Lớp Giáo Lý
1 Giăng 2–4


1 Giăng 2–4

“Hỡi Kẻ Rất Yêu Dấu, Chúng Ta Hãy Yêu Mến Lẫn Nhau”

Hình Ảnh
A painting of a mass of people from different ethnic backgrounds. Submission for the 11th Annual Art Competition.

Tại sao đôi khi khó có thể thể hiện tình yêu thương với người khác? Tình yêu thương của chúng ta dành cho Thượng Đế liên kết như thế nào với việc yêu thương những người khác? Sứ Đồ Giăng đã dạy Các Thánh Hữu về cách mà tình yêu thương của Thượng Đế dành cho họ có thể soi dẫn họ yêu mến Thượng Đế và những người khác (xin xem 1 Giăng 4:11, 19). Bài học này có thể giúp em hiểu và áp dụng giáo lệnh yêu thương những người khác như em yêu thương Thượng Đế.

Giúp học viên có hành động ngay chính một cách hiệu quả. Khi học viên hành động bằng đức tin để áp dụng các nguyên tắc phúc âm, Đức Thánh Linh sẽ làm chứng cho các em về những lẽ thật đó (xin xem Giăng 7:17). Hãy tạo cơ hội cho học viên hành động theo những nguyên tắc trong lớp học để Đức Thánh Linh có thể mang những lẽ thật vào tấm lòng các em một cách sâu sắc hơn.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị để đến lớp chia sẻ những kinh nghiệm khi các em cho thấy tình yêu thương với người khác hoặc những người khác thể hiện tình yêu thương với các em và tác động của việc đó.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Yêu thương người khác

Hãy nghĩ về một số cách em có thể hoàn thành các câu sau đây:

Thật dễ dàng để yêu thương người khác khi …

Thật khó để yêu thương người khác khi …

Cân nhắc viết các cụm từ trên lên bảng, sau đó mời một số học viên viết cách các em có thể hoàn thành một trong hai câu.

Hãy suy ngẫm câu hỏi sau đây:

  • Điều gì thúc đẩy em hoặc khiến em khó để thể hiện tình yêu thương với những người khác?

Những lời giảng dạy của Giăng về tình yêu thương

Sứ Đồ Giăng đã dạy rõ ràng về sự cần thiết phải yêu thương những người khác.

Hãy đọc 1 Giăng 3:16–17 ; 4:7–11, 19–21 và đánh dấu những lẽ thật mà em nghĩ sẽ hữu ích cho mình khi suy ngẫm về những thử thách của việc yêu thương người khác. (Lưu ý rằng từ của lễ chuộc tội [ 1 Giăng 4:10 ] có nghĩa là một sự hy sinh chuộc tội để thỏa mãn công lý của Thượng Đế.)

  • Em thấy điều gì thú vị hoặc có ý nghĩa từ những lời giảng dạy của Giăng? Tại sao?

Hãy lắng nghe kỹ học viên. Hãy làm hết sức mình để tạo ra một bầu không khí mà trong đó học viên có thể cảm thấy thoải mái khi chia sẻ những suy nghĩ của mình. Cân nhắc hỏi xem làm thế nào những điều các em đã tìm thấy có thể giúp các em yêu thương người khác.

Một trong những lẽ thật mà Giăng đã dạy trong những đoạn này là nếu chúng ta yêu thương Thượng Đế thì chúng ta cũng sẽ yêu thương những người khác. Em có thể muốn đánh dấu lẽ thật này trong 1 Giăng 4:21 .

Hãy suy ngẫm những cách để giúp học viên hiểu sâu hơn lẽ thật này. Có thể thực hiện điều này bằng cách thảo luận một số hoặc tất cả các câu hỏi sau đây: Theo các em, tại sao tình yêu thương dành cho Thượng Đế lại liên quan đến tình yêu thương dành cho những người khác? Làm thế nào mà việc suy ngẫm về tình yêu thương của Thượng Đế dành cho các em và những người khác lại có thể ảnh hưởng đến hành động của các em đối với người khác? Cuộc sống của chúng ta và cuộc sống của những người xung quanh chúng ta có thể khác đi và tốt hơn như thế nào nếu chúng ta hiểu và áp dụng lẽ thật này?

Học viên cũng có thể có lợi ích từ việc hoàn thành một sinh hoạt học tập như sau:

Để giúp em suy ngẫm về những phước lành của việc yêu thương người khác, hãy chọn một trong các ví dụ dưới đây và trả lời các câu hỏi sau đó:

Cho học viên xem các tùy chọn sau đây và nhắc nhở các em về sinh hoạt chuẩn bị cho lớp học. Cân nhắc cho học viên chọn một hoặc hai ví dụ, cùng với cả lớp hoặc riêng cá nhân.

  • a. Một ví dụ từ cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi khi Ngài thể hiện tình yêu thương với những người khác 

  • b. Một người mà em biết là một tấm gương kiên định về việc yêu thương những người khác 

  • c. Những kinh nghiệm của chính em khi cố gắng để yêu thương người khác hoặc những kinh nghiệm khi người khác đã thể hiện tình yêu thương với em 

  • d. Những ví dụ về cách thể hiện tình yêu thương với người khác từ các bài nói chuyện trong đại hội trung ương hoặc các video của Giáo Hội, chẳng hạn như “Mang Lấy Danh của Chúa Giê Su Ky Tô” từ mã thời gian 4:43 đến 6:15 (trên trang ChurchofJesusChrist.org)

  • Người này/em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương?

  • Hành động của họ/em thể hiện tình yêu thương với Thượng Đế như thế nào?

  • Kết quả của việc họ/em thể hiện tình yêu thương là gì?

  • Em đã học được gì từ ví dụ này?

Nếu cá nhân học viên đã hoàn thành sinh hoạt này, thì hãy cân nhắc mời các em chia sẻ câu trả lời của mình trong các nhóm nhỏ hoặc với cả lớp.

Nhận được những phước lành khi yêu thương người khác

Hãy đọc 1 Giăng 3:17–18 để xem Giăng khuyên nhủ chúng ta yêu thương người khác bằng cách nào.

  • Em nghĩ việc yêu thương người khác “bằng việc làm và lẽ thật” có thể có nghĩa gì? ( 1 Giăng 3:18).

Cũng có thể là có ý nghĩa khi đọc một số lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi về việc yêu thương nhau mà được ghi lại trong Ma Thi Ơ 5:43–44 ; 22:37–40Giăng 13:34 , tìm kiếm cách Đấng Cứu Rỗi dạy chúng ta yêu thương người khác. (Xin xem thêm Giăng 15:12, 17 .)

Tạo một bản liệt kê những cách em có thể cho thấy tình yêu thương với người khác “bằng việc làm và lẽ thật” hoặc như cách Đấng Cứu Rỗi đã yêu thương chúng ta. Có thể sẽ hữu ích khi suy ngẫm về các cách thể hiện tình yêu thương với những người khác nhau, chẳng hạn như những người trong gia đình, bạn bè hoặc bạn cùng lớp.

  • Ý tưởng nào trong số các ý tưởng sau đây nổi bật nhất đối với em? Tại sao?

  • Tại sao điều quan trọng là những hành động của chúng ta phải chân thành?

  • Làm thế nào mà việc thực hiện những hành động chân thành này một cách kiên định có thể giúp chúng ta trở nên giống như Chúa Giê Su hơn?

Áp dụng

Hãy nghĩ về một người nào đó mà em quen biết và rằng Chúa có thể muốn em thể hiện tình yêu thương nhiều hơn với người đó. Hãy thử nghĩ về tình yêu thương mà Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi dành cho họ. Cân nhắc cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng. Hãy lắng nghe và cảm nhận sự soi dẫn về những điều Ngài có thể muốn em làm để thể hiện tình yêu thương với người này. Em có thể muốn cầu nguyện để được giúp đỡ trong nỗ lực của mình. Cũng có thể là hữu ích khi chia sẻ những điều em định làm với một người lớn hoặc bạn bè đáng tin cậy và nhờ họ giúp đỡ.

Cân nhắc hỏi xem có học viên nào muốn làm chứng về tầm quan trọng của việc yêu thương người khác không và điều đó thể hiện tình yêu thương của chúng ta dành cho Thượng Đế ra sao. Cũng hãy cân nhắc việc chia sẻ chứng ngôn cá nhân.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

1 Giăng 3:18. Việc yêu thương người khác “bằng việc làm và lẽ thật” có nghĩa gì?

Anh Cả Joseph B. Wirthlin (1917–2008) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích:

Hình Ảnh
Last official portrait of Elder Joseph B. Wirthlin of the Quorum of the Twelve Apostles, 2004. Died December 1, 2008.

Thường thường, những biểu hiện rõ ràng nhất của tình yêu thương là những hành động tử tế và chăm sóc giản dị mà chúng ta thực hiện cho những người chúng ta gặp trong cuộc sống.

(Joseph B. Wirthlin, “Giáo Lệnh Lớn”, Liahona, tháng Mười Một năm 2007, trang 29)

Một số phước lành của việc yêu thương những người khác là gì?

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, khi còn thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã làm chứng về những phước lành có thể đến từ việc yêu thương người khác.

Hình Ảnh
Official portrait of Elder Dieter F. Uchtdorf of the Quorum of the Twelve Apostles, 2006. Called as Second Counselor in the First Presidency, 3 February 2008. Made official portrait in 2008 replacing portrait taken in 2004.

Vì tình thương yêu là giáo lệnh lớn, nên cần phải được đặt vào trung tâm của tất cả và mọi điều chúng ta làm trong gia đình, trong những sự kêu gọi trong Giáo Hội và nghề nghiệp của mình. Tình thương yêu là nhũ hương chữa lành mối bất hòa trong mối quan hệ của cá nhân và gia đình. Đó là mối ràng buộc đoàn kết gia đình, cộng đồng và quốc gia. Tình thương yêu là quyền năng khởi đầu tình bạn, lòng khoan dung, phép lịch sự và lòng tôn trọng. Đó là nguồn gốc khắc phục sự chia rẽ và lòng căm thù. Tình thương yêu là ngọn lửa sưởi ấm cuộc sống của chúng ta với niềm vui tuyệt vời và hy vọng thiêng liêng. Tình thương yêu phải nằm trong lời nói và hành động của chúng ta.

Khi thật sự hiểu ý nghĩa của tình thương yêu giống như Chúa Giê Su Ky Tô thương yêu chúng ta, thì điều lẫn lộn sẽ được làm sáng tỏ và điều chúng ta đặt ưu tiên sẽ phù hợp với ý muốn của Thượng Đế. Cuộc sống của chúng ta với tư cách là môn đồ của Đấng Ky Tô trở nên vui vẻ hơn. Cuộc sống của chúng ta có một ý nghĩa mới. Mối quan hệ của chúng ta với Cha Thiên Thượng trở nên sâu đậm hơn.

(Dieter F. Uchtdorf, “Tình Thương Yêu của Thượng Đế”, Liahona, tháng Mười Một năm 2009, trang 21)

1 Giăng 3:18. Làm thế nào chúng ta có thể thể hiện tình yêu thương “bằng việc làm và lẽ thật” trong các mối quan hệ gia đình của chúng ta?

Hãy xem “Các Phước Lành Vĩnh Cửu của Hôn Nhân” từ mã thời gian 6:23 đến 8:41 để nghe Anh Cả Richard G. Scott (1928–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ mô tả những điều tử tế mà vợ chồng ông đã dành cho nhau.

//media.ldscdn.org/webvtt/general-conference/april-2011-general-conference/2011-04-5010-elder-richard-g-scott-en.vtt

1 Giăng 4:12. Giăng có ý gì khi nói rằng “chưa hề có ai thấy Đức Chúa Trời”?

“Bản Dịch Joseph Smith về câu này làm sáng tỏ quan niệm sai lầm rằng những con người trần thế không thể nhìn thấy Thượng Đế: ‘Chưa hề có ai thấy Đức Chúa Trời, ngoại trừ những người tin’ (so sánh 1 Giăng 4:12). Giăng tiếp tục dạy rằng: ‘Nếu chúng ta yêu nhau, thì Đức Chúa Trời ở trong chúng ta, và sự yêu mến Ngài được trọn vẹn trong chúng ta’ ( 1 Giăng 4:12). Chính Giăng đã nhìn thấy Thượng Đế Đức Chúa Cha (xin xem Khải Huyền 5:1 ; Giáo Lý và Giao Ước 67:11). Để đọc thêm về việc những con người trần thế có thể nhìn thấy Thượng Đế, xin xem Giăng 14:23 ; Công Vụ Các Sứ Đồ 7:56 ; Giáo Lý và Giao Ước 93:1 ; Joseph Smith—Lịch Sử 1:16–17 ” (New Testament Student Manual [năm 2014], trang 517).

1 Giăng 4:20–21. “Anh em” của chúng ta là ai?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã giải thích:

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Những ưu tiên cao nhất trong cuộc sống là yêu mến Thượng Đế và yêu thương người lân cận của mình. Nói rộng ra, yêu thương người lân cận gồm những người trong gia đình của chúng ta, cộng đồng của chúng ta, quốc gia của chúng ta và thế giới của chúng ta.

(Russell M. Nelson, “Teach Us Tolerance and Love”, Ensign, tháng Năm năm 1994, trang 69)

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

1 Giăng 3:1–3 ; 4:12. Chúng ta có thể trở nên giống như Cha Thiên Thượng qua việc trở nên thanh sạch

Nếu học viên sẽ được lợi ích khi tìm hiểu thêm về cách các em có thể trở nên giống như Cha Thiên Thượng, hãy mời các em nghiên cứu 1 Giăng 3:1–3 và chia sẻ những điều các em học được từ đoạn này. Giải thích rằng “con cái” của Thượng Đế trong 1 Giăng 3:1 muốn nói đến những người đã được sinh lại về phần thuộc linh (xin xem thêm Mô Si A 5:7).

Mời học viên chia sẻ những điều các em biết về Cha Thiên Thượng “như vốn có thật vậy” ( 1 Giăng 3:2). Yêu cầu các em chia sẻ ý kiến về cách chúng ta có thể “tự mình làm nên thanh sạch” ( 1 Giăng 3:3) để chúng ta có thể trở nên giống như Thượng Đế. Một câu trả lời có thể là cố gắng yêu thương như Thượng Đế (xin xem 1 Giăng 4:12).

Nhắc nhở học viên rằng chúng ta không thể trở nên thanh sạch nếu không có Đấng Cứu Rỗi. Mời các em nghiên cứu đề mục trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư có tiêu đề “ Thánh Hóa ” (scriptures.ChurchofJesusChrist.org) và tìm kiếm những hiểu biết sâu sắc về cách chúng ta có thể trở nên thanh sạch hơn với sự giúp đỡ của Đấng Ky Tô. Mời học viên lập kế hoạch để làm như vậy.

In