Khải Huyền 6–14
Khái Quát
Là một phần trong sự mặc khải của mình, Giăng đã nhìn thấy một khải tượng về Chiên Con của Thượng Đế đang mở sáu cái ấn đầu tiên của một cuốn sách được đóng ấn. Ông đã ghi lại những lời tiên tri về những sự kiện quan trọng và khó khăn sẽ xảy ra ngay trước Ngày Tái Lâm của Chúa Giê Su Ky Tô. Ông cũng chia sẻ chi tiết về sự tồn tại trong tiền dương thế của chúng ta, bao gồm cả “cuộc chiến đấu trên trời” (Khải Huyền 12:7) và việc Sa Tan chống đối những tín đồ của Chúa Giê Su Ky Tô trên trần thế. Ông cũng tiên tri về Sự Phục Hồi của Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi và sự tách rời người ngay chính khỏi kẻ tà ác.
Chuẩn Bị Giảng Dạy
Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên ý tưởng về những điều có thể cần được chuẩn bị trước cho mỗi bài học.
Khải Huyền 6–7
Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên cảm thấy tầm quan trọng của việc trông cậy nơi Chúa Giê Su Ky Tô để trở nên thanh sạch và luôn trung tín trong những hoạn nạn của những ngày sau cùng.
-
Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc câu hỏi trong Khải Huyền 6:17 và chuẩn bị trước buổi học để chia sẻ những điều các em nghĩ sẽ cần để chống lại những hoạn nạn trong những ngày sau cùng.
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Sau khi học viên nghiên cứu hoặc tìm thấy những câu thánh thư dạy cách để “phiếu trắng áo mình trong huyết Chiên Con” ( Khải Huyền 7:14), hãy cân nhắc mời một vài học viên chia sẻ màn hình của các em và trưng ra những câu thánh thư các em tìm được trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm. Nếu học viên đánh dấu các phần của những câu thánh thư này, thì hãy cân nhắc hỏi các em tại sao các em đánh dấu các phần đó.
Khải Huyền 8–11
Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên cảm nhận được quyền năng của Chúa và khả năng của Ngài để bảo vệ chúng ta khỏi những tai họa và điều tà ác trong những ngày sau cùng.
-
Học viên chuẩn bị: Cân nhắc chia sẻ lời phát biểu của Chủ Tịch Russell M. Nelson từ đầu bài học này và mời học viên nghiên cứu về một số công việc vĩ đại được Chúa thực hiện trước Ngày Tái Lâm của Ngài. Các đề mục “ Ngày Sau Cùng; Ngày Sau, Những ” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (có trên trang scriptures.ChurchofJesusChrist.org) có thể là nguồn tài liệu hữu ích cho sinh hoạt này.
-
Hình ảnh: Sơ đồ tượng trưng cho các sự kiện của bảy ấn chứng; hình ảnh của Núi Ô Li Ve, chẳng hạn như Hình Ảnh Kinh Thánh, số 11, “Núi Ô Li Ve” (Cân nhắc giúp học viên tìm bức ảnh này trong thánh thư của các em.)
Khải Huyền 12
Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp gia tăng cam kết của học viên để noi theo Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách giúp các em hiểu sự lựa chọn ở tiền dương thế của mình để chọn Đấng Cứu Rỗi và chối bỏ Sa Tan.
-
Học viên chuẩn bị: Một vài ngày trước bài học này, hãy mời học viên chú ý đến những cách thức các em nhận thấy Sa Tan chống lại Chúa Giê Su Ky Tô và những tín đồ của Ngài. Khuyến khích học viên chuẩn bị chia sẻ các ví dụ cụ thể về những điều các em đã nhận thấy.
-
Video: “Hope of Israel” (Niềm Hy Vọng của Y Sơ Ra Ên) (1:01:34; xem từ phút 20:52 đến 21:36)
-
Hình ảnh: Hình ảnh người phụ nữ và con rồng
-
Bảng biểu: Bảng biểu giải thích những biểu tượng có trong Khải Huyền 12:1–3
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Khi chuẩn bị chia sẻ lời phát biểu của Chị Wendy W. Nelson, hãy xác định xem việc chia sẻ video đó có là tốt nhất hay không. Nếu chia sẻ văn bản, hãy cân nhắc chia sẻ từng đoạn một, để cho học viên thảo luận những cảm xúc của các em về lời phát biểu đó, về cuộc sống tiền dương thế của các em có thể trông như thế nào và cảm nghĩ khi nhìn thấy cuộc sống đó.
Khải Huyền 14
Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên hiểu cách Đấng Cứu Rỗi và Giáo Hội phục hồi của Ngài có thể giúp thế gian—kể cả các em—chuẩn bị cho Ngày Tái Lâm của Ngài.
-
Học viên chuẩn bị: Mời học viên lập một bản liệt kê gồm ba hoặc bốn mục đích mà em cảm thấy là quan trọng nhất của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô.
-
Hình ảnh: Hình ảnh một bức tượng về thiên sứ Mô Rô Ni trên một đền thờ; hình ảnh của một lưỡi liềm
-
Học cụ cho học viên: Bản sao của các nguồn tài liệu sau đây nếu học viên không thể truy cập trực tuyến: Russell M. Nelson và Wendy W. Nelson, “Niềm Hy Vọng của Y Sơ Ra Ên” (buổi họp đặc biệt devotional dành cho giới trẻ toàn cầu, ngày 3 tháng Sáu năm 2018), ChurchofJesusChrist.org; Russell M. Nelson, “Sự Tham Gia của Các Chị Em Phụ Nữ trong Việc Quy Tụ Y Sơ Ra Ên”, Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 68–70; Russell M. Nelson, “Hãy Để Cho Thượng Đế Ngự Trị”, Liahona, tháng Mười Một năm 2020, trang 92–95
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc bắt đầu buổi học bằng cách giới thiệu tình huống, sau đó chia học viên vào các phòng họp nhỏ để đóng diễn tình huống đó và thảo luận về phản ứng hoặc các câu trả lời mà các em có thể có trước tình huống đó. Học viên cũng có thể kết hợp với nhau để liệt kê những điều các em cảm thấy là quan trọng nhất để hiểu về lý do Chúa Giê Su Ky Tô tổ chức Giáo Hội của Ngài.
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 25
Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên có cơ hội để hiểu sâu hơn và giải thích những lẽ thật có trong 13 đoạn thông thạo giáo lý từ nửa sau của Kinh Tân Ước.
-
Học viên chuẩn bị: Cân nhắc cho học viên một bản sao giấy phát tay có trong bài học này. Mời học viên ôn lại các phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt và suy ngẫm các tình huống mà trong đó việc hiểu những đoạn này có thể hữu ích.
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Nếu học viên đang tạo các bức tranh mô tả một hoặc nhiều đoạn thông thạo giáo lý, hãy cân nhắc cho các em sử dụng các chương trình hoặc ứng dụng kỹ thuật số để thực hiện việc này. Cho các em cơ hội để chia sẻ bức tranh của mình với cả lớp khi các em hoàn thành.