Lớp Giáo Lý
1–3 Giăng; Giu Đe


1–3 Giăng; Giu Đe

Khái Quát

Sứ Đồ Giăng đã viết về tình yêu thương của Thượng Đế dành cho Các Thánh Hữu và cách mà tình yêu thương này được biểu lộ qua sứ mệnh cứu rỗi của Chúa Giê Su Ky Tô. Ông đã dạy rằng tình yêu thương của chúng ta dành cho Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể thúc đẩy chúng ta tuân giữ các giáo lệnh của Hai Ngài. Ông cũng dạy rằng tình yêu thương của Thượng Đế dành cho chúng ta có thể soi dẫn chúng ta yêu thương những người khác.

Chuẩn Bị Giảng Dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên ý tưởng về những điều có thể cần được chuẩn bị trước cho mỗi bài học.

1 Giăng 1–5

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên cảm nhận được tình yêu thương của Thượng Đế dành cho các em.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị trước khi đến lớp để chia sẻ những cách khác nhau mà các em có thể hoàn thành chính xác câu sau đây: “Thượng Đế là …”

  • Gợi ý giảng dạy qua việc học trực tuyến: Cân nhắc bắt đầu bài học bằng cách mời học viên hoàn thành câu “Thượng Đế là …” theo nhiều cách nhất có thể. Học viên có thể trả lời bằng lời nói hoặc viết ra câu trả lời của mình bằng tính năng trò chuyện hoặc có thể sử dụng tính năng bảng trắng để trưng ra cụm từ “Thượng Đế là …” và cho phép học viên có thể chia sẻ câu trả lời của các em. Cũng có thể sử dụng ứng dụng bỏ phiếu trực tuyến để khuyến khích học viên đưa ra các câu trả lời.

1 Giăng 2–4; 2 Giăng

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên hiểu cách các em có thể cho thấy tình yêu thương với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô qua việc tuân giữ các giáo lệnh.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về cảm nhận của các em đối với việc tuân giữ các giáo lệnh. Các em cũng có thể hỏi những người mà các em biết về điều thúc đẩy họ tuân giữ các giáo lệnh.

  • Hình ảnh cần cho xem: Hình ảnh của một người nào đó đang ôm lấy Chúa Giê Su Ky Tô

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Khi đặt ra các câu hỏi sau khi đưa ra nguyên tắc trong bài học, hãy cân nhắc mời học viên đăng bài trên mạng xã hội kèm theo câu trả lời của các em. Các em có thể nhập câu trả lời của mình trên một trang mạng xã hội và chia sẻ màn hình của các em với cả lớp. Hoặc các em có thể vẽ các bong bóng và biểu tượng của một nền tảng mạng xã hội trên một tờ giấy, điền vào câu trả lời của mình và cho cả lớp xem.

1 Giăng 2–4

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên hiểu và áp dụng giáo lệnh yêu thương những người khác như yêu thương Thượng Đế.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị để đến lớp chia sẻ những kinh nghiệm khi các em cho thấy tình yêu thương với người khác hoặc những người khác thể hiện tình yêu thương với các em và tác động của việc đó.

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc mời một hoặc hai học viên tham gia buổi giảng dạy trực tuyến qua video cùng với một người bạn hoặc một người trong gia đình mà các em cảm thấy là một tấm gương tuyệt vời về việc yêu thương những người khác. Sau khi cả lớp nhận ra lẽ thật trong 1 Giăng 4:21 , những học viên này có thể giới thiệu các vị khách của mình và nói về cách những vị khách đó thể hiện tình yêu thương với người khác.

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 23

Mục đích của bài học: Bài học này sẽ giúp học viên có cơ hội hiểu sâu hơn và giải thích những lẽ thật có trong 13 đoạn thông thạo giáo lý từ nửa sau của Kinh Tân Ước.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên ôn lại vắn tắt 13 đoạn thông thạo giáo lý từ nửa sau của Kinh Tân Ước, sau đó chọn một đoạn mà các em muốn hiểu rõ hơn.

  • Nội dung cần cho xem: Biểu đồ chứa 13 đoạn thánh thư thông thạo giáo lý

  • Học cụ cho học viên: Một tờ giấy trắng và một cây viết cho mỗi học viên

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc làm mẫu sinh hoạt này trong bài học bằng cách cho xem một trong những câu thông thạo giáo lý trên màn hình và mời học viên sử dụng công cụ chú thích để khoanh tròn bất kỳ cụm từ nào các em thắc mắc hoặc không hiểu. Sau đó, yêu cầu học viên chia sẻ các băn khoăn hoặc thắc mắc cụ thể của mình. Học viên cũng có thể đặt ra bất kỳ câu hỏi chung nào về câu này hoặc những câu này bằng cách sử dụng tính năng trò chuyện.

Đánh Giá Việc Học Tập của Em 11

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên đánh giá những mục tiêu đã đặt ra và sự phát triển cá nhân mà các em đã có được khi học Kinh Tân Ước.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những điều các em đã học được về Chúa Giê Su Ky Tô và cách các em cảm thấy mình đang trở nên giống như Đấng Ky Tô hơn.

  • Hình ảnh cần cho xem: Hình vẽ một ngọn núi (hình ban đầu từ bài học về 2 Phi E Rơ 1); một số hình ảnh về Chúa Giê Su Ky Tô giảng dạy trong các bối cảnh khác nhau; hình ảnh Joseph Smith khi còn trẻ

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Trong sinh hoạt với tiêu đề “Giảng Dạy giống như Chúa Giê Su Ky Tô”, hãy mời học viên viết trong phần trò chuyện một câu hỏi thực tế mà người nào đó có thể có về một trong ba nguyên tắc của phúc âm (xin xem bước b trong sinh hoạt này). Sau đó, mời học viên đọc qua tất cả các câu hỏi được liệt kê ra và chọn một hoặc hai câu mà các em muốn thảo luận.

In