Lớp Giáo Lý
Đánh Giá Việc Học Tập của Em 11


Đánh Giá Việc Học Tập của Em 11

1 Ti Mô Thê–1 Giăng

YW Shares a Scripture with Friend

Bài học này nhằm giúp em đánh giá những mục tiêu đã đặt ra và sự phát triển cá nhân em đã có được trong quá trình học Kinh Tân Ước. 

Làm cho việc học mang tính cá nhân. Hãy giúp học viên suy ngẫm về những kinh nghiệm cá nhân của các em liên quan đến những điều đang được giảng dạy. Dành thời gian để các em suy ngẫm về những phước lành đã nhận được khi sống theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô và cách các em trở nên giống như Ngài hơn.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những điều các em đã học được về Chúa Giê Su Ky Tô và cách các em cảm thấy mình đang trở nên giống như Đấng Ky Tô hơn.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn

Bài học này nhằm giúp học viên suy ngẫm về cách các em đến gần Đấng Ky Tô hơn và trở thành môn đồ của Ngài. Là một phần của bài học này, học viên sẽ có cơ hội đánh giá (1) những cách để các em trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô hơn, (2) khả năng của các em để giải thích những lời giảng dạy trong Kinh Tân Ước và (3) mục tiêu mà các em đã đặt ra. Các sinh hoạt sau đây có thể được điều chỉnh để tập trung vào những lẽ thật đã được nhấn mạnh trong các buổi học gần đây.

Một cách để bắt đầu buổi học có thể là yêu cầu học viên ôn lại nhật ký ghi chép việc học tập và thánh thư để biết những ghi chú và ấn tượng mà các em đã ghi lại trong vài tuần qua. Mời các học viên chia sẻ với nhau những điều mình đã học được về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Giúp học viên suy ngẫm về những phương diện các em đang trở nên giống như Ngài hơn.

Trong một bài học trước, việc trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô được so sánh với việc leo lên một ngọn núi cao.

  • Dựa vào những gì em biết về leo núi, tại sao đây là một hình ảnh so sánh hay?

  • Em cảm thấy đâu là thử thách về việc trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô? Tại sao thử thách đó lại đáng bõ công đối với em?

Nếu em đã từng leo núi trước đây, thì hãy suy ngẫm về cảm giác của mình khi lên đến đỉnh núi. Nếu em chưa từng leo núi trước đây, thì hãy tưởng tượng ra cảm giác này.

  • Làm thế nào mà việc luôn ghi nhớ mục tiêu cuối cùng có thể thúc đẩy em trong suốt quá trình leo núi thuộc linh của mình?

Nếu em đã hoàn thành bài học trước về 2 Phi E Rơ 1, thì hãy xem hình vẽ ngọn núi mà mình đã vẽ trong nhật ký ghi chép việc học tập. Nếu em không có bức vẽ của mình, thì hãy xem bức vẽ sau đây:

Divine Attributes Mountain Diagram

Hãy dành một chút thời gian để suy ngẫm về các thuộc tính thiêng liêng được liệt kê trên bức vẽ của em.

  • Em đang cố gắng để phát triển thuộc tính nào trong số những thuộc tính này? Em đang thực hiện như thế nào?

Hãy suy ngẫm về tình yêu thương của em dành cho Chúa Giê Su Ky Tô và cách em tiến đến việc biết Ngài hơn.

  • Em có thể làm gì để tiếp tục trở nên giống như Đấng Ky Tô hơn?

Giảng dạy giống như Chúa Giê Su Ky Tô

An actor portraying Jesus Christ holding a child on his lap. They are surrounded by people.
Jesus at the temple teaches His Apostles about the widow’s mites.
Jesus sitting at a table teaching.
Jesus blessing bread he is about to feed to the gathered multitude.

Cân nhắc cho học viên xem một số hình ảnh xung quanh lớp học về Đấng Cứu Rỗi giảng dạy trong các bối cảnh khác nhau.

  • Một số tình huống và bối cảnh mà Đấng Cứu Rỗi đã dạy là gì?

Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, chỉ ra rằng:

Hầu hết việc giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi đã không xảy ra trong một nhà hội của dân Do Thái nhưng trong các bối cảnh thường ngày, không trịnh trọng—trong khi ăn một bữa ăn với các môn đồ của Ngài, kéo nước từ giếng, hoặc đi bộ ngang qua một cây vả.

(“Tận Dụng Những Giây Phút Giảng Dạy Tự Phát”, Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi [năm 2016], trang 16)

Hãy suy ngẫm về những cơ hội em có thể có để dạy một nguyên tắc phúc âm hoặc giải thích một điều em tin tưởng cho người nào đó.

  • Em nghĩ khi nào và ở đâu mình có thể chia sẻ điều gì đó mà gần đây em đã học hoặc cảm nhận được về Đấng Cứu Rỗi?

Sứ Đồ Phi E Rơ đã dạy chúng ta cách để trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô khi ông viết: “Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em” ( 1 Phi E Rơ 3:15). Khi chúng ta tập giải thích những điều mình tin tưởng, chúng ta có thể sẵn sàng khi những giây phút giảng dạy cho điều đó đến.

Hãy chọn một trong những đề tài mà em đã nghiên cứu trong vài tuần qua và hoàn thành từng bước tiếp theo.

Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Hê Bơ Rơ 9:11–15, 24, 28 ; 10:10–17)

Đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Hê Bơ Rơ 11 ; Gia Cơ 2:17–18)

Ngài là Cha về phần hồn của chúng ta (xin xem Hê Bơ Rơ 12:9 ; xin xem thêm Giăng 20:17 ; Công Vụ Các Sứ Đồ 17:29 ; Rô Ma 8:16–17)

a. Viết ra một tình huống thực tế mà em có thể, giống như Đấng Cứu Rỗi, có cơ hội để giảng dạy cho người nào đó hoặc trả lời một câu hỏi về đề tài này.

b. Viết ra một câu hỏi mà người nào đó có thể nghĩ ra về đề tài này.

c. Lập kế hoạch về cách em sẽ giải thích đề tài này và trả lời câu hỏi. Hãy sử dụng ít nhất một câu thánh thư trong phần giải thích của em. (Những câu thánh thư liệt kê trong ngoặc đơn được cung cấp để nhắc nhở em về những điều em có thể đã học được.)

Cân nhắc mời một vài học viên đóng diễn cách giải thích một lẽ thật phúc âm. Hãy khuyến khích học viên tự tin và tin cậy Thánh Linh để giúp các em nhớ những điều mình biết. Cho học viên cơ hội để nói qua những điều đã làm tốt và khó khăn trong sinh hoạt đóng diễn. Mời học viên tìm kiếm cơ hội tập luyện giảng dạy, từ đó phát triển khả năng chia sẻ những điều các em tin tưởng với những người khác.

Những nỗ lực của tôi để học thánh thư và cầu nguyện

Joseph Smith reading the Bible by candlelight.

Hãy giơ một cuốn Sách Mặc Môn lên và cho xem hình ảnh của Joseph Smith khi còn trẻ. Mời học viên thảo luận về vai trò của học thánh thư và cầu nguyện trong việc nhận được sự mặc khải. Hãy cân nhắc đặt ra câu hỏi sau đây.

  • Em đã học được gì về việc học thánh thư và cầu nguyện khi nghiên cứu Kinh Tân Ước hoặc những kinh nghiệm của Joseph Smith?

Viết ra những điều em hiện đang làm, đang cố gắng làm hoặc muốn làm để cải thiện nỗ lực cầu nguyện và học thánh thư. Điều này có thể bao gồm một mục tiêu trong chương trình Trẻ Em và Giới Trẻ mà em đặt ra cho chính mình hoặc một mục tiêu cụ thể trong lớp giáo lý.

Để giúp em hình dung sự tiến triển của mình đối với mục tiêu này, hãy vẽ sơ đồ sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập. Thêm một trong các tiêu đề sau đây ở bên trên mỗi phần trong bốn phần của sơ đồ: Những Bài Học; Những Phước Lành; Những Chướng Ngại Vật; Sự Phát Triển trong Tương Lai. Bên dưới tiêu đề thích hợp, hãy viết câu trả lời của em cho mỗi câu hỏi sau đây để giúp em đánh giá sự tiến bộ của mình và tiếp tục cải thiện.

An illustration of an arrow.
  • Tôi đã học được những bài học nào qua việc cầu nguyện và học thánh thư?

  • Tôi đã nhận ra những phước lành hay lời giải đáp nào?

  • Tôi có gặp bất kỳ trở ngại nào để đạt được mục tiêu học thánh thư của mình không? Nếu vậy, làm thế nào tôi có thể tìm đến Chúa để vượt qua những trở ngại đó?

  • Tôi muốn thấy sự tăng trưởng nào trong tương lai khi cầu nguyện và học thánh thư?

Nếu em chưa có mục tiêu trong lĩnh vực này, em có thể muốn đưa ra mục tiêu ngay bây giờ và đánh giá mục tiêu đó trong vài tuần và vài tháng tới. Hãy tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh để biết nỗ lực cầu nguyện và học thánh thư của em làm vui lòng Chúa như thế nào. Cũng tìm cách để biết bất kỳ sự thay đổi nào em có thể cần phải thực hiện để cảm nhận được những phước lành và nhận được câu trả lời mà Chúa muốn ban cho mình.

Nếu học viên cảm thấy thoải mái, hãy mời những em tình nguyện chia sẻ sơ đồ mà các em đã tạo ra trong nhật ký và sự tiến bộ mà các em nhận thấy. Giúp học viên nhận ra sự phát triển dù là nhỏ nhất, và khuyến khích các em tiếp tục học thánh thư và cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng để có được sự mặc khải.