2010–2019
Các Ngươi Nên Là Những Người Như Thế Nào?
Tháng tư 2011


Các Ngươi Nên Là Những Người Như Thế Nào?

Cầu xin cho các nỗ lực của các anh chị em để phát triển các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô được thành công, để cho hình ảnh của Ngài được ghi khắc vào diện mạo của các anh chị em và các thuộc tính của Ngài biểu lộ trong hành vi của các anh chị em.

Có một câu hỏi rất hay đã được đặt ra là “Sống hay không sống?” 1Đấng Cứu Rỗi đặt ra câu hỏi này một cách sâu sắc hơn nhiều, làm cho câu hỏi đó thành một câu hỏi về giáo lý thiết yếu đối với mỗi người chúng ta: “Các ngươi nên những người như thế nào? Quả thật, ta nói cho các ngươi hay, các ngươi phải [sống] giống như ta vậy” (3 Nê Phi 27:27; sự nhấn mạnh được thêm vào). No translation needed. Ngài mời gọi chúng ta mang danh Ngài và thiên tính của Ngài.

Để sống giống như Ngài, chúng ta cũng cần phải làm những điều Ngài đã làm: “Quả thật, quả thật, ta nói cho các ngươi hay, đây là phúc âm của ta; và các ngươi biết những điều gì mình phải làm trong giáo hội của ta; vì những công việc mà các ngươi thấy ta làm, các ngươi cũng sẽ phải làm như vậy” (3 Nê Phi 27:21; sự nhấn mạnh được thêm vào).

Sự thật lònghành động đều không thể tách rời ra được. Vì hai giáo lý này phụ thuộc lẫn nhau nên chúng củng cố và hỗ trợ lẫn nhau. Ví dụ, đức tin soi dẫn một người để cầu nguyện và đổi lại việc cầu nguyện củng cố đức tin của một người.

Đấng Cứu Rỗi thường lên án những người làm điều tốt nhưng không thật lòng—và gọi họ là kẻ giả hình: “Dân nầy lấy môi miếng tôn kính ta; Nhưng lòng chúng nó xa ta lắm” (Mác 7:6). Làm mà không thật lòng là đạo đức giả, giả vờ là một người nào đó—là một kẻ giả đò.

Ngược lại, thật lòng nhưng không làm là vô ích, như trong câu thánh thư “Về đức tin, cũng một lẽ ấy; nếu đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết” (Gia Cơ 2:17; sự nhấn mạnh được thêm vào). Thật lòng mà không làm thì thật sự cũng không phải là thật lòng—đó là tự dối mình, tin rằng mình tốt, chỉ vì mình có ý định tốt mà thôi.

Làm mà không thật lòng—đạo đức giả—cho thấy một hình ảnh giả tạo đối với những người khác, trong khi thật lòng nhưng không làm cho thấy một hình ảnh giả tạo đối với bản thân mình.

Đấng Cứu Rỗi khiển trách các thầy thông giáo và những người Pha Ri Si về hành động đạo đức giả của họ: “Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha Ri Si, là kẻ giả hình! vì các ngươi nộp một phần mười”—họ quả thật đã làm vậy —“bạc hà, hồi hương, và rau cần, mà bỏ điều hệ trọng hơn hết trong luật pháp, là sự công bình, thương xót và trung tín” (Ma Thi Ơ 23:23). Hay nói cách khác, họ đã không thật lònglàm điều đáng lẽ họ phải làm.

Mặc dù Ngài ghi nhận tầm quan trọng của việc làm điều tốt, nhưng Đấng Cứu Rỗi cũng nhận ra sự thật lòng là một “điều hệ trọng.” Tầm quan trọng lớn hơn của sự thật lòng được minh họa trong những ví dụ sau đây:

  • Việc chúng ta bước vào nước báp têm tức là chúng đã làm một điều tốt.Sự thật lòng cần phải đi trước việc đó chính là đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và một sự thay đổi mạnh mẽ trong lòng.

  • Việc chúng ta dự phần Tiệc Thánh tức là đã làm một điều tốt. Sự xứng đáng để dự phần Tiệc Thánh là một điều hệ trọng và quan trọng hơn nhiều.

  • Sự sắc phong cho chức tư tế là một hành động hoặc điều tốt để làm.Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là quyền năng trong chức tư tế được dựa trên “các nguyên tắc ngay chính mà thôi” (GLGƯ 121:36), hay là thật sự xứng đáng.

Nhiều người chúng ta lập ra bản liệt kê những việc cần làm nhằm nhắc nhở chúng ta về những điều mình muốn hoàn tất. Nhưng ít có người nào lập ra bản liệt kê những điều mình thật lòng muốn sống theo. Tại sao? Những việc cần làm là những sinh hoạt hay sự kiện cần làm và có thể đánh dấu khi đã làm xong rồi. Tuy nhiên, việc thật lòng sống theo thì không bao giờ được làm xong cả. Ta không thể đánh dấu là đã làm xong những điều ta thật lòng sống theo. Tôi có thể đưa vợ tôi đi chơi vào buổi tối tuyệt vời thứ Sáu này, đó là điều tôi làm. Nhưng việc làm một người chồng tốt thì không phải là một sự kiện, mà cần phải thật lòng là một phần bản tính—cá tính hoặc con người của tôi.

Hoặc với tư cách là một người cha, thì khi nào tôi có thể đánh dấu trên bản liệt kê của mình làđã làm xong phận sự với đứa con của mình rồi không? Chúng ta không bao giờ làm xong vai trò làm cha mẹ tốt cả. Và để làm cha mẹ tốt, thì một trong những điều quan trọng nhất chúng ta có thể giảng dạy cho con cái mình là cách trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn.

Việc trở nên giống như Đấng Ky Tô không thể nào trông thấy được, nhưng phải là động cơ thúc đẩy đằng sau điều chúng ta làm là điều có thể thấy được. Ví dụ, khi một người cha hay mẹ giúp một đứa con tập đi thì chúng ta thấy hai người cha mẹ đó đang làmnhững điều như giúp đứa con của họ đứng vững và khen ngợi nó. Những hành động này biểu lộ tình yêu thương không trông thấy được trong lòng họ và đức tin cùng hy vọng không trông thấy được trong tiềm năng của đứa con của họ. Ngày này qua ngày khác, họ tiếp tục nỗ lực—là bằng chứng về bản tínhkiên nhẫn và siêng năng mà không trông thấy được.

sự thật lòng sinh ra hành động, và là động cơ nằm ở đằng sau hành động, nên việc giảng dạy về sự thật lòng sẽ cải tiến hành vi hữu hiệu hơn là tập trung vào điều họ làm để cải tiến hành vi.

Khi con cái không ngoan ngoãn, ví dụ như khi chúng cãi nhau, thì chúng ta thường kỷ luật sai về điều chúng làm hoặc về cuộc cãi lộn mà chúng ta thấy. Nhưng —hành vi chúng— làm chỉ là một dấu hiệu về một động cơ không trông thấy được trong lòng của chúng. Chúng ta có thể tự hỏi:“Nếu một đứa trẻ hiểu được, thì thuộc tính nào sẽ sửa đổi hành vi này trong tương lai? Nó vẫn kiên nhẫn và tha thứ khi bị bực mình không? Nó vẫn nhân từ và làm một người hòa giải không?Nó có chịu trách nhiệm về hành động của mình chứ không đổ lỗi cho người khác không?”

Cha mẹ giảng dạy những thuộc tính này cho con cái của họ như thế nào? Chúng ta sẽ không thể nào có được một cơ hội lớn lao để giảng dạy và cho con cái mình thấy những thuộc tính giống như Đấng Ky Tô hơn bằng cách đặt chúng vào kỷ luật. Kỷ luật có nghĩa là lòng kiên nhẫn và giảng dạy thuộc về phần chúng ta. Kỷ luật không nên được thực hiện trong cơn tức giận. Chúng ta có thể và nên kỷ luật theo cách mà Giáo Lý và Giao Ước 121 giảng dạy chúng ta: “nhờ sự thuyết phục, nhờ sự nhịn nhục, nhờ sự hiền dịu và nhu mì, và nhờ tình thương yêu chân thật; nhờ lòng nhân từ, và sự hiểu biết thuần túy.” (các câu 41–42). Đây là tất cả những đức tính giống như Đấng Ky Tô và cần phải là một phần bản tính của chúng ta với tư cách là cha mẹ và môn đồ của Đấng Ky Tô.

Nhờ có kỷ luật, đứa con học được những hậu quả. Trong những giây phút như vậy, việc biến những điều tiêu cực thành tích cực là rất hữu ích. Nếu đứa con thú nhận một điều sai trái thì hãy khen ngợi lòng can đảm của nó để thú nhận. Hãy hỏi đứa con xem nó đã học được điều gì từ lỗi lầm hoặc hành động xấu mà đã cho các anh chị em, và quan trọng hơn nữa là Thánh Linh, một cơ hội để tìm hiểu và giảng dạy nó. Khi chúng ta giảng dạy giáo lý cho con cái qua Thánh Linh, thì với thời gian giáo lý đó có quyền năng để thay đổi —bản tính— thật của chúng.

An Ma cũng nhận biết nguyên tắc này: “việc giảng đạo có khuynh hướng dẫn dắt dân chúng làm điều chính đáng—phải, nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm trí dân chúng hơn gươm đao” (An Ma 31:5; sự nhấn mạnh được thêm vào). Tại sao? Vì gươm đao chỉ tập trung vào việc trừng phạt hành vi—hay việc làm— trong khi việc rao giảng lời Chúa thay đổi bản tínhthật của con người hiện nay hoặc con người họ có thể trở thành.

Một đứa trẻ hiền lành và ngoan ngoãn sẽ không cho cha mẹ nó biết nhiều về vai trò làm cha mẹ. Nếu các anh chị em được phước có một đứa con thử thách tối đa lòng kiên nhẫn của mình thì cũng giống như các anh chị em đang theo học khóa đào tạo làm cha mẹ bậc cao học. Thay vì tự hỏi mình đã làm điều gì sai trong cuộc sống tiền dương thế để bị xui xẻo như vậy, thì các anh chị em có thể nghĩ rằng đứa con càng khó thì mình càng có phước lành và cơ hội để trở nên giống như Thượng Đế hơn. Lòng kiên nhẫn, nhịn nhục và các đức tính khác giống như Đấng Ky Tô của các anh chị em sẽ được thử thách, phát triển và trở nên tinh tế hơn với đứa con nào? Có thể nào các anh chị em cần đứa con này nhiều như nó cần các anh chị em không?

Chúng ta đều đã nghe lời khuyên là nên lên án tội lỗi chứ không lên án người phạm tội. Tương tự như thế, khi con cái mình không ngoan ngoãn, chúng ta cần phải cẩn thận đừng nói những điều làm cho chúng tin rằng điều chúng đã làm sai chính là chúng sai. “Đừng bao giờ để cho sự thất bại từ một hành động biến thành những đặc điểm” được gán cho như là “đần độn,” “chậm chạp,” “biếng nhác,” hoặc “vụng về.”2 Con cái chúng ta cũng là con cái của Thượng Đế. Đó là nguồn gốc và tiềm năng thật của chúng. Kế hoạch của Ngài chính là giúp con cái của Ngài khắc phục những lỗi lầm và hành động xấu để tiến triển trở thành giống như Ngài vậy.Do đó, hành vi làm cho chán nản cần phải được xem là tạm thời không cố định—chỉ là hành động chứ không phải là nguồn gốc.

Do đó, khi đưa ra kỷ luật, chúng ta cần phải cẩn thận khi thường xuyên dùng những cụm từ như “Con luôn luôn …” hoặc “Con không bao giờ …” Hãy thận trọng với các cụm từ như “Con không bao giờ quan tâm đến cảm nghĩ của cha/mẹ” hay “Tại sao con luôn luôn bắt cha mẹ phải chờ vậy?” Các cụm từ giống như vậy làm cho hành động dường như là một cá tính và có thể ảnh hưởng bất lợi đến khả năng tự nhận thức và tự biết về giá trị của đứa con.

Sự hoang mang về nguồn gốc cũng có thể xảy ra khi chúng ta hỏi một đứa con là nó muốn làm gì khi nó lớn lên, thể như công việc làm của một người chính là bản chất của người ấy. Đừng xác định nguồn gốc hoặc giá trị của một người bằng nghề nghiệp hay của cải. Ví dụ, Đấng Cứu Rỗi là một người thợ mộc khiêm tốn nhưng điều đó không hề xác định cuộc sống của Ngài.

Khi giúp một đứa con khám phá ra nó là ai và củng cố giá trị của nó, thìchúng ta có thể khen ngợi thành quả hay hành vi của chúng một cách thích hợp—tức là việc làm.Nhưng còn khôn ngoan hơn nữa nếu chúng ta tập trung lời khen của mình vào cá tính và niềm tin của chúng—tức là con ngườicủa chúng.

Trong một trận đấu thể thao, cách khôn ngoan để khen thành tích con cái mình—đạt được—sẽ là qua quan điểm về con người—của chúng, như năng lực, sự bền chí, việc đối đầu với nghịch cảnh của chúng, v.v. —mà khen ngợi cả con người lẫn thành tích của chúng.

Khi bảo con cái làm công việc nhà, chúng ta cũng có thể tìm cách khen chúng về con người của chúng, chẳng hạn như “Cha/mẹ rất vui khi con sẵn lòng làm công việc nhà.”

Khi một đứa con nhận được giấy báo điểm học ở trường, chúng ta có thể khen nó về các điểm cao của nó, nhưng có thể sẽ mang lại một lợi ích lâu dài hơn khi khen nó về tính siêng năng của nó: “Con đã nộp hết bài vở. Con biết cách khắc phục và làm xong những điều khó khăn. Cha/mẹ rất hãnh diện về con.”

Trong lúc gia đình đọc thánh thư chung, hãy tìm ra và thảo luận những ví dụ về các thuộc tính được nhận ra trong khi đọc vào ngày đó. Vì các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô là các ân tứ từ Thượng Đế và không thể phát triển nếu không có sự giúp đỡ của Ngài,3 nên trong những lời cầu nguyện chung gia đình và riêng cá nhân, hãy cầu nguyện để có được các ân tứ đó.

Thỉnh thoảng tại bàn ăn, hãy nói về các thuộc tính, nhất là các thuộc tính mà các anh chị em đã nhận ra trong thánh thư trước đó vào buổi sáng. “Hôm nay con là một người bạn tốt về phương diện nào? Con đã cho thấy lòng trắc ẩn bằng cách nào? Đức tin đã giúp con đối phó với những thử thách ngày nay như thế nào? Con có thể tin cậy được về phương diện nào? Con chân thật về phương diện nào? Con rộng lượng về phương diện nào? Con khiêm nhường về phương diện nào?” Trong thánh thư có rất nhiều thuộc tính cần được giảng dạy và học hỏi.

Cách giảng dạy quan trọng nhất là nêu gươnglàm cha mẹ tốt đối với con cái của mình giống như cách Cha Thiên Thượng đối xử với chúng ta. Ngài là Đấng cha toàn hảo và Ngài đã chia sẻ với chúng ta sách dạy làm cha mẹ—đó là thánh thư.

Bài nói chuyện của tôi hôm nay chủ yếu đưa ra cho các bậc cha mẹ, nhưng các nguyên tắc này vẫn áp dụng cho mọi người. Cầu xin cho các nỗ lực của các anh chị em để phát triển các thuộc tính giống như Đấng Ky Tô được thành công, để cho hình ảnh của Ngài được ghi khắc vào diện mạo của các anh chị em và các thuộc tính của Ngài biểu lộ trong hành vi của các anh chị em. Rồi khi con cái của các anh chị em và những người khác cảm nhận được tình yêu thương của các anh chị em và thấy được hành vi của các anh chị em, thì điều đó sẽ nhắc họ về Đấng Cứu Rỗi và thu hút họ đến với Ngài, đó là lời cầu nguyện và chứng ngôn của tôi trong tôn danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.

  1. William Shakespeare, Hamlet, Prince of Denmark, màn 3, cảnh 1, dòng 56.

  2. Carol Dweck, được trích dẫn trong Joe Kita, “Bounce Back Chronicles,” Reader’s Digest, tháng Năm năm 2009, 95.

  3. Xin xem Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta: Sách Hướng Dẫn Công Việc Phục Vụ Truyền Giáo (2004), 115.