Lớp Giáo Lý
Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 2


Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 2

1 Cô Rinh Tô 6:19–20 đến Khải Huyền 20:12

Trong nửa sau của khóa học này, học viên đã học 13 đoạn thông thạo giáo lý từ 1 Cô Rinh Tô đến Khải Huyền. Bài đánh giá này được biên soạn để đánh giá khả năng của học viên trong việc xác định các đoạn này và sử dụng các đoạn đó trong tình huống thực tế. Bài đánh giá này cũng sẽ đánh giá sự hiểu biết của các em về các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Hãy tổ chức thực hiện bài đánh giá thông thạo giáo lý bất cứ lúc nào sau khi đã dạy tất cả các đoạn thông thạo giáo lý từ 1 Cô Rinh Tô đến Khải Huyền. Có thể cần phải dạy một số bài học thông thạo giáo lý trước khi những bài học này xuất hiện theo trình tự của thánh thư để bài đánh giá có thể được thực hiện trước khi kết thúc học kỳ.

Nếu có thể, hãy cho học viên thực hiện bài đánh giá này tại lớp để các em có thể sửa bài cùng với nhau sau khi hoàn thành.

Ngoài việc đánh giá kiến thức hiện tại của học viên, việc học viên thực hiện và sửa bài nên là một kinh nghiệm có ý nghĩa và xây đắp chứng ngôn cho các em. Trong khi sửa các câu hỏi từ 7–12, hãy mời học viên trình bày lý do tại sao các em chọn câu trả lời đó và giải thích đoạn các em đã chọn có thể giúp ích như thế nào trong các tình huống được mô tả trong bài đánh giá. Giúp học viên hiểu bất kỳ câu hỏi nào các em có thể đã trả lời sai. Dành thời gian để trả lời bất kỳ câu hỏi nào khác mà học viên có thể có.

Thông Thạo Giáo Lý Kinh Tân Ước: Bài Đánh Giá 2

Phần tham khảo để thông thạo giáo lý

Đối với các câu hỏi từ 1–3, hãy viết chữ cái của phần tham khảo tương ứng vào chỗ trống bên cạnh mỗi cụm từ. Vui lòng không sử dụng thánh thư của em cho bài đánh giá này.

1. ____ “Nếu đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết.”

a. 1 Cô Rinh Tô 11:11

2. ____ “Trong khi kỳ mãn … hội hiệp muôn vật lại trong Đấng [Ky Tô].”

b. Ê Phê Sô 1:10

3. ____ “Song trong Chúa thì chẳng phải đàn bà ngoại đàn ông, cũng chẳng phải đàn ông ngoại đàn bà.”

c. 2 Ti Mô Thê 3:15–17

d. Gia Cơ 2:17–18

e. Khải Huyền 20:12

Các cụm từ thánh thư then chốt

Đối với các câu hỏi từ 4–6, hãy điền các từ còn thiếu vào các cụm từ thánh thư then chốt để thông thạo giáo lý. Vui lòng không sử dụng thánh thư của em cho bài đánh giá này.

4. “__________ mình là __________ của ____________________” ( 1 Cô Rinh Tô 6:19–20).

5. Giáo Hội đã “được dựng nên trên __________ của __________ cùng các đấng tiên tri, chính _____________________ là đá góc nhà” ( Ê Phê Sô 2:19–20).

6. “Ngày Chúa [sẽ không đến] … vì phải có sự __________ đạo __________” ( 2 Tê Sa Lô Ni Ca 2:1–3).

Em có thể sử dụng thánh thư của mình cho phần còn lại của bài đánh giá.

Đối với các câu hỏi từ 7–9, hãy xác định một hoặc nhiều đoạn giáo lý thông thạo mà có thể giúp ích cho người nào đó trong các trường hợp sau đây.

7. Người thân của bạn em vừa qua đời. Người bạn của em có nhiều câu hỏi về những điều xảy ra với chúng ta sau khi chết.

8. Anh trai của em dường như đang gặp khó khăn và nghi ngờ liệu Thượng Đế có thực sự biết anh ấy hay không.

9. Một vị lãnh đạo Giáo Hội yêu cầu em đưa ra lời khuyên cho các bạn đồng trang lứa trong bài học sắp tới của Trường Chủ Nhật về cách họ có thể tiếp tục trung tín khi gặp phải những ý kiến sai lạc và cám dỗ.

Trong các câu hỏi từ 10–11, hãy thể hiện sự hiểu biết và khả năng của em để sử dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

10. Em sẽ giải thích thế nào về ba nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh sau đây cho một người không quen thuộc với những nguyên tắc đó?

  • Hành động với đức tin.

  • Xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu.

  • Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định.

11. Em có một người bạn sắp tốt nghiệp trung học và đang lo lắng về những quyết định quan trọng mà cô ấy sẽ đưa ra trong cuộc đời mình vài năm tới. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Em sẽ mời bạn ấy làm những việc cụ thể nào để hành động với đức tin?

  • Làm thế nào em có thể giúp bạn ấy nhìn nhận hoàn cảnh của mình với một quan điểm vĩnh cửu?

  • Các đoạn thông thạo giáo lý là ví dụ về những nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định. Em có thể chia sẻ (những) đoạn thông thạo giáo lý nào với bạn ấy? Tại sao?

12. Trong 13 đoạn thông thạo giáo lý mà em đã học cho đến nay, đoạn nào ảnh hưởng đến em nhiều nhất và lý do tại sao? Đoạn này dạy cho em điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

New Testament Seminary Teacher Manaul - 2023

Cho học viên đủ thời gian để hoàn thành bài đánh giá. Sau khi học viên đã làm xong, hãy cùng cả lớp xem lại bài đánh giá. Là một giảng viên, anh chị em hãy quyết định xem việc cho học viên tự sửa bài của mình hay chuyển cho bạn cùng lớp để sửa thì sẽ hữu ích hơn.

Đáp án

  1. d. Gia Cơ 2:17–18

  2. b. Ê Phê Sô 1:10

  3. a. 1 Cô Rinh Tô 11:11

  4. thân thể; đền thờ; Đức Thánh Linh

  5. nền; các sứ đồ; Đức Chúa Giê Su Ky Tô

  6. bỏ; đến trước

  7. Các câu trả lời có thể bao gồm 1 Cô Rinh Tô 15:20–221 Phi E Rơ 4:6 , nhưng học viên có thể nhận được điểm khi sử dụng bất kỳ đoạn thông thạo giáo lý nào để giúp các em giải thích kế hoạch của Thượng Đế dành cho chúng ta sau cái chết thể xác.

  8. Các câu trả lời có thể bao gồm Hê Bơ Rơ 12:9Gia Cơ 1:5–6 , nhưng học viên có thể nhận được điểm khi sử dụng bất kỳ đoạn thông thạo giáo lý nào để giải thích rằng Thượng Đế quan tâm đến chúng ta.

  9. Các câu trả lời có thể bao gồm 1 Cô Rinh Tô 6:19–20Khải Huyền 20:12 , nhưng học viên có thể nhận được điểm khi sử dụng bất kỳ đoạn thông thạo giáo lý nào bao gồm những lẽ thật có thể giúp chúng ta tiếp tục trung tín khi gặp phải những ý tưởng sai lầm và cám dỗ.

  10. Học viên cần có khả năng giải thích vắn tắt các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Cân nhắc mời học viên so sánh câu trả lời của các em với các đoạn 5–12 của phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” của Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022).

  11. Học viên cần có khả năng giải thích các hành động liên quan đến việc hành động với đức tin và xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu. Các em cũng cần nhận ra được một đoạn thông thạo giáo lý giúp chúng ta hiểu được cách để nhận được hướng dẫn cho các quyết định quan trọng trong cuộc sống của mình. Một số đoạn mà học viên có thể sử dụng bao gồm Ê Phê Sô 2:19–202 Ti Mô Thê 3:15–17 .

  12. Miễn là học viên trả lời được câu hỏi mở này một cách chân thành và đầy đủ, các em sẽ được điểm.

Để giúp học viên giải thích, chia sẻ và làm chứng, hãy mời các em thảo luận về đoạn thông thạo giáo lý mà các em đã chọn cho câu hỏi 12 và lý do các em chọn đoạn đó. Có thể là hiệu quả nếu cho càng nhiều học viên càng tốt chia sẻ trong thời gian còn lại. Mời học viên chia sẻ xem đoạn mà các em đã chọn dạy cho các em điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Là một giảng viên, anh chị em cũng hãy cân nhắc việc chia sẻ một đoạn thông thạo giáo lý có ý nghĩa.Kết thúc bài đánh giá bằng cách chia sẻ chứng ngôn về -quyền năng của việc hiểu biết giáo lý của Chúa Giê Su Ky Tô như được tìm thấy trong thánh thư của Ngài và việc sẵn sàng áp dụng những lời giảng dạy của Ngài trong các tình huống thực tế.