sứ này đang chuẩn bị trút sự hủy diệt trên thế gian để chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi. Ông cũng nhận thấy sự bảo vệ được ban cho các thành viên của các chi tộc của Y Sơ Ra Ên (xin xem Khải Huyền 7:1–8 ; 9:3–4). Sau đó, ông nhìn thấy một khải tượng về vương quốc thượng thiên.

Nếu học viên sẽ có lợi ích để biết nhiều thông tin hơn về 144.000 thầy tư tế thượng phẩm (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 77:11) được Giăng mô tả, hãy cân nhắc sử dụng một số nguồn tài liệu trong “Khải Huyền 7:2–8. 144.000 người thuộc chi tộc Y Sơ Ra Ên là ai và trên trán họ đã được đóng ấn điều gì?” trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình.”

Hãy đọc Khải Huyền 7:9–12 , tìm kiếm cách thức Giăng đã mô tả những người trong vương quốc thượng thiên.

  • Giăng đã nhìn thấy bao nhiêu người và tại sao điều đó lại quan trọng?

  • Em thấy điều gì ấn tượng về lời nói và hành động của những người này?

Tiếp theo, hãy đọc Khải Huyền 7:13–14 và tìm kiếm những phước lành trong tương lai đang chờ đợi người trung tín và điều gì đã làm cho họ có thể bước vào nơi hiện diện của Thượng Đế.

  • Làm thế nào những câu này giúp trả lời câu hỏi được đặt ra trong Khải Huyền 6:17 ?

  • Em nghĩ áo choàng được giặt và phiếu trắng trong huyết Chiên Con có nghĩa là gì?

Một nguyên tắc có thể được nhận ra từ những câu này là nếu chúng ta chịu đựng hoạn nạn một cách trung tín và trở nên thanh sạch nhờ Chúa Giê Su Ky Tô, thì chúng ta sẽ được vui hưởng vinh quang thượng thiên với Thượng Đế.

Ngoài việc cung cấp cho học viên những phần tham khảo thánh thư sau đây, hãy cân nhắc mời các em tìm những câu thánh thư minh họa cách chúng ta có thể được thanh sạch nhờ máu của Chúa Giê Su Ky Tô. Một cách để các em có thể làm điều này là tìm kiếm các đề tài như “ Tha Thứ ” hoặc “ Thánh Hóa ” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư.

Để hiểu thêm ý nghĩa của việc áo choàng của chúng ta được phiếu trắng trong huyết Chiên Con và cách em có thể nhận được phước lành này, hãy nghiên cứu một số hoặc tất cả các phần tham khảo thánh thư sau đây:

Ê Sai 1:18

An Ma 7:14

Mặc Môn 9:6

Mô Rô Ni 10:32–33

Giáo Lý và Giao Ước 58:42–43

  • Em đã học được điều gì về Đấng Cứu Rỗi và quyền năng của Sự Chuộc Tội của Ngài?

  • Em có thể bắt đầu tiếp cận quyền năng thanh tẩy của Chúa Giê Su Ky Tô ngay bây giờ bằng một số cách thức nào?

Sự bình an và yên nghỉ với Thượng Đế

Hãy đọc Khải Huyền 7:15–17 , tìm kiếm thêm những phước lành Giăng đã thấy những người ngay chính sẽ có được trong vương quốc thượng thiên.

  • Những phước lành nào trong số này có vẻ quan trọng nhất đối với em? Tại sao?

  • Việc hiểu những phước lành trong tương lai này có thể ảnh hưởng đến hành vi của em ngày hôm nay ra sao?

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Khải Huyền 7:1 . Nhiệm vụ và biểu tượng của bốn thiên sứ là gì?

Khải Huyền 7:1 đề cập đến bốn thiên sứ, bốn góc của thế gian và bốn hướng gió của thế gian. Con số bốn trong thánh thư thường gợi ý đến sự trọn vẹn về mặt địa lý, giống như bốn hướng trên la bàn. Các thiên sứ này được trao sứ mệnh trao phúc âm vĩnh viễn cho “mọi quốc gia, sắc tộc, sắc ngữ và dân tộc” ( Giáo Lý và Giao Ước 77:8).

Khải Huyền 7:2–8 . 144.000 người thuộc chi tộc Y Sơ Ra Ên là ai và trên trán họ đã được đóng ấn điều gì?

Trong Giáo Lý và Giao Ước 77:11 , Chúa giải thích cho Joseph Smith rằng con số 144.000 được đề cập đến trong Khải Huyền 7:4–8 là số lượng những vị đại diện cho mười hai chi tộc của Y Sơ Ra Ên, được sắc phong để hỗ trợ những người khác trong công cuộc tìm kiếm sự tôn cao của họ. Đó không phải là tổng số người sẽ được tôn cao như một số người vẫn tin.

Liên quan đến việc đóng ấn “trên trán những tôi tớ Đức Chúa Trời” ( Khải Huyền 7:3), Tiên Tri Joseph Smith đã dạy rằng điều đó “có nghĩa là đóng dấu phước lành trên đầu họ, với ý nghĩa là giao ước vĩnh viễn” (trong History, 1838–1856 [Manuscript History of the Church], volume E-1, 1690, josephsmithpapers.org).

Làm thế nào tôi có thể bắt đầu tiến trình giặt và “phiếu trắng áo mình trong huyết Chiên Con”? ( Khải Huyền 7:14)

Anh Cả Lynn A. Mickelsen thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã dạy:

Hình Ảnh
Final official portrait of Elder Lynn A. Mickelsen of the First Quorum of the Seventy, 1999. Released October 3, 2009 at general conference.

Trách nhiệm của chúng ta là làm công việc của sự hối cải. Chúng ta phải từ bỏ tội lỗi của mình để sự thanh tẩy có thể được bắt đầu. Lời hứa của Chúa là Ngài sẽ tẩy sạch trang phục của chúng ta bằng huyết của Ngài [xin xem Khải Huyền 7:14 ]. Ngài đã hiến mạng sống của Ngài và chịu đựng mọi tội lỗi của chúng ta. Ngài có thể cứu chuộc chúng ta khỏi sự sa ngã của cá nhân chúng ta. Qua Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi, tức là dâng hiến bản thân Ngài làm giá cứu chuộc tội lỗi của chúng ta, Ngài cho Đức Thánh Linh quyền để thanh tẩy chúng ta trong phép báp têm bằng lửa.

(Lynn A. Mickelsen, “The Atonement, Repentance, and Dirty Linen,” Ensign hay Liahona, tháng Mười Một năm 2003, trang 12)

Làm thế nào tôi có thể tiếp cận quyền năng và sự bảo vệ mà được Đấng Cứu Rỗi ban cho Các Thánh Hữu của Ngài trong những ngày sau cùng?

Trong 1 Nê Phi 14:12–17 , Nê Phi đã nhìn thấy sự tà ác và sự hủy diệt của những ngày sau cùng và Các Thánh Hữu “được trang bị bằng sự ngay chính và bằng quyền năng của Thượng Đế trong vinh quang vĩ đại” ( câu 14). Nói về cách chúng ta có thể tự trang bị cho mình những phước lành giống như vậy, Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã giải thích:

Hình Ảnh
Official Portrait of President Henry B. Eyring taken March 2018.

Làm thế nào chúng ta trang bị cho mình bằng sự ngay chính và quyền năng? Chúng ta giữ ngày Sa Bát được thánh và tôn vinh chức tư tế. Chúng ta lập và tuân giữ các giao ước thiêng liêng, làm lịch sử gia đình và tham dự đền thờ. Chúng ta cố gắng tiếp tục hối cải và cầu xin lên Chúa để “áp dụng máu chuộc tội của Đấng Ky Tô để [chúng ta] có thể nhận được sự tha thứ tội lỗi của [chúng ta]” ( Mô Si A 4:2). Chúng ta cầu nguyện, phục vụ, làm chứng và thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

(Henry B. Eyring, “Được Trang Bị bằng Sự Ngay Chính”, Liahona, tháng Ba năm 2017, trang 4)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Khải Huyền 6:1–11 . Năm cái ấn đầu tiên

Để giúp học viên hiểu rõ hơn ý nghĩa của những cái ấn này, hãy cân nhắc để các em nghiên cứu một hoặc nhiều phần tham khảo thánh thư sau đây và vẽ những điều các câu đó mô tả:

Cái ấn đầu tiên ( Khải Huyền 6:1–2)

Cái ấn thứ hai ( Khải Huyền 6:3–4)

Cái ấn thứ ba ( Khải Huyền 6:5–6)

Cái ấn thứ tư ( Khải Huyền 6:7–8)

Cái ấn thứ năm ( Khải Huyền 6:9–11)

Yêu cầu học viên chia sẻ những gì các em đã vẽ. Để được trợ giúp về cách giải thích các biểu tượng trong những câu này, xin xem “Revelation 6. The First Six Seals” trong New Testament Student Manual (năm 2014), trang 542–543.

“Được trang bị bằng sự ngay chính và bằng quyền năng của Thượng Đế” ( 1 Nê Phi 14:14)

Cân nhắc chia sẻ một số cách Đấng Cứu Rỗi ban phước và bảo vệ Các Thánh Hữu của Ngài trong những ngày sau cùng bằng cách mời học viên liên kết hoặc tham khảo chéo Khải Huyền 6:12–17 với 1 Nê Phi 14:12–17 . Chia sẻ với học viên lời phát biểu của Chủ Tịch Eyring trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” và cân nhắc đặt ra những câu hỏi như sau:

  • Các em nghĩ được trang bị bằng quyền năng của Thượng Đế có nghĩa là gì?

  • Bằng cách nào Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô giúp các em luôn được bảo vệ và xứng đáng trong thời kỳ hỗn loạn của những ngày sau cùng?

In