Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 23


Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 23

Hiểu và Giải Thích

A young woman studying the scriptures.

Một mục đích của việc thông thạo giáo lý là giúp em hiểu giáo lý có trong các đoạn thông thạo giáo lý và có thể giải thích những đoạn này bằng lời riêng của mình. Bài học này sẽ tạo cơ hội cho em hiểu sâu hơn và giải thích những lẽ thật có trong 13 đoạn thông thạo giáo lý từ nửa sau của Kinh Tân Ước.

Khuyến khích việc thường xuyên học và ôn lại các đoạn thông thạo giáo lý. Việc học thuộc lòng, hiểu, giải thích và áp dụng các đoạn thông thạo giáo lý đòi hỏi phải nghiên cứu và luyện tập. Hãy dạy một bài học thông thạo giáo lý hàng tuần và khuyến khích học viên thường xuyên ôn lại những điều đã học được. Hãy nhớ rằng ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý là một nguồn tài nguyên quý giá có thể giúp học viên tiếp tục nghiên cứu các đoạn thông thạo giáo lý.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên ôn lại vắn tắt 13 đoạn thông thạo giáo lý từ nửa sau của Kinh Tân Ước, sau đó chọn một đoạn mà các em muốn hiểu rõ hơn.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Có thể cần phải dạy một bài học về đoạn thông thạo giáo lý thay cho bài học ôn tập này. Hãy tham khảo lịch trình về tiến độ giảng dạy do vị giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hoặc khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

Đặt các câu hỏi

  • Có bao giờ em cảm thấy biết ơn vì mình đã đặt câu hỏi cho một người nào đó không? (Ví dụ: có lẽ em đã học được điều gì đó bằng cách đặt câu hỏi hoặc có lẽ em đã nhận được lời khuyên bảo quý báu sau khi tìm kiếm lời khuyên từ bạn bè hoặc cha mẹ.)

Cân nhắc chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân để giúp học viên suy ngẫm về những kinh nghiệm của chính các em.

  • Việc đặt câu hỏi là quan trọng khi học phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô bởi một số lý do gì?

Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã nói: “Trọng tâm của tất cả việc học hỏi và giảng dạy là hỏi và trả lời câu hỏi” (“The Lord Will Multiply the Harvest” [buổi họp tối với một Vị Thẩm Quyền Trung Ương, ngày 6 tháng Hai năm 1998], trang 5–6, trong Teaching Seminary: Preservice Readings [năm 2004], trang 98).

Việc đặt câu hỏi về những đoạn thông thạo giáo lý có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn những đoạn đó và mời trọn vẹn hơn sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi vào cuộc sống của mình.

Cân nhắc cho học viên xem tất cả 13 câu thánh thư tham khảo thông thạo giáo lý hoặc cho học viên xem nơi các em có thể nhìn thấy 13 câu này. Nếu muốn, hãy sử dụng tất cả 24 đoạn thông thạo giáo lý Kinh Tân Ước cho phần ôn tập này hoặc chỉ chọn một vài đoạn, tùy thuộc vào nhu cầu của lớp học.

Thông Thạo Giáo Lý trong Kinh Tân Ước: 1 Cô Rinh Tô–Khải Huyền

1 Cô Rinh Tô 6:19–20

“Thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh.”

1 Cô Rinh Tô 11:11

“Song trong Chúa thì chẳng phải đàn bà ngoại đàn ông, cũng chẳng phải đàn ông ngoại đàn bà.”

1 Cô Rinh Tô 15:20–22

“Như trong A Đam mọi người đều chết, thì cũng một lẽ ấy, trong Đấng [Ky Tô] mọi người đều sẽ sống lại.”

1 Cô Rinh Tô 15:40–42

Trong Sự Phục Sinh, có ba đẳng cấp vinh quang.

Ê Phê Sô 1:10

“Trong khi kỳ mãn hội hiệp muôn vật lại trong Đấng Ky Tô.”

Ê Phê Sô 2:19–20

Giáo Hội “đã được dựng nên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Giê Su Ky Tô là đá góc nhà.”

2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3

“Ngày Chúa …[sẽ không đến] vì phải có sự bỏ đạo đến trước.”

2 Ti Mô Thê 3:15–17

“Kinh Thánh … có thể khiến con khôn ngoan để được cứu.”

Hê Bơ Rơ 12:9

Cha Thiên Thượng là “Cha về phần hồn.”

Gia Cơ 1:5–6

“Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời.”

Gia Cơ 2:17–18

“Đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết.”

1 Phi E Rơ 4:6

“Tin Lành cũng đã giảng ra cho kẻ chết.”

Khải Huyền 20:12

“Những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm.”

Doctrinal Mastery

Cân nhắc thực hiện sinh hoạt sau đây cùng với cả lớp bằng cách sử dụng một trong những đoạn thông thạo giáo lý, sau đó mời học viên lặp lại sinh hoạt này bằng cách sử dụng một đoạn thông thạo giáo lý khác mà các em chọn. Học viên có thể làm việc theo nhóm, theo cặp hoặc cá nhân, tùy thuộc vào nhu cầu của cả lớp.

8:12

Chọn một trong 13 đoạn thông thạo giáo lý mà em muốn hiểu rõ hơn. Hãy đọc kỹ đoạn đó. Phân tích các từ và cụm từ của đoạn thông thạo giáo lý, ghi lại những điều em hiểu về đoạn này và những câu hỏi mà em hoặc người khác có thể hỏi về đoạn này. Ví dụ: một điều em có thể hỏi về Ê Phê Sô 2:19–20 là “Đá góc nhà là gì và tại sao Chúa Giê Su Ky Tô được so sánh với đá góc nhà?” Hoặc em có thể thắc mắc cụm từ “sự bỏ đạo” trong 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3 có nghĩa là gì.

Hãy viết ra càng nhiều câu hỏi càng tốt.

Học viên có thể viết đoạn thông thạo giáo lý mà các em đã chọn trong nhật ký ghi chép việc học tập hoặc trên một tờ giấy, sau đó viết các câu hỏi của các em xung quanh đoạn đó.

Khi em đã viết nhiều câu hỏi nhất có thể, hãy chọn một vài câu hỏi em cho là quan trọng nhất để hiểu và trả lời các câu hỏi đó bằng các công cụ học thánh thư có sẵn. Những công cụ này bao gồm Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, ứng dụng Thư Viện Phúc Âm hoặc các bài nói chuyện trong đại hội trung ương. Em cũng có thể chọn sử dụng một số chiến lược học thánh thư đã học được trong năm nay, chẳng hạn như đọc các câu xung quanh hoặc cố gắng hiểu ngữ cảnh của thánh thư. Hãy ghi lại những câu trả lời của em trong nhật ký ghi chép việc học tập.

Hãy nhớ rằng không phải tất cả các câu hỏi đều có thể được trả lời dễ dàng và một số câu hỏi có thể cần thêm thời gian và sự thành tâm nghiên cứu và suy ngẫm.

Để thu hút học viên hơn và tạo ra nhiều sự đa dạng hơn, cân nhắc yêu cầu các em viết đoạn thông thạo giáo lý mà các em đã chọn và các câu hỏi của mình trên một tờ giấy riêng có tên của các em trên đó. Sau đó, mời học viên trao đổi bài của mình với một học viên khác. Hoặc là, mời học viên chuyền bài của mình lên phía trước lớp để các bài có thể được xáo trộn và phát ngẫu nhiên cho các học viên khác.

Cho học viên thời gian sử dụng các công cụ và chiến lược học thánh thư có sẵn để tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên tờ giấy mà các em nhận được và ghi lại những câu trả lời đó lên trên giấy. Sau khi đã thấy có đủ thời gian, mời học viên đưa lại bài cho các học viên có tên trên giấy.

Mời một số học viên chia sẻ đoạn thông thạo giáo lý mà các em đã chọn, một số câu hỏi mà các em đã viết ra và câu trả lời mà các em hoặc bạn cùng lớp đã khám phá ra. Anh chị em cũng có thể hỏi học viên xem đoạn thánh thư giúp các em hiểu gì về Đấng Cứu Rỗi hoặc phúc âm của Ngài.

Nếu thời gian cho phép (hoặc vào một ngày khác), hãy cân nhắc mời học viên lặp lại sinh hoạt này bằng cách sử dụng một đoạn thông thạo giáo lý khác.