Lớp Giáo Lý
Khải Huyền 2–3, Phần 2


Khải Huyền 2–3, Phần 2

“Kẻ Nào Thắng”

Painting of Jesus Christ by Mike Malm. Christ appears to be walking on the water with his arms outstretched to receive those who come, unto Him. There are clouds in the background with sunlight reflecting off the clouds. Light also emanates from around his head.

Em có bao giờ tự hỏi làm sao để em có thể đương đầu với những thử thách của cuộc sống trần thế một cách thành công không? Đấng Cứu Rỗi đã dạy cho Các Thánh Hữu từ bảy giáo hội ở Châu Á cách vượt qua sự ngược đãi, tội lỗi và những thử thách khác để nhận được các phước lành Ngài đã hứa. Bài học này có thể giúp em cảm thấy có thêm mong muốn để vượt qua những thử thách và nhận được các phước lành được Đấng Cứu Rỗi hứa ban cho.

Giúp học viên tham gia tích cực. Một cách để giúp học viên tham gia tích cực là cho các em cơ hội để lựa chọn những điều mình muốn học. Cân nhắc đưa ra một số câu chuyện tương tự để nghiên cứu, các câu hỏi cần trả lời hoặc các sinh hoạt để lựa chọn.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên yêu cầu một người trong gia đình hoặc một người bạn đáng tin cậy chia sẻ kinh nghiệm với các em khi họ vượt qua một trở ngại với sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Nhìn thấy sự cuối cùng từ lúc ban đầu

Cân nhắc xếp học viên thành từng cặp và mời các em giải thích cho nhau về món ăn yêu thích của mình và lý do các em hào hứng ăn món đó. Sau đó, chia sẻ phép ẩn dụ sau đây và mời học viên trả lời câu hỏi liên quan.

Hãy tưởng tượng bản thân trong tình huống sau đây được Anh Ahmad S. Corbitt thuộc Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Niên mô tả. Xem “Các Em Có Thể Quy Tụ Y Sơ Ra Ên!”, trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ phút 4:49 đến 5:22 hoặc đọc lời phát biểu sau đây.

10:53
The official portrait of Ahmad Corbitt.

Giả sử vào một ngày trước khi đi học, cha hoặc mẹ các em hứa chắc chắn rằng các em có thể ăn món ăn yêu thích khi về nhà! Các em rất phấn khởi! Trong khi ở trường, các em tưởng tượng việc ăn món ăn đó, và các em có thể đã nếm nó. Dĩ nhiên, các em chia sẻ tin mừng này với những người khác. Việc mong đợi đến lúc về nhà làm cho các em quá hạnh phúc đến nỗi các bài kiểm tra và thử thách ở trường dường như nhẹ nhàng. Không có gì có thể lấy đi niềm vui của các em hoặc làm các em nghi ngờ bởi vì lời hứa đó chắc chắn biết bao!

(Ahmad S. Corbitt, “Các Em Có Thể Quy Tụ Y Sơ Ra Ên!”, Liahona, tháng Năm năm 2021, trang 62)

Chúng ta cũng có thể áp dụng phép ẩn dụ của Anh Corbitt vào cuộc sống thuộc linh của mình.

  • Em nghĩ tại sao chúng ta có thể chịu đựng tốt hơn những khó khăn và thử thách của cuộc sống trần thế khi chúng ta tập trung vào những lời hứa vĩnh cửu được Cha Thiên Thượng đã ban cho chúng ta?

Trong Khải Huyền 2–3, Chúa Giê Su Ky Tô đã làm chứng về những lời hứa vĩnh cửu của Ngài và dạy cho Các Thánh Hữu cách họ có thể nhận được những lời hứa này. Các Thánh Hữu trong thời của Giăng cần được giúp đỡ với nhiều thử thách tương tự như những thử thách em có thể gặp phải, bao gồm các tội lỗi, sự ngược đãi và thờ ơ. Khi em học các chương này, hãy suy ngẫm xem việc hiểu những lời hứa này của Chúa có thể giúp ích như thế nào cho em trong cuộc sống của mình.

Hãy trưng ra các đoạn, định nghĩa và các câu hỏi sau đây. Cân nhắc chia học viên thành những nhóm nhỏ để đọc các đoạn và thảo luận các câu hỏi.

Có thể mời học viên đặt câu hỏi về những lời hứa này và nghiên cứu các đề mục trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư hoặc các nguồn tài liệu khác sẽ giúp các em hiểu rõ hơn những lời hứa này.

Tạo một bảng biểu trong nhật ký ghi chép việc học tập tương tự như sau.

Các Câu

Thượng Đế hứa với những người biết vượt qua

Khải Huyền 2:7, 10–11, 17, 25–29 ;

3:5, 11–12, 20–21

Đọc các câu ở bên trái của bảng biểu và ghi lại những lời hứa em tìm thấy trong các câu đó ở bên phải của bảng biểu (lưu ý rằng có thể tìm thấy nhiều lời hứa trong mỗi chương). Những định nghĩa sau đây có thể giúp em.

Cái chết thứ nhì ( Khải Huyền 2:11): Cái chết thuộc linh, hoặc bị tách rời vĩnh viễn khỏi Thượng Đế (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Chết Thuộc Linh ”, scriptures.ChurchofJesusChrist.org)

Ma na đương giấu kín ( Khải Huyền 2:17): Ý nói đến Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Giăng 6:48–51)

Hòn sỏi trắng ( Khải Huyền 2:17): U Rim và Thu Mim (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 130:8–11)

Ngôi sao mai ( Khải Huyền 2:28): Một tước vị cho Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Khải Huyền 22:16)

  • Em nhìn thấy các điểm tương đồng nào giữa những lời hứa này?

  • Em sẽ tóm lược như thế nào những lời của Đấng Cứu Rỗi về cách để nhận được những lời hứa vĩnh cửu của Ngài?

Những đoạn này có thể giúp chúng ta hiểu rằng nếu chúng ta biết vượt qua thì Đấng Cứu Rỗi sẽ ban cho chúng ta những phước lành của sự tôn cao.

  • Làm thế nào mà việc biết rằng Đấng Ky Tô đã hứa với em các phước lành vĩnh cửu có thể giúp em chịu đựng được những thử thách của cuộc sống trần thế?

  • Lời hứa nào trong số những lời hứa này thúc đẩy em vượt qua những điều em đang phải đương đầu? Tại sao?

Nhắc học viên sử dụng phần chuẩn bị cho buổi học khi trả lời câu hỏi sau đây. Mời học viên liệt kê câu trả lời của các em lên trên bảng.

  • Chúng ta có thể cần phải vượt qua điều gì để nhận được sự tôn cao?

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ Cha Thiên Thượng qua Đức Thánh Linh để nhận ra và viết xuống điều gì đó mà em cần phải vượt qua trong cuộc sống của mình. Đó có thể là một tội lỗi, thói nghiện hoặc thử thách cá nhân khác. Viết ra lý do tại sao đó là điều khó khăn cho em và tại sao em muốn vượt qua điều đó. Khi em tiếp tục nghiên cứu, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của Cha Thiên Thượng qua Đức Thánh Linh để tìm hiểu những điều em có thể làm để vượt qua được điều đó.

Thắng thế gian

Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ điều sau đây về cách để chiến thắng:

Official portrait of Elder Neil L. Andersen of the Quorum of the Twelve Apostles, 2010, August.

Có thể nào thắng được thế gian và nhận được những phước lành này không? Vâng, có thể chứ.

Những người nào thắng thế gian sẽ phát triển một tình yêu thương trọn vẹn đối với Chúa và Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô. …

Việc thắng thế gian không phải chỉ là một khoảnh khắc nhất định trong cả cuộc đời, mà là vô số khoảnh khắc trong suốt cuộc đời và những khoảnh khắc đó xác định vận mệnh vĩnh cửu của các anh chị em.

(Neil L. Andersen, “Thắng Thế Gian”, Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 59)

  • Em đã học được gì từ Anh Cả Andersen về việc vượt qua thử thách?

Vì Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô yêu thương và chăm sóc chúng ta nên Hai Ngài muốn giúp chúng ta vượt qua tất cả những gì cần thiết để xứng đáng với sự tôn cao.

Cân nhắc trưng ra những ý tưởng sau đây hoặc để cho học viên tìm ra cách riêng của các em để nhận ra những điều các em có thể làm nhằm nhận được sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi để vượt qua những thử thách của mình.

Nếu cần, hãy in bản sao bài nói chuyện sau đây của Anh Cả Andersen.

  1. Đọc bài nói chuyện trong đại hội tháng Tư năm 2017 có tiêu đề “Thắng Thế Gian” của Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Tìm kiếm những hiểu biết sâu sắc về những điều em có thể làm để vượt qua.

  2. Đọc Giăng 16:33 , sau đó nghiên cứu cách Đấng Cứu Rỗi vượt qua sự cám dỗ của Sa Tan trong Ma Thi Ơ 4:1–11 . Tìm kiếm cách em có thể vâng theo lời khuyên bảo và tấm gương của Đấng Cứu Rỗi khi cố gắng vượt qua những thử thách và tội lỗi đó.

  3. Tìm kiếm từ “vượt qua” trong ứng dụng Thư Viện Phúc Âm hoặc trên trang ChurchofJesusChrist.org. Nghiên cứu các câu trích dẫn hoặc các câu thánh thư em tìm thấy để nhận ra cách em cũng có thể vượt qua.

Cho học viên đủ thời gian để hoàn thành việc nghiên cứu của mình. Sau đó, mời học viên chia sẻ những điều các em đã tìm thấy hoặc học được cũng như những suy nghĩ hoặc cảm nghĩ về cách các em có thể áp dụng những điều đã học được.

Hãy nghĩ về ít nhất một điều em có thể làm để giúp em vượt qua những thử thách hoặc tội lỗi mà em đã nghĩ đến trước đó trong bài học. Trong nhật ký cá nhân của mình, hãy viết ra những điều em sẽ làm và cam kết thực hiện việc đó. Cân nhắc chia sẻ kế hoạch của em với cha mẹ hoặc một vị lãnh đạo đáng tin cậy của Giáo Hội.

  • Em có thể học được điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô từ bài học này?

  • Em đã biết gì về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài mà giúp em tin tưởng rằng Ngài có thể giúp em vượt qua mọi sự và nhận được các phước lành đã hứa của Ngài?

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Khải Huyền 2:25 ; 3:5 . “Bền giữ” có nghĩa là gì?

Những Ky Tô Hữu bị các quan chức người Rô Ma kết án tù hoặc tử hình đôi khi có thể tự giải cứu mình bằng cách nguyền rủa Đấng Ky Tô và thay vào đó, thờ phượng hoàng đế. Giăng đã ghi lại lời ngợi khen của Chúa dành cho Các Thánh Hữu ở Bẹt Găm vì đã “vững lòng” tôn danh Ngài, ngay cả khi bị cái chết đe dọa ( Khải Huyền 2:13 ; xin xem thêm Khải Huyền 2:25 ; 3:3, 11). Một cụm từ lặp đi lặp lại trong Khải Huyền 2–3 là lời khuyên bảo hãy “bền giữ” lẽ thật (xin xem Khải Huyền 2:13, 25 ; 3:3, 11). Chủ Tịch M.Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ giải thích rằng để “bền giữ” lẽ thật, có trong lời của Chúa, có nghĩa là “hãy nghe theo nó, tuân theo những nguyên tắc được dạy trong đó, và bám vào những nguyên tắc đó như thể chính cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào nó—mà nếu chúng ta đang nói về cuộc sống thuộc linh, thì đúng theo nghĩa đen” (“Be Strong in the Lord”, Ensign, tháng Bảy năm 2004, trang 10).

Nhận được sự tôn cao có nghĩa là gì?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã giải thích:

Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Trong khi sự cứu rỗi là một vấn đề cá nhân thì sự tôn cao là một vấn đề gia đình. Chỉ những người kết hôn trong đền thờ và lễ hôn phối của họ được đóng ấn bởi Đức Thánh Linh Hứa Hẹn thì sẽ tiếp tục với tư cách là những người phối ngẫu sau khi chết và nhận được đẳng cấp cao nhất của vinh quang thượng thiên, hoặc sự tôn cao.

(Russell M. Nelson, “Hôn Nhân Vĩnh Cửu,” Liahona, tháng Mười Một năm 2008, trang 92)

Anh Brian K. Ashton, cựu Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Trường Chủ Nhật, đã dạy:

2:3
Brother Brian K. Ashton - Sunday school General Presidency Second Counselor. Official Portrait 2018.

Đức Chúa Cha đã tạo ra một kế hoạch với những điều kiện nhất định cho phép chúng ta có được thể xác mà sẽ trở nên bất diệt và đầy vinh quang khi Phục Sinh; kết hôn và tạo dựng gia đình trên trần thế hoặc, đối với người nào trung tín nhưng không có cơ hội bây giờ, thì sẽ có sau trần thế; tiến triển đến sự hoàn hảo; và cuối cùng trở về sống với Cha Mẹ Thiên Thượng chúng ta, cùng gia đình mình trong một trạng thái của sự tôn cao và hạnh phúc vĩnh cửu.

(Brian K. Ashton, “Thượng Đế Đức Chúa Cha”, Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 94)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Hiểu những phước lành của sự tôn cao

Nếu học viên cần hiểu rõ hơn về những lời hứa của Đấng Cứu Rỗi liên quan đến sự tôn cao, thì hãy cân nhắc mời các em tra cứu các đề mục trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, chẳng hạn như “ Cây Sự Sống ,” “ Mão Triều Thiên ,” hoặc “ Ma Na ” (scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Cũng có thể là hữu ích khi trưng ra những lời phát biểu từ phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” mà có thể giúp ích để hiểu những lời hứa này.

Bền giữ

Nếu học viên sẽ được lợi ích khi thấy cách “bền giữ” ( Khải Huyền 2:25 ; xin xem thêm 3:3) có thể giúp các em thắng thế gian, thì hãy mời các em nghiên cứu 1 Nê Phi 8:30 và những diễn giải mà Nê Phi đưa ra trong 1 Nê Phi 15:21–25 . Mời học viên nhận ra những hành động các em có thể thực hiện để “bền giữ,” nhớ rằng cây sự sống và thanh sắt là những biểu tượng cho Chúa Giê Su Ky Tô và lời của Ngài. Các em cũng có thể sử dụng những lời phát biểu từ phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” trong đề tài này. Mời học viên chia sẻ những kinh nghiệm khi các em hoặc những người khác đã bền giữ và vượt qua thử thách hoặc tội lỗi. Sau đó, các em có thể lập một kế hoạch để vượt qua những thử thách hoặc tội lỗi này như đã được phác thảo trước đó trong bài học.