Các Tài Liệu và Giờ Chia Sẻ dành cho Hội Thiếu Nhi
Tháng Tám: Cha Thiên Thượng Nghe và Đáp Ứng Những Lời Cầu Nguyện của Tôi


Tháng Tám

Cha Thiên Thượng Nghe và Đáp Ứng Những Lời Cầu Nguyện của Tôi

“Ngươi hãy khiêm nhường; rồi Chúa Thượng Đế của ngươi sẽ nắm tay dẫn dắt ngươi, và sẽ đáp lại những lời cầu nguyện của ngươi.” (GLGƯ 112:10).

Hãy bổ sung những ý kiến đã được đưa ra ở đây với một số ý kiến riêng của các anh chị em. Mỗi tuần, hãy hoạch định những cách để (1) nhận ra giáo lý, (2) giúp các em hiểu giáo lý đó, và (3) giúp chúng áp dụng giáo lý đó vào cuộc sống của chúng. Hãy tự hỏi: “Các em trong lớp học của mình sẽ làm gì để học hỏi và làm thế nào tôi có thể giúp chúng cảm nhận được Thánh Linh?”

Tuần Lễ thứ nhất: Thánh thư dạy tôi cách cầu nguyện.

Nhận ra giáo lý: Giơ lên các quyển thánh thư và bảo các em nói cho các anh chị em biết một số điều chúng ta học được trong thánh thư. Nói cho các em biết rằng một trong những điều chúng ta có thể học được trong thánh thư là cách cầu nguyện.

trẻ em cầu nguyện

Trẻ em tự chúng có thể có ích và tham gia vào việc nhìn những đồ vật để học. Trong sinh hoạt này, trẻ em có cơ hội cho thấy cách cầu nguyện đúng.

Khuyến khích sự hiểu biết và áp dụng (nghe một câu chuyện trong thánh thư): Kể câu chuyện về An Ma và A Mu Léc giảng dạy dân Giô Ram (xin xem An Ma 31; 33–34). Mời các em diễn kịch câm cách cầu nguyện đúng. Hỏi các em rằng câu chuyện giảng dạy điều gì về việc cầu nguyện. Liệt kê lên trên bảng những câu trả lời của các em. Mời các em thảo luận cách câu chuyện đó áp dụng cho chúng như thế nào.

Tuần Lễ thứ 2: Cha Thiên Thượng muốn tôi cầu nguyện lên Ngài thường xuyên—bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.

Nhận ra giáo lý và khuyến khích sự hiểu biết (đọc thánh thư): Nói cho các em biết rằng chúng có thể cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Bảo chúng tra tìm An Ma 33:3–9. Cùng đọc chung với nhau những câu thánh thư và bảo các em giơ tay lên mỗi lần chúng nghe một nơi chốn mà Giê Nốt cầu nguyện. Viết những nơi này lên trên bảng. Giúp các em hiểu những nơi này có ý nghĩa gì đối với chúng ngày nay bằng cách làm ra những mảnh giấy có ghi chữ cho những điều tương đương của chúng trong thời hiện đại (ví dụ, một nơi mà ta đã cảm thấy bị thất lạc hay cô đơn cho “vùng hoang dã”; sân bãi, sân chơi, hoặc công viên cho “sân”; và các lớp học và buổi họp của chúng ta tại nhà thờ cho “giáo đoàn”). Yêu cầu các em so những mảnh giấy ghi chữ cho tương xứng với những từ tương ứng ở trên bảng.

các em trả lời những câu hỏi

Khuyến khích sự áp dụng (thảo luận về sự cầu nguyện): Chia các em ra thành các nhóm và bảo các em chia sẻ những kinh nghiệm khi chúng đã cầu nguyện trong những nơi mà Giê Nốt đề cập đến.

các em nhìn vào bảng

Giới thiệu rõ ràng giáo lý mà các em sẽ học mỗi tuần. Cân nhắc việc mời các em nói điều đó với các anh chị em vào lúc bắt đầu giờ chia sẻ.

Tuần lễ thứ 3 và thứ 4: Những sự đáp ứng cho những lời cầu nguyện đến từ Cha Thiên Thượng trong nhiều cách.

Nhận ra giáo lý (chơi một trò chơi): Trước khi Hội Thiếu Nhi nhóm họp, hãy viết lên trên bảng “Những sự đáp ứng cho những lời cầu nguyện đến từ Cha Thiên Thượng trong nhiều cách,” và che mỗi từ với một tờ giấy rời. Bảo một đứa trẻ gỡ ra một tờ giấy, và bảo các em đoán câu đó là gì. Lặp lại cho đến khi các em khám phá ra câu đó, và bảo các em cùng đọc câu đó với nhau.

Khuyến khích sự hiểu biết (đọc thánh thư): Nói cho các em biết rằng Joseph Smith đã cầu nguyện để biết ông phải gia nhập giáo hội nào. Cùng đọc chung Joseph Smith—Lịch Sử 1:17 để tìm hiểu lời cầu nguyện của ông đã được đáp ứng như thế nào (qua một cuộc viếng thăm của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô). Nói cho các em biết là An Ma đã cầu nguyện rằng con trai của ông, An Ma Con, sẽ biết được lẽ thật. Cùng đọc với nhau Mô Si A 27:11 để tìm hiểu lời cầu nguyện của An Ma được đáp ứng như thế nào (một thiên sứ hiện đến cùng An Ma Con). Giải thích rằng hầu hết những sự đáp ứng cho những lời cầu nguyện đến trong những cách khác. Trên những tờ giấy rời, hãy viết những câu thánh thư sau đây mô tả những cách mà các lời cầu nguyện có thể được đáp ứng: GLGƯ 6:22–23 (qua những cảm nghĩ bình an); GLGƯ 8:2 (qua những cảm nghĩ trong tâm trí và cảm nghĩ trong lòng chúng ta); Mô Si A 27:36 (qua những hành động của những người khác); và 2 Nê Phi 32:3 (qua thánh thư). Để các tờ giấy vào trong một vật đựng. Bảo một em rút ra một tờ giấy và đọc. Tra tìm đoạn tham khảo thánh thư, cùng đọc câu đó với nhau, và hỏi các em mỗi câu thánh thư dạy điều gì về cách Cha Thiên Thượng đáp ứng những lời cầu nguyện.

Khuyến khích sự áp dụng (nghe những câu chuyện): Mời bốn người khách chia sẻ một câu chuyện minh họa một trong những cách mà những lời cầu nguyện được đáp ứng. Những ví dụ này có thể đến từ những kinh nghiệm cá nhân, các tạp chí Giáo Hội, hoặc thánh thư. Mời các em hỏi gia đình của chúng ở nhà về những lúc mà những lời cầu nguyện của họ đã được đáp ứng.

Những giúp đỡ cho người hướng dẫn nhạc

Để giúp các em học bài ca “Cảm Tạ Cha Yêu Dấu” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, 61), hãy cân nhắc điều sau đây:

  • Bảo các em tưởng tượng đang sống xa gia đình trong một thời gian dài và cuối cùng trở về nhà; chúng mở cửa ra và được bao quanh bởi niềm an ủi và tình yêu thương. Giải thích rằng cầu nguyện cũng giống như mở cửa đến với Cha Thiên Thượng; Ngài thật sự ở đó để an ủi và yêu thương chúng ta, và Ngài muốn nghe và đáp ứng lời cầu nguyện của mỗi em.

  • Bảo các em lắng nghe những từ “ở trên” và “lòng nhân ái” trong khi các anh chị em hát hai câu đầu của bài “Cảm Tạ Cha Yêu Dấu.” Bảo các em sờ vào tai chúng khi chúng nghe những từ đó. Mời chúng cùng hát với các anh chị em các câu đó. Tiếp tục với bài ca còn lại, và cho các em lắng nghe những từ có vần với nhau trong mỗi câu.

  • Hát câu thứ hai, từng cụm từ một, và bảo các em lặp lại mỗi cụm từ khi các anh chị em chỉ vào các cụm từ đó. Rồi chia các em ra thành các nhóm và bảo một nhóm hát phần đầu của mỗi cụm từ (ví dụ, “Giúp dạy con biết yêu thương”) và nhóm kia hát hết cụm từ (“Vì lòng nhân ái cùng sự thương xót với bao tình thương”). Mời tất cả các em đứng lên và hát: “Cầu khẩn Đức Chúa Cha ban ân lành cho con luôn.”

trẻ em hát