2010–2019
Sự Chuộc Tội Chữa Lành Mọi Nỗi Đau Đớn
Tháng tư 2011


2:3

Sự Chuộc Tội Chữa Lành Mọi Nỗi Đau Đớn

Thử thách to lớn của cá nhân chúng ta trên trần thế là “trở nên một thánh hữu nhờ sự chuộc tội của Đấng Ky Tô.”

Khi còn là một bác sĩ phẫu thuật, tôi thấy rằng một phần thời giờ đáng kể trong nghề nghiệp của tôi được dành ra cho những người bị đau đớn. Khi phẫu thuật, tôi đã gây ra đau đớn hầu như mỗi ngày—và nhiều nỗ lực của tôi lúc bấy giờ là cố gắng kiềm chế và làm giảm bớt cơn đau.

Tôi đã suy ngẫm về mục đích của sự đau đớn. Không một ai trong chúng ta được miễn không phải trải qua đau đớn. Tôi đã thấy nhiều người đối phó với cơn đau một cách rất khác nhau. Một số người tức giận xa lánh Thượng Đế, trong khi những người khác để cho nỗi đau đớn của họ mang họ đến gần Thượng Đế hơn.

Giống như các anh chị em, bản thân tôi cũng đã trải qua nỗi đau đớn. Sự đau đớn là thước đo tiến trình chữa lành và thường dạy cho chúng ta tính kiên nhẫn. No translation needed

Anh Cả Orson F. Whitney viết: “Không có nỗi đau đớn nào mà chúng ta phải chịu đựng, không có thử thách nào mà chúng ta phải trải qua đều vô ích cả. Những điều này rèn luyện chúng ta và giúp chúng ta phát triển những đức tính như tính kiên nhẫn, đức tin, sức dũng cảm chịu đựng và lòng khiêm nhường. … Chính là qua nỗi buồn khổ và đau đớn, nỗi lao nhọc và thống khổ, nên chúng ta được giáo dục về điều mà chúng ta đến nơi đây để nhận được.”1

Tương tự như thế, Anh Cả Robert D. Hales đã nói:

“Nỗi đau đớn mang các anh chị em đến với lòng khiêm nhường làm cho các anh chị em suy ngẫm. Đó là một kinh nghiệm mà tôi rất biết ơn là đã chịu đựng được. …

“Tôi biết được rằng nỗi đau đớn và sự chữa lành thể xác sau ca phẫu thuật nghiêm trọng thì rõ ràng tương tự như nỗi đau đớn và sự chữa lành tâm hồn trong tiến trình hối cải.”2

Hầu hết nỗi đau đớn của chúng ta không nhất thiết là do lỗi của chúng ta. Những sự kiện bất ngờ, những hoàn cảnh mâu thuẫn hoặc đầy thất vọng, sự đau yếu làm gián đoạn cũng như ngay cả cái chết đều vây quanh chúng ta và ảnh hưởng đến kinh nghiệm hữu diệt của chúng ta. Ngoài ra, chúng ta có thể chịu khổ sở vì hành động của kẻ khác nữa.3 Lê Hi giải thích rằng Gia Cốp đã “từng chịu nhiều nỗi khổ đau và phiền muộn vì tính tình lỗ mãng của các anh [ông].”4 Sự đối nghịch là một phần kế hoạch hạnh phúc của Cha Thiên Thượng. Chúng ta đều chạm trán với đủ mọi điều để mang chúng ta đến việc nhận biết tình yêu thương của Đức Chúa Cha và nhu cầu đối với sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi.

Đấng Cứu Rỗi không âm thầm quan sát. Chính Ngài biết rõ ràng và tường tận nỗi đau đớn chúng ta gánh chịu.

“Ngài sẽ hứng lấy những sự đau đớn của mọi người, phải, những sự đau đớn của từng sinh linh một, cả đàn ông lẫn đàn bà và trẻ con.”5

“Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng.”6

Đôi khi, trong nỗi đau đớn cùng cực, chúng ta muốn hỏi: “Trong Ga La Át há chẳng có nhũ hương sao? há chẳng có thầy thuốc ở đó sao?”7 Tôi làm chứng rằng câu trả lời là có, có một thầy thuốc. Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô chữa lành tất cả những tình trạng và mục đích hữu diệt này.

Một loại đau đớn khác mà chúng ta chịu là trách nhiệm. Nỗi đau đớn thuộc linh nằm sâu trong tâm hồn chúng ta và có thể cảm thấy không nguôi được, ngay cả còn cảm thấy bị “xâu xé một cách ghê sợ khôn tả,” như An Ma đã mô tả.8 Nỗi đau đớn này phát sinh từ hành động tội lỗi của chúng ta và thiếu sự hối cải. Vì đối với nỗi đau đớn này cũng có một sự chữa lành phổ biến và chắc chắn. Sự chữa lành này là do Đức Chúa Cha ban cho qua Vị Nam Tử, và dành cho mỗi người chúng ta là những người sẵn lòng làm tất cả những gì cần thiết để hối cải. Đấng Ky Tô phán: “Giờ đây các ngươi không muốn trở về cùng ta… và được cải đạo để ta có thể chữa lành cho các ngươi chăng?”9

Chính Đấng Ky Tô đã dạy:

“Và Cha ta sai ta đến để ta bị treo trên thập tự giá; và sau khi ta đã bị treo trên thập tự giá, để ta có thể thu hút tất cả mọi người đến cùng ta. …

“Vậy nên, nhờ quyền năng của Đức Chúa Cha, ta sẽ thu hút tất cả mọi người đến cùng ta.”10

Có lẽ công việc có ý nghĩa nhất của Ngài là trong công việc lao nhọc liên tục với mỗi chúng ta, riêng từ người, để nâng đỡ, ban phước, củng cố, hỗ trợ, hướng dẫn và tha thứ chúng ta.

Như Nê Phi đã thấy trong khải tượng, hầu hết giáo vụ trên trần thế của Đấng Ky Tô được dành cho việc ban phước và chữa lành người đau yếu với đủ loại bệnh tật—thể xác, tình cảm và thuộc linh. “Và tôi thấy có những đám đông dân chúng bị đau ốm và bị khốn khổ bởi đủ thứ bệnh tật. … Thế rồi những người đó được chữa lành bằng quyền năng của Chiên Con của Thượng Đế.”11

An Ma cũng tiên tri rằng “Ngài sẽ đi ra ngoài đời để chịu đựng mọi sự đau đớn, thống khổ, cùng mọi cám dỗ; và… Ngài sẽ mang lấy những đau đớn và bệnh tật của dân Ngài. …

“Để cho lòng Ngàitràn đầy sự thương xót, đểNgài có thể theo thể cách xác thịt mà biết được cách giúp đỡ dân Ngài theo những sự yếu đuối của họ.”12

Vào một đêm khuya nọ, nằm trên giường bệnh trong bệnh viện, lần này là một bệnh nhân chứ không phải là một bác sĩ, tôi đã đọc đi đọc lại những câu thánh thư đó. Tôi đã suy ngẫm: “Điều này được thực hiện như thế nào? Cho ai? Cần phải làm gì để hội đủ điều kiện? Điều đó có giống như sự tha thứ tội lỗi không? Chúng ta có cần phải giành được tình yêu thương và sự giúp đỡ của Ngài không?” Trong khi suy ngẫm, tôi dần dần hiểu rằng trong cuộc sống trần thế của Ngài, Đấng Ky Tô đã chọn trải qua những nỗi đau đớn và thống khổ để hiểu được chúng ta. Có lẽ chúng ta cũng cần phải trải qua những khó khăn của cuộc sống trần thế để hiểu được Ngài và các mục đích vĩnh cửu của mình.13

Chủ Tịch Henry B. Eyring dạy: “Chúng ta sẽ được an ủi khi phải chờ đợi trong cảnh khổ sở cho sự giải thoát đã được Đấng Cứu Rỗi hứa, mà với sự giải thoát này Ngài biết cách để chữa lành và giúp đỡ chúng ta từ kinh nghiệm của Ngài. …Rồi đức tin nơi quyền năng đó sẽ làm cho chúng ta kiên nhẫn khi cầu nguyện và làm việc cùng chờ đợi sự giúp đỡ. Ngài có lẽ đã biết cách giúp đỡ chúng ta hoàn toàn bằng sự mặc khải, nhưng Ngàiđã chọn để học hỏi bằng kinh nghiệm của chính Ngài.14

Tôi đã cảm nhận được vòng tay thương yêu của Ngài trong đêm đó.15 Cái gối của tôi ướt đẫm nước mắt biết ơn. Về sau, khi tôi đọc trong Ma Thi Ơ về giáo vụ trần thế của Đấng Ky Tô, tôi đã nhận biết một điều khác nữa: “Người ta đem cho Đức Chúa Giê Su nhiều kẻ … Ngài … cũng chữa được hết thảy những người bịnh.”16 Ngài chữa lành hết thảy mọi người đến với Ngài. Không một ai bị khước từ cả.

Như Anh Cả Dallin H. Oaks đã dạy: “Các phước lành của sự chữa lành đến bằng nhiều cách, mỗi cách thích hợp với nhu cầu cá nhân của chúng ta, dựa theo sự hiểu biết của Ngài là Đấng yêu thương chúng ta nhiều nhất. Đôi khi một ‘sự chữa lành’ có thể làm khỏi bệnh hoặc làm nhẹ gánh chúng ta. Nhưng đôi khi chúng ta ‘được chữa lành’ bằng cách được ban cho sức mạnh hoặc sự hiểu biết, hoặc lòng nhẫn nại để có thể mang những gánh nặng đặt trên vai mình.”17 Tất cả những ai chịu đến có thể “được ôm chặt trong cánh tay của Chúa Giê Su.”18 Tất cả những tâm hồn đều có thể được quyền năng của Ngài chữa lành. Tất cả những nỗi đau đớn có thể được xoa dịu. “Linh hồn [chúng ta] có thể được yên nghỉ” nơi Ngài.19Hoàn cảnh trên trần thế của chúng ta có thể không thay đổi ngay lập tức, nhưng nỗi đau đớn, lo lắng, khổ sở và sợ hãi của chúng ta có thể biến mất trong sự bình an và hương liệu chữa lành của Ngài.

Tôi nhận thấy rằng trẻ em thường chấp nhận nỗi đau đớn và khổ sở một cách tự nhiên hơn. Chúng âm thầm chịu đựng với lòng khiêm nhường và nhu mì. Tôi đã cảm nhận được tinh thần tuyệt vời và dịu dàng bao quanh các em nhỏ này.

Em Sherrie, mười ba tuổi, trải qua một cuộc phẫu thuật 14 tiếng đồng hồ vì một cái bướu trên tủy sống của em. Khi tỉnh lại trong phòng hồi sức cấp cứu, em nói: “Cha ơi, Cô Cheryl ở đây, …và … Ông Nội Norman… và Bà Ngoại Brown cũng ở đây. Và Cha ơi, ai đang đứng cạnh cha vậy? … Ông ấy trông giống cha lắm, chỉ cao hơn thôi. … Ông ấy nói rằng ông là anh Jimmy của cha.” Bác Jimmy của nó đã qua đời lúc 13 tuổi vì bệnh xơ hóa nang.

“Trong gần một giờ đồng hồ, Sherrie … đã mô tả những người đến thăm nó, tất cả đều là những người thân trong gia đình đã qua đời. Vì kiệt sức nên nó ngủ thiếp đi.”

Về sau, nó kể cho cha nó nghe: “Cha ơi, tất cả những đứa trẻ ở đây trong phòng hồi sức cấp cứu đều có các thiên thần đến giúp đỡ đấy.”20

Đấng Cứu Rỗi phán cùng tất cả chúng ta:

“Này, các ngươi là những con trẻ và các ngươi không thể đương nổi tất cả mọi việc bây giờ được; các ngươi cần phải tấn tới trong ân điển và trong sự hiểu biết lẽ thật.

“Chớ sợ hãi, hỡi các con trẻ, vì các ngươi là của ta. …

“Vậy nên, ta đang ở giữa các ngươi, và ta là người chăn hiền lành.”21

Thử thách to lớn của cá nhân chúng ta trên trần thế là “trở nên một thánh hữu nhờ sự chuộc tội của Đấng Ky Tô.”22 Nỗi đau đớn các anh chị em và tôi trải qua có thể là lúc tiến trình này được đo lường nhiều nhất. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta có thể trở thành như trẻ em trong tâm hồn, hạ mình, và “cầu nguyện, làm việc và chờ đợi”23 một cách nhẫn nại cho sự chữa lành tâm hồn và thể xác của chúng ta. Như Gióp, sau khi đã được tinh luyện qua những thử thách, chúng ta “sẽ ra như vàng.”24

Tôi làm chứng rằng Ngài là Đấng Cứu Chuộc, Bạn Hữu, Đấng Biện Hộ của chúng ta, Vị Thầy Thuốc Đại Tài, Đấng Chữa Lành Vĩ Đại của chúng ta. Chúng ta có thể tìm thấy bình an và an ủi nơi Ngài trong khi đau đớn và từ nỗi đau đớn cũng nhưtội lỗi của chúng ta nếu chúng ta chịu đến với Ngài bằng tấm lòng khiêm nhường. “Ân điển của Ngài là đủ rồi.”25Trong tôn danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.

  1. Orson F. Whitney, trong Spencer W. Kimball, Faith Precedes the Miracle (1972), 98.

  2. Robert D. Hales, “Healing Soul and Body,”Ensign, tháng Mười Một năm 1998, 14.

  3. Xin xem An Ma 31:31, 33.

  4. 2 Nê Phi 2:1.

  5. 2 Nê Phi 9:21.

  6. Hê Bơ Rơ 4:16. Phao Lô dạy chúng ta phải tin vào Đấng Cứu Rỗi là một tấm gương để đối phó với “sự đối nghịch của kẻ tội lỗi dường ấy, hầu cho khỏi bị mỏi mệt sờn lòng” (Hê Bơ Rơ 12:3).

  7. Giê Rê Mi 8:22.

  8. An Ma 36:14.

  9. 3 Nê Phi 9:13.

  10. 3 Nê Phi 27:14–15; sự nhấn mạnh được thêm vào.

  11. 1 Nê Phi 11:31.

  12. An Ma 7:11–12; sự nhấn mạnh được thêm vào.

  13. Xin xem John Taylor, The Mediation and Atonement (1882), 97. Chủ Tịch Taylor viết về một “giao ước” lập giữa Đức Chúa Cha và Vị Nam Tử trong các đại hội tiền dương thế để thực hiện sự chuộc tội và cứu chuộc loài người.Đấng Ky Tô tình nguyện chịu đau khổ thêm trong cuộc sống ngoài nỗi đau khổ trong Vườn Ghết Sê Ma Nê và trên cây thập tự (xin xem Mô Si A 3:5–8).

  14. Henry B. Eyring, “Nghịch Cảnh,”LiahonaEnsign, tháng Năm năm 2009, 24; sự nhấn mạnh được thêm vào.

  15. Xin xem Giáo Lý và Giao Ước 6:20.

  16. Ma Thi Ơ 8:16; sự nhấn mạnh được thêm vào.

  17. Dallin H. Oaks, “Ngài Làm Vơi Gánh Nặng,” LiahonaEnsign, tháng Mười Một năm 2006, 7–8.

  18. Mặc Môn 5:11.

  19. Ma Thi Ơ 11:29.

  20. Xin xem Michael R. Morris, “Sherrie’s Shield of Faith,”Ensign, tháng Sáu năm 1995, 46.

  21. Giáo Lý và Giao Ước 50:40–41, 44.

  22. Mô Si A 3:19.

  23. Henry B. Eyring,LiahonaEnsign, tháng Năm năm 2009, 24.

  24. Gióp 23:10.

  25. 2 Cô Rinh Tô 12:9; xin xem thêm Ê The 12:26–27; Giáo Lý và Giao Ước 18:31.