Lớp Giáo Lý
Khải Huyền 1


Khải Huyền 1

“Sự Mặc Khải của Chúa Giê Su Ky Tô”

Hình Ảnh
Actor portraying Jesus Christ is standing on a hillside as the sun rises over the horizon.

Vì sử dụng nhiều biểu tượng, nên sách Khải Huyền đôi khi có vẻ lạ lùng hoặc khó hiểu. Đúng là sách Khải Huyền đầy dẫy những biểu tượng khiến nhiều phần trong sách trở nên khó hiểu. Tuy nhiên, nhiều sứ điệp trong sách Khải Huyền là những lẽ thật giản dị về những sự việc như các vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô, các sự kiện xung quanh Ngày Tái Lâm và chiến thắng tột bậc của điều thiện trước điều tà ác. Sách được viết bởi Sứ Đồ Giăng và được gửi đến bảy giáo đoàn của Giáo Hội ở Tiểu Á (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Giống như nhiều người ngày nay, những tín đồ trung thành này của Chúa Giê Su Ky Tô đã phải chịu đau khổ vì niềm tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô và được an ủi bởi những sứ điệp và hình ảnh do Giăng viết ra. Bài học này nhằm giúp em hiểu một số biểu tượng trong sách Khải Huyền và những điều mà chúng có thể dạy cho em về Chúa Giê Su Ky Tô. 

Hiểu những biểu tượng. Các biểu tượng thường được sử dụng trong thánh thư để dạy các lẽ thật thuộc linh đầy ý nghĩa. Hãy dành thời gian để giúp học viên áp dụng các phương pháp khác nhau để diễn giải các biểu tượng này. Làm như vậy sẽ giúp các em hiểu hơn về toàn bộ sách Khải Huyền nói chung.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc “ Khải Huyền của Giăng, Sách ” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, trên trang scriptures.ChurchofJesusChrist.org, và chuẩn bị trước buổi học để chia sẻ những điều các em có hứng thú tìm hiểu và lý do tại sao.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Khải tượng của Giăng

Trưng ra hình ảnh sau đây và mời học viên thảo luận về những điều các em thấy đang xảy ra trong đó và bất kỳ câu hỏi nào các em có về hình ảnh đó.

Ngoài ra, hãy cân nhắc bắt đầu bài học bằng cách như sau: Trước buổi học, hãy đặt một vật lên trên bàn hoặc trên ghế ở phía trước lớp học. Che vật đó lại để học viên không biết đó là gì. Khi bắt đầu buổi học, mời học viên đoán xem vật đó là gì. Sau vài lần đoán, mời một học viên lên phía trước lớp để vén một phần tấm che lên sao cho chỉ mỗi học viên đó mới có thể nhìn thấy vật đó. Yêu cầu học viên này mô tả món đồ cho cả lớp mà không cho biết tên món đồ đó. Mời học viên đó ngồi xuống. Cân nhắc đặt ra câu hỏi sau đây:

Bạn học viên đã mô tả đồ vật có thể tượng trưng cho một vai trò của các vị tiên tri và sứ đồ như thế nào?

Hình Ảnh
Book of Revelation Transparencies

Là “Sự Mặc Khải về Chúa Giê Su Ky Tô” ( Khải Huyền 1:1), sách Khải Huyền đôi khi còn được gọi là “Áp Bô Ca Líp,” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “được tiết lộ, hoặc hé mở” (xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “ Khải Huyền của Giăng, Sách ”).

Sách này tiết lộ về Chúa Giê Su Ky Tô và thẩm quyền, quyền năng và vai trò ưu việt của Ngài trong kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Cha. Sách cũng tiết lộ những thông tin quan trọng về các sự kiện dẫn đến Ngày Tái Lâm và Thời Kỳ Ngàn Năm.

Sứ Đồ Giăng, môn đồ yêu dấu của Chúa Giê Su Ky Tô, là tác giả của cuốn sách này. Giăng đã viết cuốn sách khi ở đảo Bát Mô vào lúc các Ky Tô Hữu đang đối mặt với những lời dạy sai lầm, sự thờ ơ và sự ngược đãi nghiêm trọng (xin xem Khải Huyền 1:9 ;  2:4, 10, 14–15 ;  3:16 ;  6:9).

Sách Mặc Môn khẳng định rằng Giăng đã được tiền sắc phong để viết những sự việc được ghi trong sách Khải Huyền (xin xem 1 Nê Phi 14:18–27 ; Ê The 4:16).

Đây có thể là thời điểm tốt để mời học viên chia sẻ những suy nghĩ của các em từ sinh hoạt chuẩn bị của học viên.

Hãy đọc Khải Huyền 1:1–3 và lưu ý những điều Giăng đã dạy về sự mặc khải ông nhận được. (Lưu ý rằng Bản Dịch Joseph Smith nói rằng: “Phước cho những người đọc, và những người nghe và hiểu những lời tiên tri này.”)

  • Em chú ý đến điều gì nhất trong những câu này?

  • Giăng nói một người phải làm gì để được ban phước nhờ nội dung của sách Khải Huyền?

Hãy đọc Bản Dịch Joseph Smith về Khải Huyền 1:4–8 và tìm kiếm những điều Giăng muốn Các Thánh Hữu này biết và cảm nhận về Chúa Giê Su Ky Tô.

Xem phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” để có những hiểu biết sâu sắc về “các vị vua và thầy tư tế” và “An Pha và Ô Mê Ga.”

  • Em đã tìm thấy điều gì trong Khải Huyền 1:4–8 mà Giăng muốn Các Thánh Hữu biết và cảm nhận về Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Những lẽ thật nào về Chúa Giê Su Ky Tô sẽ là hữu ích cho Các Thánh Hữu đang phải chịu sự ngược đãi?

Cân nhắc viết lên trên bảng những lẽ thật đã được học viên tìm thấy.

  • Những lẽ thật này có thể hữu ích như thế nào cho em khi em gặp phải những thử thách trong cuộc sống?

Khải tượng có tính biểu tượng của Giăng

Trong khải tượng của mình, Giăng đã nghe thấy tiếng nói của Đấng Ky Tô (xin xem Khải Huyền 1:10–11). Khi quay về phía có tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi, ông nhìn thấy hình ảnh biểu tượng tương tự như hình ảnh em đã được xem ở đầu bài học.

Trong thánh thư, các vị tiên tri đã sử dụng những biểu tượng để giúp gia tăng sự hiểu biết về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Biểu tượng có thể là một công cụ giảng dạy hiệu quả vì nó có thể được hiểu bởi những người thuộc các ngôn ngữ, nền văn hóa và thế hệ khác nhau. Biểu tượng cũng có thể truyền đạt một số sứ điệp khác nhau. Ngoài ra, biểu tượng có thể làm phong phú thêm sự hiểu biết bằng cách soi dẫn cho những ý tưởng và cảm xúc khó để truyền đạt chỉ bằng lời nói.

  • Em tự tin đến mức nào về khả năng của mình để hiểu ý nghĩa của các biểu tượng trong thánh thư?

  • Hãy nghĩ về một số biểu tượng được sử dụng trong Kinh Tân Ước để mô tả Chúa Giê Su Ky Tô (chẳng hạn như chiên con, bánh mì, nước, đá và người chăn chiên). Những biểu tượng này giúp em hiểu hơn về Ngài ra sao?

Hãy đọc Khải Huyền 1:12–18 và tìm kiếm thêm các chi tiết và biểu tượng trong khải tượng của Giăng về Chúa Giê Su Ky Tô.

Trong bảng biểu sau đây, em sẽ thấy một số biểu tượng được đề cập đến trong khải tượng của Giăng. Một cách rất hữu ích để hiểu các biểu tượng trong thánh thư là sử dụng các thánh thư khác.

Cân nhắc tạo một bản sao của tài liệu phát tay cho mỗi học viên. Mời học viên đọc các câu thánh thư và viết ý nghĩa có thể có của các biểu tượng. Việc cho học viên xem xét tài liệu phát tay theo cặp, trong nhóm nhỏ hoặc cùng với cả lớp có thể là điều hữu ích.

Các em có thể tìm thấy những sự hiểu biết sâu sắc về các biểu tượng khác mà không có trong bảng biểu trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình.”

Những Biểu Tượng trong Khải Tượng của Giăng

Biểu Tượng

Ý nghĩa có thể có

1. Bảy chân đèn bằng vàng ( Khải Huyền 1:12)

1. Xin xem Khải Huyền 1:20 ; 3 Nê Phi 18:24

2. Tay hữu của Đấng Cứu Rỗi ( Khải Huyền 1:16–17)

2. Xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 15:16 ; Ê Sai 41:10

3. Bảy ngôi sao ( Khải Huyền 1:16)

4. Thanh gươm nhọn hai lưỡi ( Khải Huyền 1:16)

4. Xin xem Hê Bơ Rơ 4:12 ; Hê La Man 3:29–30

5. Chìa khóa của sự chết và âm phủ ( Khải Huyền 1:18)

5. Xin xem 2 Nê Phi 9:10–13

Hình Ảnh
New Testament Seminary Teacher Manaul - 2023

Hãy cho học viên chia sẻ những điều các em tìm thấy và bất kỳ câu hỏi nào các em có thể có.

Trong khi suy ngẫm về vinh quang của Chúa Giê Su và những ý nghĩa có thể có của các biểu tượng trong khải tượng của Giăng, em hãy nhìn lại hình ảnh đã được trưng ra ở đầu bài học.

  • Em sẽ giải thích như thế nào về ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh này?

  • Chúng ta có thể học được những lẽ thật nào về mối quan hệ giữa Chúa Giê Su Ky Tô và những tín đồ trung thành của Ngài?

Một lẽ thật chúng ta có thể học được từ những biểu tượng này là Chúa Giê Su Ky Tô trông nom và chăm sóc những tín đồ trung thành của Ngài.

  • Làm thế nào lẽ thật này và những biểu tượng này lại là một phước lành cho Các Thánh Hữu của bảy giáo hội?

  • Trong những hoàn cảnh nào thì lẽ thật hoặc hình ảnh biểu tượng này của Đấng Ky Tô có thể là một nguồn an ủi cho một thanh thiếu niên ngày nay?

  • Làm thế nào những biểu tượng của chương này đã giúp em hiểu hơn về con người và phẩm cách của Đấng Cứu Rỗi?

  • Em đã học được điều gì về sự sử dụng các biểu tượng có thể giúp em khi tiếp tục nghiên cứu sách Khải Huyền?

Cân nhắc chia sẻ chứng ngôn về những sự việc giúp anh chị em cảm nhận được Chúa Giê Su Ky Tô và cách Ngài trông nom và chăm sóc những tín đồ trung thành của Ngài. Có thể mời học viên làm điều tương tự.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Khải Huyền 1:6 . Giăng có ý gì khi nói rằng Chúa Giê Su đã làm cho chúng ta trở thành “các vị vua và thầy tư tế”?

Chủ Tịch Joseph F. Smith (1838–1918) đã dạy:

Hình Ảnh
Portrait of Joseph F. Smith

Mục tiêu của sự tồn tại trên thế gian của chúng ta là chúng ta có thể có được niềm vui trọn vẹn, và chúng ta có thể trở thành con trai và con gái của Thượng Đế, theo nghĩa đầy đủ nhất của từ này, là những người kế tự của Thượng Đế và đồng kế tự với Chúa Giê Su Ky Tô [xin xem Rô Ma 8:14–17 ], để trở thành các vị vua và thầy tư tế của Thượng Đế, thừa hưởng vinh quang, quyền thống trị, sự tôn cao, ngai vàng và mọi quyền năng và thuộc tính do Cha Thiên Thượng của chúng ta phát triển và sở hữu. Đây là mục đích của việc chúng ta tồn tại trên thế gian này. Để đạt được vị thế tôn cao này, điều cần thiết là chúng ta phải trải qua kinh nghiệm trên trần thế, hay còn gọi là thử thách, qua đó chúng ta có thể chứng tỏ bản thân mình xứng đáng, nhờ sự trợ giúp của người anh cả của chúng ta là Chúa Giê Su.

(Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph F. Smith [năm 1998], trang 150)

Chủ Tịch Joseph Fielding Smith (1876–1972) đã dạy:

Hình Ảnh
Portrait of President Joseph Fielding Smith sitting in a black leather chair in front of a book shelf. He is holding a copy of the scriptures in his hands.

[Người trung tín] đã được hứa rằng họ sẽ trở thành con trai và con gái của Thượng Đế, kẻ đồng kế tự với Chúa Giê Su Ky Tô, và nếu sống đúng với các điều răn và giao ước Chúa đã ban cho chúng ta, thì họ sẽ trở thành các vị vua và thầy tư tế, hoàng hậu và nữ tư tế, sở hữu trọn vẹn các phước lành của vương quốc thiên thượng.

(Joseph Fielding Smith, Answers to Gospel Questions, được biên soạn bởi Joseph Fielding Smith Jr. [năm 1963], 4:61)

Khải Huyền 1:8 . Chúng ta học được gì từ tước vị “Đấng Toàn Năng” của Chúa Giê Su Ky Tô?

Tước vị “Đấng Toàn Năng” có nghĩa là người cai trị và điều khiển mọi thứ. Một chủ đề của sách Khải Huyền là mặc dù người dân của Thượng Đế ở mọi thời đại phải đương đầu với sự ngược đãi và phiền nhiễu, nhưng Thượng Đế thực sự cai quản mọi sự và một ngày nào đó sẽ chấm dứt mọi điều ác. Một số hình ảnh từ các chương đầu tiên của sách Khải Huyền củng cố vai trò của Đấng Cứu Rỗi là “Đấng Toàn Năng” ( Khải Huyền 1:8): Lời của Ngài được tượng trưng bằng “thanh gươm nhọn hai lưỡi” ( Khải Huyền 1:16), Ngài giữ “chìa khóa của sự chết và âm phủ” ( Khải Huyền 1:18) và Ngài biết những việc làm của con người (xin xem Khải Huyền 2:2, 9, 13, 19).

Khải Huyền 1:8 . Chúa Giê Su là “An Pha và Ô Mê Ga” có nghĩa là gì?

Anh Cả Bruce R. McConkie (1915–1985) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Head and shoulders portrait of Elder Bruce R. McConkie.

Những từ này, những chữ cái đầu tiên và cuối cùng của bảng chữ cái Hy Lạp, được dùng theo nghĩa bóng để dạy về bản chất bất diệt và vĩnh cửu của sự tồn tại của Chúa của chúng ta, đó là “từ vĩnh cửu này đến vĩnh cửu khác, Ngài vẫn như vậy, và những năm tháng của Ngài không bao giờ chấm dứt” [ Giáo Lý và Giao Ước 76:4 ].

(Doctrinal New Testament Commentary [năm 1973], 3:439)

Các chân đèn được nhìn thấy trong khải tượng của Giăng có ý nghĩa gì?

Anh Cả Bruce R. McConkie (1915–1985) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Head and shoulders portrait of Elder Bruce R. McConkie.

Chân nến mang theo ánh sáng; chứ chân nến không tạo ra ánh sáng. Chức năng của chân nến là làm cho ánh sáng sẵn sàng, không phải là để tạo ra ánh sáng. Vì vậy, bằng cách sử dụng bảy chân đèn để khắc họa bảy giáo hội mà Giăng đang đưa ra lời khuyên bảo, Chúa cho thấy rằng các giáo đoàn của Ngài trên thế gian là để mang ánh sáng của Ngài đến với thế gian. Đấng Ky Tô là Ánh Sáng của thế gian ( Giăng 8:12). “Các ngươi hãy đưa cao sự sáng của mình cho nó chiếu sáng trong thế gian. Này, ta là sự sáng mà các ngươi sẽ đưa cao—như các ngươi đã thấy ta làm” [ 3 Nê Phi 18:24 ; Ma Thi Ơ 5:14–16 ].

(Doctrinal New Testament Commentary [năm 1990], 3:442)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Ngữ cảnh của sách Khải Huyền

Để giới thiệu ngữ cảnh của sách Khải Huyền, hãy cân nhắc tạo một bài kiểm tra về sách này được viết ra cho ai, được viết ở đâu và được viết vì lý do gì. Học viên có thể đọc Khải Huyền 1:4, 9 để tìm câu trả lời.

Khải tượng của Giăng và Sách Mặc Môn

Có thể sử dụng những câu sau đây để cho thấy rằng khải tượng của Giăng đủ quan trọng để được các vị tiên tri trong Sách Mặc Môn dạy. Mời học viên đọc 1 Nê Phi 14:18–29 và tìm kiếm những điều Nê Phi đã thấy và lý do ông không viết về các phần còn lại trong khải tượng của mình. Học viên cũng có thể đọc Ê The 4:16 để tìm hiểu những điều Chúa đã nói về sự ứng nghiệm khải tượng của Giăng.

In