Các Chương Trình Phát Sóng Thường Niên
Đức Tin là một Nguyên Tắc của Hành Động và Quyền Năng


20:21

Đức Tin là một Nguyên Tắc của Hành Động và Quyền Năng

Buổi Phát Sóng Chương Trình Huấn Luyện Thường Niên của Các Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo ngày 13 Tháng Sáu, 2017

Tôi luôn mong chờ để có mặt với các anh chị em trong buổi quy tụ quan trọng này. Trong sự chuẩn bị cho buổi họp này, tôi đã cầu xin Chúa để biết điều Ngài muốn chúng ta làm cho con cái của Ngài, là những người ngồi trong những lớp học và những ngôi nhà của chúng ta. Trong những khoảnh khắc tĩnh lặng, tôi đã cảm thấy sự ghi nhận của Ngài cho những nỗ lực không mệt mỏi và những sự hy sinh vô kể của các anh chị em. Tôi cũng cảm thấy Ngài vui mừng như thế nào để ban phước cho các anh chị em và gia đình. Và tôi cũng cảm nhận thấy ý muốn của Ngài để ban phước cho các học viên của các anh chị em với một tình yêu thương dành cho và một chứng ngôn về Vị Nam Tử Yêu Dấu Của Ngài.

Điều này không thể được hoàn thành chỉ với duy nhất việc có những chương trình, giáo án, sự huấn luyện, hay công nghệ nhiều hơn và tốt hơn bởi vì không có điều nào trong đó sẽ có thể thay thế sự tác động kỳ diệu của thiên thượng vào cuộc sống của những học viên của chúng ta. Điều chúng ta hi vọng sẽ chỉ đến như là một ân tứ của Cha Thiên Thượng của chúng ta và sẽ cần quyền năng của Ngài để thực hiện những phép lạ trong cuộc sống của mỗi người.

Điều đòi hỏi ở chúng ta là thực hành đức tin lớn lao hơn bởi vì đức tin đi trước mọi phép lạ. Anh cả Dallin H.Oaks đã nói: “‘Đức tin mà không có hành động là đức tin chết.’ Nhưng [ông thêm vào] ‘Hành động mà không có đức tin còn chết hơn.’”1 Nói cách khác, tất cả những nỗ lực của chúng ta sẽ không mang lại kết quả mong muốn nếu được thực hiện mà không có đức tin. Đó là vì đức tin vừa là nguyên tắc hành động và vừa là nguyên tắc quyền năng. Một sự gia tăng đức tin chung của chúng ta sẽ là một dấu hiệu cho Chúa rằng chúng ta dựa vào Ngài và tin cậy quyền năng của Ngài để soi dẫn, cải đạo, củng cố, chuẩn bị, và bảo vệ thế hệ đang vươn lên. Một sự gia tăng đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi sẽ củng cố sự giảng dạy, sự mời gọi của chúng ta cho giới trẻ và giới thanh niên để tham dự lớp giáo lý hay lớp học viện, hay đọc thánh thư, và kể cả những mối quan hệ của chúng ta với cha mẹ và các lãnh đạo chức tư tế. Do đó, trong những tuần và tháng sắp tới, các anh chị em sẽ vui lòng tham gia với tôi trong việc cầu xin Cha Thiên Thượng để gia tăng đức tin của mình chứ? Tôi tin Ngài sẵn sàng giúp đỡ nếu chúng ta cầu xin.

Thực Hành Đức Tin như một Nguyên Tắc Hành Động

Tiên tri Josep Smith đã dạy rằng việc thực hành đức tin nơi Thượng Đế đòi hỏi chúng ta có “một ý nghĩ đúng đắn về thiên tính, sự hoàn hảo, và thuộc tính của Ngài” và một “sự hiểu biết rằng hành trình cuộc sống mà [chúng ta] đang theo đuổi tùy thuộc vào ý muốn của Ngài.”2 Cả hai điều mệnh lệnh này đòi hỏi chúng ta thực hành đức tin như một nguyên tắc của sự hành động.3

Trong đại hội trung ương gần đây nhất, Chủ Tịch Russell M. Nelson Nelson đã chia sẻ một cách thức mà qua đó chúng ta có thể đến gần sự đòi hỏi đầu tiên trong hai sự đòi hỏi này.

“Chúng ta càng biết nhiều về giáo vụ và sứ mệnh của Đấng Cứu Rỗi—và càng hiểu giáo lý của Ngài và điều Ngài đã làm cho chúng ta—thì chúng ta càng biết rằng Ngài có thể ban cho quyền năng mà chúng ta cần cho cuộc sống của mình.

“Đầu năm nay, tôi đã yêu cầu những người thành niên trẻ tuổi của Giáo Hội hiến dâng một phần thời gian của họ mỗi tuần để nghiên cứu mọi điều Chúa Giê Su đã phán và làm theo như đã được ghi lại trong các tác phẩm tiêu chuẩn. Tôi đã mời họ hãy để cho những đoạn trích dẫn trong thánh thư về Chúa Giê Su Ky Tô trong Topical Guide trở thành chương trình học tập chính yếu của cá nhân họ.

“Tôi đã đưa ra lời mời đó vì chính tôi cũng đã chấp nhận lời mời đó. Tôi đọc và gạch dưới mỗi câu trích dẫn về Chúa Giê Su Ky Tô, như đã được liệt kê dưới tiêu đề chính và 57 đề mục trong Topical Guide. Khi tôi hoàn tất sinh hoạt đầy hứng thú đó, vợ tôi hỏi điều này có ảnh hưởng gì đến tôi. Tôi nói với vợ tôi: ‘Anh đã thành một người khác rồi!’”4

Tôi đã muốn nhắc nhở các anh chị em lời mời này bởi vì cá nhân tôi đã thấy những lợi ích của việc học tập tập trung này và biết rằng chúng ta càng hiểu và yêu thương Đấng Cứu Rỗi, thì chúng ta sẽ càng gia tăng đức tin của mình nơi Ngài.

Như tôi đã đề cập đến trước đây, tiên tri Joseph Smith đã dạy, rằng một yếu tố quan trọng khác của đức tin là học hỏi để chỉnh đốn cuộc sống của chúng ta theo ý muốn của Chúa. Để minh họa cho điều này, tôi xin chia sẻ với các anh chị em một ví dụ mà sẽ quen thuộc với những người mẹ đang ở đây.

Celeste Davis là người mẹ trẻ của ba đứa con mà đứa sơ sinh thường xuyên tỉnh dậy mỗi buổi tối. Chị bắt đầu cầu nguyện rằng chị và con của mình có thể ngủ đầy đủ. Nhưng những lời cầu nguyện của chị dường như không được đáp ứng. Điều này khiến chị muốn hiểu rõ lời cầu nguyện hơn và tại sao chị không được ban phước với sự giảm bớt khó khăn. Chị đã học được từ Bible Dictionary rằng “chúng ta cầu nguyện trong danh của Đấng Ky Tô khi tâm trí của chúng ta là tâm trí của Đấng Ky Tô, và ước muốn của chúng ta là ước muốn của Đấng Ky Tô. … Rồi thì chúng ta cầu xin những điều có thể được Thượng Đế ban cho. Nhiều lời cầu nguyện vẫn chưa được đáp ứng vì những lời cầu nguyện đó không hề được dâng lên trong danh của Đấng Ky Tô; những lời cầu nguyện đó không thể nào thể hiện tâm trí của Ngài mà là kết quả của tính ích kỷ của con người.”5

Do đó, Celeste quyết định lập một bản liệt kê gồm những điều mà chị đã cầu nguyện. Qua việc lập bản liệt kê này này, chị nhận ra rằng những lời cầu nguyện của chị chủ yếu về việc cầu xin Cha Thiên Thượng cho điều chị muốn, là cầu xin Ngài thay đổi hoàn cảnh của chị. Và rồi chị quyết định lập một danh sách khác, viết xuống những điều mà chị chắc chắn Cha Thiên Thượng muốn cho chị. Tất nhiên hai danh sách đó không hoàn toàn khác nhau—Ngài yêu thương chúng ta và muốn chúng ta hạnh phúc. Nhưng điều thực hành nhỏ này dạy một lẽ thật quan trọng. Khi chị muốn thay đổi những hoàn cảnh của mình thì Ngài muốn thay đổi chị. Do đó, chị quyết định điều chỉnh cách cầu nguyện của mình để chỉnh đốn ý muốn của mình theo ý muốn của Cha Thiên Thượng. Chị viết:

“Tôi bắt đầu với một công thức nhỏ để giúp tôi trong những lời cầu nguyện của mình. Đơn giản là thế này—bất kỳ khi nào anh chị em cầu xin điều gì đó mà mình muốn nhưng anh chị em không hoàn toàn chắc nếu đó là điều mà Thượng Đế muốn cho anh chị em hay không, hãy thêm vào cụm từ “nếu không” và rồi thêm vào điều gì đó mà anh chị em chắc chắn Thượng Đế muốn cho mình.

“Ví dụ: ‘[Kính thưa Cha Thiên Thượng], xin hãy giúp con ngủ được tối hôm nay, nếu không, xin hãy giúp con có đủ sức để trở nên vui vẻ và chăm chỉ.’ ‘[Kính thưa Cha Thiên Thượng], xin hãy ban phước cho con của con sẽ vượt qua sự đau ốm này và cảm thấy tốt hơn, nếu không, xin Ngài hãy giúp chúng con tin cậy nơi Ngài và kiên nhẫn với nhau.’ ‘[Kính thưa Cha Thiên Thượng], xin hãy ban phước rằng con sẽ trở nên thân thiết trong nhóm bạn của con, nếu không, kể cả con cảm thấy bị xa lánh, xin hãy giúp con trở nên tử tế và rộng lượng.’” 

Chị tiếp tục:

“Tôi đã thử điều này được khoảng một năm rồi, và tôi có thể nói tỉ lệ lời cầu nguyện thành công của tôi tăng vọt. …

“Tôi cảm thấy cuối cùng mình cũng làm trọn mục đích của lời cầu nguyện, không phải để đàm phán về những ước muốn của tôi, mà là để chỉnh đốn bản thân tôi theo ý Thượng Đế. …

“Một lợi ích ngoài mong đợi là tôi không sợ những hoàn cảnh khó khăn hay sự không nhận được những điều mình muốn nhiều như trước đây vì tôi đã thấy và cảm thấy Thượng Đế đáp ứng những lời cầu nguyện của tôi—cả những ý muốn của tôi và ‘nhưng ’nếu không.’”6

Kinh nghiệm của Celeste cung ứng một mẫu mực mà có thể giúp chúng ta với những lời cầu nguyện của mình và những nỗ lực của chúng ta để thực hành đức tin như một nguyên tắc của sự hành động. Để rõ ràng, đức tin sẽ không lấy đi quyền tự quyết của con cái hay học viên của chúng ta và sẽ không xóa bỏ tất cả những khó khăn và thử thách trong cuôc sống của chúng ta. Mà đức tin có thể giúp chúng ta kiên trì và thậm chí học hỏi từ những hoàn cảnh khó khăn. Đức tin cũng thay đổi cách chúng ta nhìn vào những học viên của mình (và con cái của mình) và cách chúng ta cầu nguyện cho họ. Đức tin sẽ thay đổi những sự tương tác trong các lớp học và nhà của chúng ta. Đức tin sẽ giúp chúng ta đứng vững với hi vọng, hạnh phúc, và lạc quan trong một thế giới đen tối. Đức tin sẽ tạo ra những cơ hội cho những sự mặc khải cá nhân và mang sức mạnh vào việc giảng dạy của chúng ta. Đức tin sẽ mang những chứng ngôn của chúng ta đến với tấm lòng của những người chúng ta yêu thương.

Đức tin chân chính loại bỏ sự biện minh. Đức tin chân chính dẫn đến tự vấn bản thân, là điều dẫn đến sự hối cải chân thành và tiến triển đầy ý nghĩa. Đức tin thúc ép chúng ta tránh cạm bẫy của việc kỳ vọng những giải pháp được tìm thấy chỉ khi người khác thay đổi, giống như khi chúng ta nói những điều như: “nếu tôi có thêm sự hỗ trợ từ cha mẹ hoặc các vị lãnh đạo Giáo Hội thì mọi việc sẽ tốt đẹp hơn.” Phương pháp đó không dựa vào Đấng Cứu Rỗi và, do đó, sẽ không có được quyền năng của Ngài. Điều đó sẽ không tạo ra phép lạ chúng ta cần. Chúng ta có đủ và chúng ta đủ tốt để hoàn thành công việc của Chúa nếu chúng ta có đủ đức tin để chân thành cầu xin Ngài thay đổi chúng ta và uốn nắn chúng ta như những công cụ trong tay Ngài.

Điều này đúng kể cả khi chúng ta cảm thấy không thỏa đáng và quá sức. Tôi đã học bài học này khi còn là một thanh niên đang chuẩn bị cho công việc truyền giáo. Tôi đã luôn nghĩ mình sẽ phục vụ, nhưng trong những năm trẻ tuổi hơn của tôi, suy nghĩ đó làm tôi rất lo lắng. Tôi đã không thoải mái đề nói chuyện trước đông người. Tôi có một bà dì, là người vẫn nói rằng bà đã không nhìn thấy mắt của tôi cho đến khi tôi vị thành niên vì tôi bước đi với cái đầu cúi xuống, giấu đi khuôn mặt của mình. Ở trường trung học, tôi đã nhận điểm D trong lớp học kịch, điểm thấp nhất để qua môn. Tôi không thể đứng trước lớp học, kể cả để đọc một đoạn kịch bản đã được chuẩn bị mà giáo viên của tôi đưa cho tôi.

Sau khi nhận đơn kêu gọi của mình đi Mexico, tôi đã được yêu cầu để nói chuyện trước một buổi đại hội fireside dành cho giới trẻ với người anh của mình. Tôi nói chuyện khoảng năm phút, và anh ấy nói chuyện suốt thời gian còn lại. Tôi không nghĩ là quá phóng đại để nói rằng bài nói chuyện của tôi chắc là bài nói chuyện tồi tệ nhất từng được nói trong nhà thờ này hay bất kỳ nhà thờ nào khác. Khi buổi đại hội fireside kết thúc, nhiều bạn trẻ đã xếp hàng để chào mừng anh của tôi. Một người tử tế đã xoay nhẹ từ hàng người và nói với tôi, “Cảm ơn nhé. Đó là một bài nói chuyện tuyệt vời.” Tôi thật sự nghĩ, “Em thật tử tế, nhưng em là một người nói dối.” Tôi thất vọng đi về nhà, tự hỏi làm sao mình có thể hy vọng để phục vụ truyền giáo. Tôi không cảm thấy tương xứng để giảng dạy phúc âm bằng Tiếng Anh, huống chi dạy bằng Tiếng Tây Ban Nha, thứ tiếng mà tôi vẫn cần phải học thêm.

Một vài ngày sau, vẫn với một tâm hồn nặng trĩu, tôi mở thánh thư và đọc câu chuyện của Hê Nóc. Khi Hê Nóc được chỉ dẫn phải kêu gọi người dân hối cải, câu 31 nói “ông bèn sắp mình xuống đất, trước mặt Chúa, và thưa trước mặt Chúa rằng: Tại sao con lại được ưu đãi dưới mắt Chúa, trong khi con chỉ là một thiếu niên và tất cả mọi người ghét con; vì con là người nói năng chậm chạp; vậy nên con có phải là tôi tớ của Ngài chăng?”7 Để đáp ứng sự nghi ngờ bản thân và không tự tin trong sự kêu gọi của Hê Nóc, Chúa đã ban cho ông câu trả lời tuyệt vời và làm yên lòng này trong câu 34: “Này, Thánh Linh của ta ở trên ngươi, vậy nên tất cả những lời nói của ngươi sẽ được ta cho là chính đáng; và các núi sẽ chạy trốn trước mặt ngươi, và các sông sẽ đổi dòng của chúng; và ngươi sẽ ở trong ta, và ta sẽ ở trong ngươi; vậy nên hãy đi cùng với ta.”8

Lo lắng, không chắc với bản thân mình, và ít chuẩn bị cho những gì phía trước, nhưng bám lấy những lời đó như một sợi dây an toàn, tôi bước lên máy bay lần đầu tiên trong đời và bay đến Mexico để phục vụ. Ở đó tôi đã học được rằng nếu chúng ta sẵn lòng, chúng ta thật sự có thể bước đi cùng Chúa. Tôi học được rằng điều Chủ Tịch Ezra Taft Benson đã nói là đúng: “Người nam và người nữ nào hướng cuộc sống của họ đến Thượng Đế sẽ khám phá ra rằng Ngài có thể làm ra nhiều từ cuộc sống của họ hơn họ có thể tự làm.”9

Thực Hành Đức Tin như một Nguyên Tắc của Quyền Năng

Từ câu chuyện của Hê Nóc, tôi cũng học được điều khác về đức tin. Lắng nghe sự mô tả về cậu bé này trở thành người như thế nào, là người chậm chạp trong lời nói và bị mọi người ghét bỏ. Môi Se 7:13 đọc rằng: “Và đức tin của Hê Nóc thật lớn lao, khiến ông lãnh đạo được dân của Thượng Đế, và kẻ thù của họ đến gây chiến cùng họ; và ông nói lên lời của Chúa, và đất rung chuyển, và các núi chạy trốn, theo lệnh truyền của ông; và các con sông phải thay đổi dòng nước của chúng; và tiếng sư tử gầm thét được nghe từ vùng hoang dã; và tất cả các quốc gia hết sức run sợ lời nói của Hê Nóc thật mạnh mẽ, và quyền năng của ngôn ngữ mà Thượng Đế đã ban cho ông thật lớn lao làm sao.”10 Điều đó nghe không giống một cậu bé chậm chạp trong lời nói. Nó nghe như một người có đức tin, người bước đi cùng với Chúa, dời những ngọn núi.

Đôi khi chúng ta dùng thành ngữ “dời cây kim” để tượng trưng cho những sự tiến triển nhỏ, cần thiết, nhưng Chúa không mời gọi chúng ta để dời cây kim. Ngài mời gọi chúng ta để dời những ngọn núi. Ngài đáp rằng: “Nếu các ngươi có đức tin bằng một hột cải, sẽ khiến núi nầy rằng: Hãy dời đây qua đó, thì nó liền dời qua, và không có sự gì mà các ngươi chẳng làm được.”11

Đức tin này để dời những ngọn núi—cho dù những ngọn núi đó là nghĩa đen hay nghĩa bóng - là một cấp độ khác của đức tin. Như Anh Cả D. Todd Christofferson đã dạy:

“[Có] một cấp độ của đức tin bao gồm những sự đảm bảo thuộc linh và điều đó tạo ra những việc làm tốt, đặc biệt nhất là tuân theo những nguyên tắc và lệnh truyền của phúc âm. Đó là đức tin thật sự nơi Đấng Ky Tô. …

“Tuy nhiên, có một cấp độ của đức tin không chỉ chi phối hành vi của chúng ta mà còn cho phép chúng ta để thay đổi và làm cho những điều xảy ra mà không thể xảy ra theo cách nào khác. Tôi đang nói về đức tin…không chỉ như một nguyên tắc của sự hành động mà còn như một nguyên tắc của quyền năng.”12

Đây là đức tin được mô tả trong Hê Bơ Rơ 11 mà được dùng bởi Hê Nóc, Áp Ra Ham, Sa Ra, và Môi Se. Các vị tiên tri nhờ đức tin này “đã thắng được các nước, làm sự công bình, được những lời hứa, bịt mồm sư tử, tắt ngọn lửa hừng, lánh khỏi lưỡi gươm, thắng bịnh tật, … [và nhờ đức tin này] người đàn bà đã được người nhà mình chết sống lại.”13

Đây là đức tin được mô tả trong Ê The 12, nhắc đến An Ma, A Mu Léc, Nê Phi, Lê Hi, và Am Môn.14 Đó là đức tin được chúng minh bởi “anh của Gia Rết, [người] đã nói với núi Giê Rin rằng: Hãy dời đi—thì núi dời đi. Và nếu ông ta không có đức tin thì núi đó đã không dời đi.”15 Và cuối cùng, “đã có nhiều người có một đức tin hết sức mạnh mẽ, dù họ sống trước ngày Đấng Ky Tô đến, nên họ không thể bị giữ ra khỏi bên trong bức màn che”—và hãy lắng nghe cụm từ này—“mà trái lại, họ đã thực sự chính mắt trông thấy được những điều mà họ đã được nhìn thấy bằng con mắt của đức tin.”16

Đây là tất cả những minh họa đáng nhớ về đức tin như một nguyên tắc của quyền năng. Nhưng ví dụ cuối cùng đặc biệt làm tôi say mê. Họ đã nhìn thấy những điều này với con mắt đức tin trước khi nhìn thấy chúng với con mắt thể chất của họ. Có một ví dụ đáng chú ý trong thời hiện đại từ Chủ tịch Brigham Young. Khi đề cập đến vùng đất mà đền thờ Salt Lake xây trên đó, ông nói: “Tôi hiếm khi nói nhiều về những sự mặc khải, hay những khải tượng, nhưng đủ để nói … tôi đã ở đây, và nhìn thấy đền thờ qua Thánh Linh. … Tôi chưa bao giờ nhìn thấy vùng đất này, nhưng khải tượng về nó đã ở đó.”17

Để có tầm nhìn xa về điều có thể xảy ra, về điều Chúa muốn, là một phần cần thiết của việc thực hành đức tin như là một nguyên tắc của quyền năng.

Các anh chị em có thể thấy phép lạ chúng ta cần với con mắt đức tin của mình không? Các anh chị em có thấy bản thân mình đang giảng dạy các lớp học với nhiều sự tin cậy nơi Chúa, lời của Ngài, và các học viên của mình hơn không? Các anh chị em có thấy những học viên của mình rời các phòng học với nhiều sự tự tin hơn về những lời giảng dạy và sự chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi hơn không, nhiều sự kháng cự hơn với tội lỗi không, và nhiều sự chuẩn bị hơn để làm tất cả những gì Chúa yêu cầu họ làm không? Và các anh chị em có thấy với con mắt đức tin của mình rằng nhiều người trẻ tuổi hơn, cả các tín hữu lẫn những người không thuộc tín ngưỡng của chúng ta, đáp lại những lời mời gọi của chúng ta để đến và tham gia trong phép lạ này không? Chúa có thể làm gì nếu chúng ta thực hành đức tin chung của mình, cả như một nguyên tắc của sự hành động lẫn như một nguyên tắc của quyền năng?

“Đức Giê Hô Va Ở Cùng Ta; Chớ Sợ Chi”

Trước khi kết thúc, tôi muốn chia sẻ một ví dụ cuối cùng. Tôi có trong văn phòng của mình một tấm gỗ ô liu chạm khắc miêu tả sinh động một trong những câu chuyện yêu thích của tôi trong thánh thư và là một sự nhắc nhở liên tục cho tôi về sự cần thiết của đức tin. Đó là một miêu tả về Ca Lép và Giô Suê, những người được chỉ định bởi Môi Se, cùng với 10 người đàn ông khác, để thăm dò xứ Ca Na An và trở về báo cáo. Mười người đàn ông khác trở về và nói: “dân sự ở trong xứ nầy vốn mạnh dạn, thành trì thật vững vàng và rất lớn.”18

“Ca Lép bèn làm cho dân sự, đang lằm bằm cùng Môi Se nín lặng đi, mà nói rằng: Chúng ta hãy đi lên và chiếm xứ đi, vì chúng ta thắng hơn được.

“Nhưng những người đi cùng Ca Lép nói rằng: Chúng ta không đi lên cự dân nầy được, vì chúng nó mạnh hơn chúng ta.”19

Vì họ thiếu đức tin, “các người đó phao phản xứ [đó] … mà rằng, … chúng tôi có thấy kẻ cao lớn, … chúng tôi thấy mình khác nào con cào cào.”20

Nhưng Giô Suê và Ca Lép đáp lại: “Đức Giê Hô Va ở cùng ta. Chớ sợ chi.”21

Nhưng dân sự, giống mười tên sứ giả không có đức tin, không thể thấy điều Chúa sẵn lòng làm và không tuân theo Giô Suê và Ca Lép Vì thiếu đức tin này, dân sự đã đi lang thang trong đồng vắng thêm 39 năm nữa. Từ nhóm dân đó, chỉ có Giô Suê và Ca Lép sống sót và được cho phép đi vào vùng đất hứa. Các anh chị em có thể nhớ những lời nổi tiếng của Ca Lép khi ông và Giô Suê đứng trước Núi Hếp Rôn, là địa điểm họ đã do thám rất nhiều năm về trước. Ca Lép nói:

“Rày tôi cũng còn mạnh khỏe như ngày Môi Se sai tôi đi; tôi vẫn còn sức mà tôi có hồi đó. …

“Vậy, hãy ban cho tôi núi này.”22

Nhờ đức tin của mình, ông và gia đình đã thừa hưởng núi của Ngài tại vùng đất hứa trong nhiều thế hệ.

Có những thử thách ở phía trước. Chúng ta có thể bị cám dỗ để nghi ngờ và mang về một báo cáo xấu đầy sợ hãi và nghi ngờ. Thiếu sự tin cậy này nơi Chúa sẽ không đưa chúng ta đến vùng đất hứa. Giống Ca Lép và Giô Suê, chúng ta phải ném bỏ nỗi sợ hãi sang một bên và thực hành đức tin của mình để dành được những phước lành mà Ngài đang đợi để ban cho chúng ta. Chúng ta phải xem tất cả mọi khó hưn và thử thách trong cuộc sống của mình như một cơ hội để gia tăng đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Chúa có thể làm gì nếu chúng ta thay thế nỗi sợ hãi và nghi ngờ chung bằng hi vọng và đức tin chung? Tôi tin Ngài sẽ dời không chỉ cây kim mà là những ngọn núi—để những phép lạ sẽ xảy ra trong cuộc sống của giới trẻ và giới thanh niên của Giáo Hội. Khi đức tin của chúng ta gia tăng, đức tin của những người chúng ta giảng dạy sẽ gia tăng. Tôi biết Cha Thiên Thượng sẽ ban phước các anh chị em và Ngài sẽ ban phước các học viên của chúng ta khi chúng ta thực hành đức tin của mình nơi Vị Nam Tử yêu dấu và hoàn hảo, Đấng Cứu Rỗi, Đấng Cứu Chuộc, và Đấng Giải Cứu của thế gian. Trong tôn danh của Chúa Giê Su Tô, A Men.

Ghi chú

  1. Dallin H. Oaks, “Challenges to the Mission of Brigham Young University” (Đại hội Giới Lãnh Đạo trường BYU, 21 tháng Tư năm 2017), 8.

  2. Lectures on Faith (1985), 38; the Lectures on Faith được chuẩn bị dưới sự chỉ dẫn của Tiên Tri Joseph Smith.

  3. Đức tin là một ân tứ của Thượng Đế Faith is a gift of God bestowed as a reward for personal righteousness. It is always given when righteousness is present, and the greater the measure of obedience to God’s laws, the greater will be the endowment of faith” (Bruce R. McConkie, Mormon Doctrine, tái bản lần thứ Hai [1966], 264).

  4. Russell M. Nelson, “Nhận Được Quyền Năng của Chúa Giê Su Ky Tô trong Cuộc Sống của Chúng Ta,” Liahona, tháng Năm năm 2017, 39.

  5. Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Lời Cầu Nguyện.”

  6. Celeste Davis, “How to Pray in a Way God Can Answer,” ngày 12 tháng Tư năm 2016, blog.lds.org.

  7. Môi Se 6:31.

  8. Môi Se 6:34.

  9. Ezra Taft Benson, “Jesus Christ—Gifts and Expectations,” Ensign, Tháng Mười Hai năm 1988, 4.

  10. Môi Se 7:13; sự nhấn mạnh được thêm vào.

  11. Ma Thi Ơ 17:20.

  12. D. Todd Christofferson, “Building Faith in Christ,” Ensign, Tháng Chín năm 2012, 55; xin xem thêm Mô Rô Ni 7:33.

  13. Hê Bơ Rơ 11:33–35.

  14. Xin xem Ê The 12:13–15.

  15. Ê The 12:30.

  16. Ê The 12:19.

  17. Brigham Young, “Minutes of the General Conference,” Deseret News, 30 tháng Tư năm 1853, 150.

  18. Dân Số Ký 13:28.

  19. Dân Số Ký 13:30–31.

  20. Dân Số Ký 13:32–33.

  21. Dân Số Ký 14:9.

  22. Giô Suê 14:11–12.