Lớp Giáo Lý
1 Giăng 1–5


1 Giăng 1–5

“Đức Chúa Trời Là Sự Yêu Thương”

A Hispanic man gives the Savior, Jesus Christ, a hug. Christ is wearing a white robe.

Cuộc sống của em đã được ảnh hưởng như thế nào nhờ tình yêu thương? Tại sao tất cả chúng ta đều cần cảm nhận tình yêu thương, đặc biệt là tình yêu thương của Thượng Đế? Sứ Đồ Giăng đã viết thư cho Các Thánh Hữu đang bị lừa gạt bởi những lời giảng dạy sai lạc. Ông tập trung vào tình yêu thương của Thượng Đế dành cho Các Thánh Hữu và cách mà tình yêu thương này được thể hiện qua sứ mệnh cứu rỗi của Chúa Giê Su Ky Tô. Bài học này nhằm giúp em cảm nhận được tình yêu thương của Thượng Đế dành cho em.

Nhấn mạnh đến việc học hỏi phúc âm đặt trọng tâm vào gia đình. Việc học hỏi phúc âm là một sinh hoạt tập trung vào gia đình. Hãy tìm kiếm cơ hội để khuyến khích học viên chia sẻ trong lớp những điều các em đang học ở nhà. Cũng hãy khuyến khích học viên chia sẻ với gia đình những điều các em đang học và trải nghiệm trong lớp giáo lý.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị trước khi đến lớp để chia sẻ những cách khác nhau mà các em có thể hoàn thành chính xác câu sau đây: “Thượng Đế là …”

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Thượng Đế là …

Cho học viên xem cụm từ “Thượng Đế là …” Mời học viên suy ngẫm về sự chuẩn bị của mình cho buổi học khi các em xác định càng nhiều càng tốt các cách để hoàn thành chính xác câu này. Học viên có thể làm việc theo cặp hoặc nhóm nhỏ và có thể viết lên trên bảng những cách các em sẽ hoàn thành câu này. Mời một vài em tình nguyện chia sẻ lý do các em hoàn thành câu đó theo cách của mình.

Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy viết cụm từ “Thượng Đế là …” Hãy viết xuống càng nhiều cách em có thể nghĩ ra càng tốt để hoàn thành chính xác câu này. Ví dụ, em có thể viết “Thượng Đế là Đấng toàn tri” hoặc “Thượng Đế là Đấng toàn năng.”

Hãy đọc 1 Giăng 4:8, 16 , tìm kiếm những cách Giăng mô tả Thượng Đế.

  • Em tìm thấy điều gì?

  • Em nghĩ tại sao Thượng Đế có thể được mô tả là tình yêu thương?

Một trong những đặc tính xác định của Thượng Đế là tình yêu thương của Ngài dành cho chúng ta. Hãy suy nghĩ về những câu hỏi sau đây:

  • Em có cảm thấy rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô yêu thương cá nhân em không? Tại sao có hoặc tại sao không?

  • Em có tin rằng Hai Ngài biết về em và về những thành công và khó khăn của cá nhân em không? Tại sao có hoặc tại sao không?

  • Những cách Hai Ngài đã thể hiện hoặc có thể thể hiện tình yêu thương của Hai Ngài dành cho em là gì?

Trong khi học bức thư của Giăng, hãy tìm kiếm những lẽ thật có thể giúp em trả lời những câu hỏi này. Ngoài ra, hãy suy ngẫm xem việc hiểu và cảm nhận tình yêu thương của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô dành cho em có thể tạo ra sự khác biệt như thế nào trong cuộc sống của em.

Cân nhắc mời một học viên đọc hoặc tóm tắt đoạn sau đây.

Những lời giảng dạy của Giăng về tình yêu thương của Thượng Đế

Giăng có thể đã viết các bức thư từ năm 80 đến năm 100 sau Công Nguyên ở thành Ê Phê Sô. Một số tín hữu của Giáo Hội đã chấp nhận niềm tin từ một nhóm có tên là Những Người Theo Thuyết Ngộ Đạo. Nhóm này dạy rằng Chúa Giê Su không có thể xác hữu hình và sự cứu rỗi đến nhờ sự hiểu biết đặc biệt thay vì nhờ đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Giăng đã bác bỏ những giáo lý sai lạc này bằng cách giảng dạy một số chủ đề quan trọng, bao gồm cả cách Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô thể hiện tình yêu thương toàn hảo của Hai Ngài qua cuộc sống, Sự Chuộc Tội và Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi (xin xem 1 Giăng 1:1–3 ; 3:16 ; 4:9–10).

Cân nhắc vẽ một trái tim lớn lên trên bảng. Khi học viên thực hiện sinh hoạt học tập sau đây và hoàn thành trái tim của mình trong nhật ký, các em có thể đi lên bảng và viết câu và cụm từ ưa thích của mình vào trái tim của cả lớp.

Hãy đọc 1 Giăng 4:19 và cân nhắc đánh dấu lý do Giăng đưa ra cho việc chúng ta yêu thương Thượng Đế.

Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy vẽ một trái tim lớn. Ở giữa trái tim, hãy viết “Tôi biết Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô yêu thương tôi bởi vì …” Hãy dành ra đủ chỗ để viết các phần thánh thư tham khảo và các cụm từ. Hãy suy ngẫm về việc Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô “yêu chúng ta trước” như thế nào.

Đọc các đoạn sau đây. Tìm kiếm và đánh dấu các cụm từ thể hiện tình yêu thương của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô dành cho em. Viết những cụm từ đó cùng với các phần thánh thư tham khảo có liên quan vào bên trong trái tim.

Hãy chắc chắn cho học viên xem các phần thánh thư tham khảo sau đây ở nơi học viên có thể nhìn thấy chúng.

1 Giăng 2:1–2 (Lưu ý: Người cầu thay là người an ủi, ủng hộ và khẩn cầu thay cho chúng ta. Của lễ chuộc tội có nghĩa là một sự hy sinh chuộc tội để thỏa mãn công lý của Thượng Đế.)

1 Giăng 3:5, 16, 22

1 Giăng 4:9–10, 13–19

1 Giăng 5:12–15, 20

Hãy ôn lại các cụm từ và phần tham khảo em đã đánh dấu và viết xuống. Chọn cụm từ có ý nghĩa nhất đối với em và hoàn thành hai hoặc ba phần sau đây:

Cho học viên xem các chỉ dẫn sau đây khi các em hoàn thành sinh hoạt.

Cân nhắc cung cấp một ví dụ cho học viên về cách hoàn thành phần sau đây trong nhật ký của các em.

  1. Giải thích về cụm từ em đã chọn có ý nghĩa như thế nào đối với em.

  2. Nếu có thể, hãy mô tả kinh nghiệm khi em cảm nhận được tình yêu thương của Cha Thiên Thượng hoặc Chúa Giê Su Ky Tô theo cách đó. Em cũng có thể chia sẻ một ví dụ từ thánh thư, video của Giáo Hội, hoặc bài nói chuyện trong đại hội trung ương. (Để xem ví dụ, hãy xem bài nói chuyện của Anh Cả Dale G. Renlund thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ “Để Ta Có Thể Thu Hút Tất Cả Mọi Người Đến cùng Ta” từ mã thời gian 7:32 đến 9:14.)

NaN:NaN

//media.ldscdn.org/webvtt/general-conference/april-2016-general-conference/2016-04-1070-dale-g-renlund-eng.vtt

Mô tả xem việc biết sự thật của cụm từ này đã, đang tạo ra hoặc có thể tạo ra sự khác biệt như thế nào trong cuộc sống của em. Cân nhắc thêm chứng ngôn của cá nhân em về tình yêu thương của Thượng Đế.

Cho học viên đủ thời gian để hoàn thành các mục nhật ký của các em. Mời một vài em tình nguyện chia sẻ với cả lớp về điều các em đã viết.

Cân nhắc mời những học viên có thể chia sẻ ảnh chụp trang nhật ký của mình trên phương tiện truyền thông xã hội cùng với chứng ngôn của cá nhân các em về tình yêu thương của Thượng Đế.

Cân nhắc chia sẻ mục nhật ký này với bạn bè và gia đình hoặc thậm chí là chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội.

Hãy suy ngẫm về những điều em đã học được khi đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Robert C. Gay thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ về quyền năng từ tình yêu thương của Thượng Đế:

Former Official Portrait of Elder Robert C. Gay. Photographed in March 2017. Replaced February 2021.

Tình yêu thương của Ngài lớn lao hơn những nỗi sợ hãi, vết thương, thói nghiện ngập, sự nghi ngờ, sự cám dỗ, tội lỗi, gia đình tan vỡ, sự căng thẳng và nỗi lo âu, căn bệnh kinh niên, sự nghèo khó, sự lạm dụng, nỗi tuyệt vọng, và nỗi cô đơn của chúng ta. Ngài muốn tất cả mọi người biết rằng không có gì và không có ai mà Ngài không thể chữa lành và mang lại niềm vui vĩnh cửu.

(Robert C. Gay, “Mang Lấy Danh của Chúa Giê Su Ky Tô”, Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 99)

  • Điều gì là quan trọng nhất đối với em trong lời phát biểu này? Tại sao?

Cảm nhận tình yêu thương của Thượng Đế

Hãy tưởng tượng rằng một người quen nào đó của em không nghĩ rằng họ cảm nhận được tình yêu thương của Thượng Đế hoặc không thường xuyên nhận thấy điều đó. Hãy suy ngẫm về những điều em đã học được ngày hôm nay, cũng như những kinh nghiệm của cá nhân em.

  • Em có thể chia sẻ điều gì với họ mà có thể giúp họ cảm nhận được tình yêu thương của Thượng Đế?

Có thể là hiệu quả nếu cho học viên thời gian để suy ngẫm câu hỏi trên trước khi trả lời. Cũng có thể là hữu ích nếu cho học viên chia sẻ ý kiến trong các nhóm nhỏ trước khi cả lớp cùng thảo luận câu hỏi trên.

Trong các bài học tiếp theo, em sẽ nghiên cứu thêm những lời giảng dạy khác của Giăng về cách chúng ta thể hiện tình yêu thương của mình dành cho Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô, bao gồm cả việc tuân giữ các giáo lệnh của Hai Ngài và yêu thương lẫn nhau.

Cân nhắc hát bài “Lòng Cảm Kích Vô Cùng” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số 22) hoặc chia sẻ một ví dụ cá nhân về ảnh hưởng từ tình yêu thương của Thượng Đế.

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của Cha Thiên Thượng, lắng nghe và cảm nhận những sự thúc giục từ Ngài qua Đức Thánh Linh. Hãy suy ngẫm về những cách em có thể tiếp cận hoặc tiếp nhận tình yêu thương của Thượng Đế và cách em có thể nhận thấy tình yêu thương của Ngài thường xuyên hơn trong cuộc sống của mình. Suy ngẫm xem làm thế nào mà việc kiên định làm như vậy có thể gia tăng niềm vui mà em trải nghiệm trong cuộc sống của mình.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Tôi có thể học hỏi thêm về tình yêu thương của Thượng Đế ở đâu?

Việc nhận ra và cảm thấy tình yêu thương của Thượng Đế có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?

Trong khi đang phục vụ với tư cách là thành viên trong Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi, Anh Cả John H. Groberg đã giải thích:

Former official portrait of Elder John H. Groberg of the Presidency of the Seventy, 1994. Released from the presidency effective August 15, 2005. Called as Idaho Falls Idaho Temple president effective November 1, 2005. Status changed to emeritus at October 2005 general conference.

Khi tràn đầy tình yêu thương của Thượng Đế, chúng ta có thể làm và thấy và hiểu những điều chúng ta không thể làm hoặc nhìn thấy hoặc hiểu được nếu không có tình yêu thương đó. Khi tràn đầy tình yêu thương của Ngài, chúng ta có thể chịu đựng nỗi đau, dập tắt nỗi sợ hãi, rộng lòng tha thứ, tránh những tranh cãi, phục hồi sức lực, và ban phước cũng như giúp đỡ người khác theo những cách gây ngạc nhiên ngay cả đối với chúng ta.

Chúa Giê Su Ky Tô tràn đầy tình yêu thương vô hạn khi Ngài chịu đựng nỗi đau, sự tàn ác và bất công không thể hiểu nổi cho chúng ta. Nhờ tình yêu thương của Ngài dành cho chúng ta, Ngài đã vượt lên trên những rào cản không thể vượt qua được. Tình yêu thương của Ngài không có rào cản. Ngài mời gọi chúng ta noi theo Ngài và dự phần vào tình yêu thương vô hạn của Ngài để chúng ta cũng có thể vượt lên trên nỗi đau, sự tàn ác và bất công của thế gian này và giúp đỡ, tha thứ và ban phước.

(John H. Groberg, “The Power of God’s Love”, Ensign, tháng Mười Một năm 2004, trang 11)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Các nhân chứng về Sự Phục Sinh của Đấng Cứu Rỗi làm chứng rằng Ngài có thật và giúp chúng ta nhận ra tình yêu thương của Ngài

Nếu học viên sẽ được lợi ích từ việc thảo luận về tính cá nhân trong tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi, hãy mời các em đọc 1 Giăng 1:1–33 Nê Phi 11:13–17. Những đoạn này mô tả những kinh nghiệm mà cả Giăng và những người ở Châu Mỹ đã có với Đấng Cứu Rỗi phục sinh.

Mời các học viên chia sẻ về điều mà những kinh nghiệm này dạy cho chúng ta về Chúa Giê Su Ky Tô và tình yêu thương của Ngài.

Làm chứng rằng mặc dù chúng ta không thể thật sự chạm vào Đấng Cứu Rỗi, nhưng Ngài có thể giúp chúng ta nhận biết Ngài qua những cách thức khác, chẳng hạn như thánh thư và Đức Thánh Linh. Ngài sẽ cho chúng ta thấy tình yêu thương của Ngài qua lòng thương xót dịu dàng Ngài dành cho chúng ta (xin xem 1 Nê Phi 1:20). Mời học viên chia sẻ những ví dụ cá nhân khi các em cảm nhận được tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi dành cho mình.

1 Giăng 2:1. “Chúng ta có Đấng cầu thay”

Nếu học viên sẽ được lợi ích từ việc hiểu rõ hơn về vai trò của Đấng Cứu Rỗi với tư cách là Đấng biện hộ cho chúng ta cùng với Đức Chúa Cha, hãy mời các em nghiên cứu 1 Giăng 2:1–2. Chia sẻ rằng Đấng cầu thay có nghĩa là người an ủi, ủng hộ và khẩn cầu thay cho chúng ta. Mời học viên nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước 45:3–5 , tìm kiếm xem Đấng Cứu Rỗi là Đấng biện hộ của chúng ta như thế nào. Cũng có thể là hữu ích cho học viên để đọc bức thư của Phi Lê Môn để xem cách mà Phao Lô làm người biện hộ cho Ô Nê Sim khi ông yêu cầu các tín hữu của Giáo Hội chấp nhận Ô Nê Sim vì mình. Hoặc học viên có thể đọc câu chuyện về A Bi Ga In, Na Banh và Đa Vít trong 1 Sa Mu Ên 25:1–35 để xem A Bi Ga In đã hành động như thế nào với tư cách là người biện hộ bằng cách đề nghị chịu trách nhiệm về những sai lầm của Na Banh để ông ta không phải nhận hình phạt đến từ Đa Vít. Mời học viên chia sẻ những cách thức mà Đấng Cứu Rỗi đã, đang, và sẽ là Đấng biện hộ cho chúng ta và lý do điều này là quan trọng để hiểu.

Thượng Đế là sự sáng và sự yêu thương

Ngoài tình yêu thương của Thượng Đế, nếu học viên sẽ được lợi ích khi tập trung vào sự sáng của Ngài, thì hãy cân nhắc mời các em học 1 Giăng 2:8–11 ; 3:16, 23–24 ; 4:7–21. Mời các em suy ngẫm về những kinh nghiệm mà Giăng đã có với sự sáng và sự yêu thương của Đấng Cứu Rỗi (chẳng hạn như những kinh nghiệm được ghi lại trong Giăng 2:1–11 hoặc Giăng 5:1–9). Học viên cũng có thể suy ngẫm những điều Giăng đã học được từ những lời giảng dạy của Chúa Giê Su được ghi lại trong Giăng 3:16–17 ; 8:12 ; 12:35–36, 46 ; 15:9–14 ; 19:25–27. Mời học viên chia sẻ những điểm tương đồng giữa những lời giảng dạy này và điều mà sách 1 Giăng dạy về sự sáng và tình yêu thương của Thượng Đế. Mời học viên chia sẻ những kinh nghiệm đã dạy cho các em rằng Thượng Đế là sự sáng và sự yêu thương.