Lớp Giáo Lý
Khải Huyền 2–3, Phần 1


Khải Huyền 2–3, Phần 1

“Ta Biết Công Việc Ngươi”

PAINTING BY GREG Olson of Christ knocking on a door

Chúa Giê Su Ky Tô biết rõ mỗi người chúng ta. Ngài biết chúng ta đang làm tốt điều gì, và Ngài biết chúng ta có thể làm điều gì tốt hơn để trở nên giống như Ngài hơn. Trong các sứ điệp riêng biệt gửi đến từng giáo hội trong số bảy giáo hội ở Châu Á, Giăng đã ghi lại tiếng nói của Chúa Giê Su Ky Tô công nhận những việc làm tốt đẹp của Các Thánh Hữu và cảnh báo họ về những điều họ cần thay đổi. Bài học này có thể khuyến khích em lắng nghe tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi mà công nhận những việc làm tốt đẹp của em và cho em sự sửa chỉnh cần thiết.

Chú trọng vào việc giúp đỡ các học viên. Trong khi chuẩn bị cho bài học, hãy chú trọng vào học viên chứ không chỉ vào tài liệu của bài học. Hỏi “Học viên sẽ làm gì trong lớp hôm nay?” hoặc “Làm thế nào học viên có thể khám phá ra những lẽ thật có ý nghĩa đối với các em?”

Học viên chuẩn bị: Mời học viên nhận ra những lĩnh vực nào trong cuộc sống của mình mà các em cảm thấy Đấng Cứu Rỗi có thể hài lòng. Là một phần của lời mời này, học viên có thể cầu vấn Cha Thiên Thượng giúp các em hiểu những điều mình đang làm tốt. Các em cũng có thể nhờ cha mẹ mình giúp đỡ.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Lưu ý rằng các sứ điệp của Giăng cũng bao gồm những lời hứa của Đấng Cứu Rỗi dành cho những người vượt qua được các khó khăn và thử thách trên trần thế. Điều này sẽ được đề cập chi tiết hơn trong bài học tiếp theo.

Lắng nghe tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi

Hãy trưng ra hình ảnh Chúa Giê Su đang gõ cửa trong khi học viên suy ngẫm câu hỏi sau đây.

Jesus Christ depicted knocking on a door. Christ is portrayed wearing red and white robes. The painting illustrates the concept of Christ “knocking on the door,” as described in scripture. There is no doorknob depicted in the painting, symbolizing that the door must be opened from within.
  • Em có thể có những cảm nghĩ gì nếu nghe thấy tiếng gõ cửa nhà mình và nhận ra đó là Đấng Cứu Rỗi? Tại sao?

Trong sứ điệp gửi đến các tín hữu Giáo Hội ở Lao Đi Xê (nơi thành lập một trong bảy giáo hội ở Châu Á nhận thư của Giăng; xin xem Khải Huyền 1:11), Giăng đã kết thúc với lời mời gọi từ Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy đọc Khải Huyền 3:20 và nhận ra lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi.

Dành thời gian để giúp học viên hiểu ý nghĩa của hình ảnh Chúa Giê Su đang đứng trước cửa và gõ cửa. Cân nhắc thảo luận về ý nghĩa của việc Ngài gõ cửa và đến dùng bữa với chúng ta trong thời kỳ của chúng ta. Ví dụ, khi chúng ta mời Đấng Cứu Rỗi vào cuộc sống của mình, Ngài có thể mang đến sức mạnh, sự nuôi dưỡng và an ủi cho linh hồn chúng ta.

  • Em nghĩ ý nghĩa biểu tượng của Khải Huyền 3:20 là gì?

  • Em nghĩ tại sao Đấng Cứu Rỗi gõ cửa thay vì chỉ cần bước vào?

  • Làm thế nào em có thể mở cánh cửa cho Chúa Giê Su Ky Tô và tìm cách nghe rõ tiếng Ngài hơn?

  • Gần đây, em đã làm gì để nghe thấy tiếng Ngài và mở cửa?

Mặc dù Giăng là sứ giả, nhưng Chúa Giê Su là Đấng đã phán các sứ điệp gửi đến bảy giáo hội. Khi em nghiên cứu các sứ điệp trong Khải Huyền 2–3, hãy lắng nghe tiếng nói của Chúa Giê Su Ky Tô phán cùng em. Hãy suy ngẫm những cách thức em có thể mở cửa để cho Đấng Cứu Rỗi ở cùng và củng cố em.Mặc dù bảy sứ điệp đều riêng biệt, nhưng cũng có một số điểm tương đồng.

Học viên sẽ có cơ hội nghiên cứu những câu này một cách chi tiết hơn ở phần sau của bài học. Đối với sinh hoạt này, chỉ cần mời các em nhận ra và thảo luận về tầm quan trọng của cụm từ được lặp đi lặp lại “Ta biết công việc ngươi.”

Hãy tìm kiếm và cân nhắc đánh dấu cụm từ được lặp đi lặp lại “Ta biết công việc ngươi” trong Khải Huyền 2:2, 9, 13, 19 ; 3:1, 8, 15 . Trong những câu này, Giăng ghi lại tiếng nói của Chúa Giê Su Ky Tô, mà cũng tượng trưng cho ý muốn của Cha Thiên Thượng.

  • Tại sao điều quan trọng là phải hiểu rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô “biết công việc của [em]”?

Một lẽ thật chúng ta sẽ tìm thấy trong Khải Huyền 2–3 là vì Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô biết rõ mỗi người chúng ta nên Hai Ngài có thể ghi nhận những việc làm tốt đẹp của chúng ta và cảnh báo chúng ta về những thay đổi cần thiết. Hãy tìm kiếm bằng chứng về lẽ thật này khi em nghiên cứu lời khuyên bảo dành cho bảy giáo hội.

Lời khuyên bảo dành cho bảy giáo hội

Trưng ra bản đồ và các phần tham khảo thánh thư sau đây. Cân nhắc nghiên cứu một trong bảy giáo hội cùng với cả lớp để làm mẫu cách trả lời các câu hỏi sau phần tham khảo. Sau đó, có thể chia các giáo hội còn lại cho các học viên. Mời học viên nghiên cứu các câu thánh thư và trả lời các câu hỏi một mình hoặc trong nhóm nhỏ. Hỏi han học viên trong khi các em nghiên cứu và cung cấp trợ giúp khi cần thiết.

Thông tin trong các phần tham khảo sau đây và phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình” có thể giúp học viên hiểu các từ và cụm từ khó.

Map of the Mediterranean.

Hãy nhìn vào bản đồ của bảy giáo hội và chọn ít nhất hai giáo hội để nghiên cứu. Tìm kiếm những việc làm tốt đẹp được Chúa Giê Su Ky Tô ghi nhận ở một số giáo hội và điều Ngài khiển trách ở mỗi giáo hội.

  1. Ê Phê Sô ( Khải Huyền 2:1–7): Đảng Ni Cô La là một nhóm tôn giáo tuyên bố họ có thể phạm tội tình dục mà không bị trừng phạt vì ân điển của Thượng Đế sẽ cứu họ.

  2. Si Miệc Nơ ( Khải Huyền 2:8–11)

  3. Bẹt Găm ( Khải Huyền 2:12–17): Đạo Ba La Am nói đến việc vi phạm các giáo lệnh của Thượng Đế để thỏa mãn ham muốn của thế gian hoặc tìm kiếm danh lợi của loài người (xin xem 2 Phi E Rơ 2:15). Lưu ý định nghĩa về Đảng Ni Cô La ở trên.

  4. Thi A Ti Rơ ( Khải Huyền 2:18–29)

  5. Sạt Đe ( Khải Huyền 3:1–6)

  6. Phi La Đen Phi ( Khải Huyền 3:7–13): Sứ điệp này chỉ ghi nhận những việc làm tốt đẹp.

  7. Lao Đi Xê ( Khải Huyền 3:14–22): Sứ điệp này chỉ khiển trách những việc không hoàn hảo. Lưu ý rằng hâm hẩm có nghĩa là không cam kết với phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô một cách trọn vẹn.

  • Chúa Giê Su Ky Tô đã ghi nhận những việc làm tốt đẹp nào? Em nhìn thấy được những việc làm tốt đẹp tương tự ra sao giữa các tín hữu của Giáo Hội trong thời đại của chúng ta?

  • Chúa Giê Su đã ban lời khiển trách hoặc lời khuyên bảo nào cho giáo hội em đã chọn? Tại sao đây cũng là lời khuyên bảo tốt cho Giáo Hội ngày nay?

Sau khi đã thấy có đủ thời gian, hãy mời học viên chia sẻ với cả lớp những điều các em đã học được. Cân nhắc lập một bảng liệt kê những việc đang làm tốt và những lời khiển trách cần thiết lên trên bảng. Khi thảo luận câu hỏi tiếp theo, có thể mời học viên chia sẻ những kinh nghiệm của các em từ sinh hoạt chuẩn bị.

  • Tại sao Chúa Giê Su Ky Tô lại là Đấng duy nhất thích hợp để biết chúng ta đang làm tốt điều gì và cách chúng ta cần cải thiện?

Lời khuyên bảo cho cuộc sống của chính em

Chủ Tịch Thomas S. Monson (1927–2018) khuyến khích chúng ta mở cửa và để cho Đấng Cứu Rỗi vào cuộc sống của mình. Hãy đọc lời phát biểu sau đây hoặc xem video “Bà Patton—Chuyện Tiếp Theo” từ mã thời gian 15:08 đến 15:56, trên trang ChurchofJesusChrist.org.

2:3
Official portrait of President Thomas S. Monson, 2008.

Với hết sức mạnh của tâm hồn mình, tôi làm chứng rằng Cha Thiên Thượng yêu thương mỗi người chúng ta. Ngài lắng nghe những lời cầu nguyện của các tấm lòng khiêm nhường, Ngài nghe thấu những lời than khóc cầu xin giúp đỡ của chúng ta. … Vị Nam Tử của Ngài, Đấng Cứu Rỗi và Đấng Cứu Chuộc của chúng ta, phán cùng mỗi người chúng ta ngày nay: “Này, ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng ta mà mở cửa cho, thì ta sẽ vào cùng người ấy” [ Khải Huyền 3:20 ].

Chúng ta sẽ lắng nghe tiếng gõ cửa ấy không? Chúng ta sẽ lắng nghe tiếng nói đó không? Chúng ta sẽ mở cánh cửa đó cho Chúa để chúng ta có thể nhận được sự giúp đỡ mà Ngài rất sẵn sàng để ban cho không? Tôi cầu nguyện rằng chúng ta sẽ làm những điều đó.

(Thomas S. Monson, “Bà Patton—Chuyện Tiếp Theo”, Liahona, tháng Mười Một năm 2007, trang 24)

Hãy nhìn lại bức tranh Chúa Giê Su gõ cửa và suy ngẫm về những điều em đã học được.

Cân nhắc cho học viên thời gian để suy ngẫm những câu hỏi sau đây và trả lời vào nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Em nghĩ Đấng Cứu Rỗi muốn em biết em đang làm tốt điều gì?

  • Đấng Cứu Rỗi có thể khuyến khích em thay đổi điều gì trong cuộc sống của mình?

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

“Lòng kính mến ban đầu” được đề cập trong Khải Huyền 2:4 là gì?

Các Thánh Hữu ở Ê Phê Sô đang bị sửa phạt vì sao lãng lệnh truyền phải yêu thương Thượng Đế (xin xem Ma Thi Ơ 22:37–38).

Khải Huyền 2:9 . Làm thế nào chúng ta có thể nghèo khó mà vẫn giàu có?

Đấng Cứu Rỗi công nhận đức tin của Các Thánh Hữu ở Si Miệc Nơ và trấn an họ về sự giàu có vĩnh cửu đã hứa cho những người tuân giữ các giáo lệnh của Ngài (xin xem thêm Gia Cơ 2:5 ; Giáo Lý và Giao Ước 11:7).

Khải Huyền 2:14 . Ba La Am là ai?

“Ba La Am là một vị tiên tri trong Kinh Cựu Ước có những việc làm được ghi lại trong Dân Số Ký 22–24 ; 31:16 . Lúc đầu, ông tỏ ra trung tín với Chúa và dân của Ngài, khi nhiều lần từ chối yêu cầu của vua Ba Lác để rủa sả Y Sơ Ra Ên. Tuy nhiên, cuối cùng Ba La Am lại nhượng bộ trước lời đề nghị về của cải giàu sang của Ba Lác và chỉ cho Ba Lác cách khiến quân đội Y Sơ Ra Ên tự suy yếu bởi tội lỗi tình dục và thờ phượng hình tượng (xin xem Dân Số Ký 25:1–5 ; 31:13–16). Kế hoạch bao gồm việc để phụ nữ Mô Áp dụ dỗ đàn ông Y Sơ Ra Ên và thuyết phục họ dâng của lễ hy sinh cho các thần tà giáo, do đó hủy diệt họ về mặt thuộc linh (New Testament Student Manual [năm 2014], trang 534).

Khải Huyền 3:14 . Tại sao Chúa Giê Su được gọi là “Đấng A Men”?

“Trong tiếng Hê Bơ Rơ và tiếng Hy Lạp, từ ‘a men’ có nghĩa là thật sự, chắc chắn, hoặc trung tín. Trong Khải Huyền 3:14 , sự trung tín và chân thật của Đấng Ky Tô với tư cách là ‘Đấng A Men’ tối cao được mô tả tương phản với thái độ hâm hẩm của những người Lao Đi Xê [xin xem thêm Khải Huyền 3:15–16 ]” (New Testament Student Manual [năm 2014], trang 536).

Làm thế nào tôi có thể mời Thượng Đế phán cho tôi biết sự chấp thuận và sửa phạt của Ngài?

Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn dạy:

Official Portrait of President Henry B. Eyring taken March 2018.

Khi các anh chị em kiểm điểm cuộc sống của mình trong thời gian giáo lễ Tiệc Thánh, tôi hy vọng rằng những ý nghĩ của các anh chị em không những tập trung vào những điều các anh chị em đã làm sai mà còn vào những điều mà các anh chị em đã làm đúng nữa—những giây phút mà các anh chị em cảm thấy rằng Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi đã hài lòng với các anh chị em. Các anh chị em còn có thể dành ra một giây phút trong thời gian Tiệc Thánh để cầu xin Thượng Đế giúp các anh chị em thấy được những điều đó. Nếu các anh chị em làm như vậy, tôi hứa rằng các anh chị em sẽ cảm thấy một điều gì đó. Các anh chị em sẽ cảm thấy hy vọng.

(Henry B. Eyring, “Luôn Luôn Tưởng Nhớ Tới Ngài”, Liahona, tháng Hai năm 2018, trang 5)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Lời giới thiệu về Chúa Giê Su Ky Tô

Mỗi sứ điệp trong số bảy sứ điệp này bắt đầu bằng lời giới thiệu về Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy nhắc học viên về các biểu tượng các em đã học trong Khải Huyền 1. Mời các em nghiên cứu câu đầu tiên của mỗi sứ điệp được gửi riêng cho bảy giáo hội, và tìm kiếm lời mô tả về Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Khải Huyền 2:1, 8, 12, 18 ; 3:1, 7, 14). Sau đó, mời học viên chia sẻ với cả lớp những điều các em học được về Đấng Cứu Rỗi từ mỗi mô tả đó.

Cam kết một cách trọn vẹn với Chúa Giê Su Ky Tô

Sau khi học viên khám phá ra Các Thánh Hữu ở Lao Đi Xê là “hâm hẩm” (xin xem Khải Huyền 3:15–16), hãy mời các em nghĩ xem về cảm giác hâm hẩm trong phúc âm là như thế nào. Mời học viên suy ngẫm những câu hỏi sau đây: Theo thang điểm từ 1–10, các em đánh giá thế nào về sự cam kết của mình với Chúa Giê Su Ky Tô? Để tránh bị hâm hẩm, các em có thể làm gì để giữ cam kết của mình với Đấng Cứu Rỗi ngày càng giống như cách Ngài giữ cam kết với các em?

Để giúp học viên tìm hiểu thêm về cách để cam kết hoàn toàn, hãy cân nhắc xem video “Các Môn Đồ Chân Chính của Đấng Cứu Rỗi” từ phút 2:22 đến 4:37, trên trang ChurchofJesusChrist.org. Giải thích rằng ở Úc, cụm từ “fair dinkum” có nghĩa là cam kết hoàn toàn hoặc chân thật hết mức, ngược lại với sự hâm hẩm. Yêu cầu học viên tìm kiếm những điểm tương đồng giữa các câu chuyện của Anh Cả Vinson và việc cam kết tuân theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

2:3