Khải Huyền 1–5
Khái Quát
Em nghĩ đến điều gì khi nghĩ về sách Khải Huyền? Sứ Đồ Giăng, người viết cuốn sách này, đã tuyên bố: “Phước cho những người đọc, và những người nghe và hiểu những lời tiên tri này” (Bản Dịch Joseph Smith, Khải Huyền 1:3 [trong phụ lục Bản Dịch Joseph Smith]). Trong sách Khải Huyền, em sẽ tìm thấy những hình ảnh và biểu tượng phong phú dạy em về Chúa Giê Su Ky Tô, kế hoạch của Cha Thiên Thượng và Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi. Em cũng sẽ nhìn thấy cách Chúa Giê Su Ky Tô và những tín đồ của Ngài chiến thắng Sa Tan và các vương quốc của loài người. Được viết cho bảy giáo hội ở Châu Á trong thời gian họ bị ngược đãi nghiêm trọng, sách Khải Huyền có thể giúp em vượt qua những khó khăn của những ngày sau cùng một cách trung tín và chuẩn bị cho sự trở lại của Đấng Cứu Rỗi.
Chuẩn Bị Giảng Dạy
Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên những ý tưởng về những điều có thể cần phải chuẩn bị trước cho mỗi bài học:
Khải Huyền 1
Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên hiểu một số biểu tượng trong sách Khải Huyền và những điều mà những biểu tượng này có thể dạy cho các em về Chúa Giê Su Ky Tô.
-
Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc “ Khải Huyền của Giăng, Sách ” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, trên trang scriptures.ChurchofJesusChrist.org, và chuẩn bị trước buổi học để chia sẻ những điều các em có hứng thú tìm hiểu và lý do tại sao.
-
Nội dung cần trưng ra: Hình ảnh Chúa Giê Su giữa những ngọn nến
-
Giấy phát tay: Chuẩn bị đủ các bản sao của giấy phát tay “Những Biểu Tượng trong Khải Tượng của Giăng” cho học viên.
Khải Huyền 2–3, Phần 1
Mục đích của bài học: Bài học này có thể khuyến khích học viên nghe tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi công nhận những việc tốt đẹp của các em và cho các em sự sửa chỉnh cần thiết.
-
Học viên chuẩn bị: Mời học viên nhận ra những lĩnh vực nào trong cuộc sống của mình mà các em cảm thấy Đấng Cứu Rỗi có thể hài lòng. Là một phần của lời mời này, học viên có thể cầu nguyện và cầu xin Cha Thiên Thượng giúp các em nhìn thấy những điều mình đang làm tốt. Các em cũng có thể nhờ cha mẹ mình giúp đỡ.
-
Dụng cụ trực quan hoặc hình ảnh cần trưng ra: Chuẩn bị trưng ra hình ảnh Chúa Giê Su ở Cửa (Sách Họa Phẩm Phúc Âm [năm 2009], số 65) và bản đồ của bảy giáo hội.
-
Video: “Bà Patton—Chuyện Tiếp Theo” (16:09; xem từ mã thời gian 15:08 đến 15:55)
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Khi học viên tìm kiếm những việc tốt đẹp Giăng đã nhận thấy ở bảy giáo hội và sự sửa phạt mà ông đã đưa ra cho họ, hãy mời học viên nhập những điều các em tìm thấy vào khung trò chuyện. Sau khi đã thấy có đủ thời gian, yêu cầu cả lớp tìm kiếm trong cuộc trò chuyện và chọn ra một sự hiểu biết sâu sắc từ một người bạn cùng lớp mà các em muốn thảo luận chi tiết hơn. Có thể yêu cầu học viên đã đăng ý kiến đó giải thích những điều mình đã viết. Hãy đặt ra câu hỏi để giúp cả lớp thảo luận về sự liên quan của đề tài đã chọn với các em.
Khải Huyền 2–3, Phần 2
Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên cảm thấy gia tăng mong muốn để vượt qua những thử thách và nhận được các phước lành mà Đấng Cứu Rỗi hứa ban cho.
-
Học viên chuẩn bị: Mời học viên yêu cầu một người trong gia đình hoặc một người bạn đáng tin cậy chia sẻ kinh nghiệm với các em khi họ vượt qua một trở ngại với sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi.
-
Video: “Các Em Có Thể Quy Tụ Y Sơ Ra Ên!” (10:53; xem từ mã thời gian 4:48 đến 5:22)
-
Nội dung cần trưng ra: Cân nhắc trưng ra bảng biểu có các phần tham khảo thánh thư và các định nghĩa được liệt kê dưới bảng biểu. Cũng có thể là hữu ích khi trưng ra các tùy chọn có trong sinh hoạt nghiên cứu về cách vượt qua để học viên lựa chọn.
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Có thể là hữu ích khi tạo một phần trình bày slide hoặc sử dụng các phương tiện khác để trưng ra các định nghĩa cho sinh hoạt tìm kiếm thánh thư và các lựa chọn nghiên cứu cho sinh hoạt cuối cùng. Cân nhắc phát âm nhạc nâng cao tinh thần trong khi học viên hoàn thành hai sinh hoạt này.
Khải Huyền 5
Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên gia tăng mong muốn thờ phượng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô với nhiều tình yêu thương và lòng chân thành hơn.
-
Học viên chuẩn bị: Mời học viên nói chuyện với một người trong gia đình hoặc vị lãnh đạo Giáo Hội về ý nghĩa của việc thờ phượng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.
-
Video: “Các Phước Lành của Sự Thờ Phượng” (11:28; xem từ phút 3:34 đến 4:45 và từ 8:54 đến 11:14)
-
Nội dung cần trưng ra: Lời phát biểu của Giám Trợ Dean M. Davies và, nếu muốn, năm câu hỏi được liệt kê ở cuối bài.
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Có thể là hữu ích nếu trưng ra lời phát biểu của Giám Trợ Dean M. Davies trong khi học viên thảo luận về những điều các em học được về sự thờ phượng từ câu trích dẫn.
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 24
Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên có cơ hội tập áp dụng một số đoạn thông thạo giáo lý vào nhiều tình huống thực tế khác nhau.
-
Học viên chuẩn bị: Mời học viên sử dụng ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý hoặc các phương pháp khác để tập học thuộc lòng các phần tham khảo thông thạo giáo lý Kinh Tân Ước và các cụm từ thánh thư then chốt. Yêu cầu học viên chuẩn bị trước buổi học để chia sẻ một đoạn mà các em đã có kinh nghiệm áp dụng.
-
Nội dung cần trưng ra: Giấy phát tay có tiêu đề “Thông Thạo Giáo Lý trong Kinh Tân Ước: 1 Cô Rinh Tô–Khải Huyền”
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Khi học viên chia sẻ các tình huống, có thể mời các em đăng các tình huống đó bằng tính năng trò chuyện. Sau đó, có thể mời cả lớp đọc các tình huống, tìm những đoạn thông thạo giáo lý áp dụng cho các tình huống và giải thích cách áp dụng những đoạn đó.