Các Tài Liệu và Giờ Chia Sẻ dành cho Hội Thiếu Nhi
Tháng Bảy: Gia Đình Là Một Phần Kế Hoạch của Cha Thiên Thượng


Tháng Bảy

Gia Đình là một Phần Kế Hoạch của Cha Thiên Thượng

“Gia đình là do Thượng Đế quy định” (“Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” đoạn 7).

Hãy bổ sung những ý kiến đã được đưa ra ở đây với một số ý kiến riêng của các anh chị em. Mỗi tuần, hãy hoạch định những cách để (1) nhận ra giáo lý, (2) giúp các em hiểu giáo lý đó, và (3) giúp chúng áp dụng giáo lý đó vào cuộc sống của chúng. Hãy tự hỏi: “Các em trong lớp học của mình sẽ làm gì để học hỏi và làm thế nào tôi có thể giúp chúng cảm nhận được Thánh Linh?”

Tuần Lễ thứ nhất: Cha Thiên Thượng hoạch định cho tôi đến với một gia đình.

Nhận ra giáo lý: Cho các em thấy “Gia Đình, Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” và giải thích rằng bản tuyên ngôn này dạy rằng kế hoạch của Cha Thiên Thượng là dành cho con cái của Ngài để đến thế gian trong các gia đình.

Khuyến khích sự hiểu biết (nhìn vào hình): Chia các em thành nhóm và đưa cho mỗi nhóm hình của một gia đình (chẳng hạn A Đam và Ê Va dạy dỗ con cái [SHPPA, số 5], Đấng Ky Tô làm cho con gái Giai Ru sống lại [SHPPA, số 41], gia đình Lê Hi đến đất hứa [SHPPA, số 71], và một gia đình đang cầu nguyện [SHPPA, số 112]). Mời mỗi nhóm tìm ra những người trong gia đình trong hình của chúng. Bảo mỗi nhóm cho các em khác thấy hình của chúng và chỉ ra người cha, người mẹ và con cái. Bảo các em cho thấy bằng các ngón tay của chúng có bao nhiêu người ở trong gia đình chúng. Nói cho chúng biết rằng gia đình của chúng là một phần kế hoạch của Cha Thiên Thượng.

Khuyến khích sự áp dụng: Yêu cầu các em trai đứng lên. Giải thích rằng vào một ngày nào đó mỗi em trai đó có thể là người cha của một gia đình ngay chính. Mời vài em trai nói một điều gì đó chúng có thể làm để làm một người cha tốt. Yêu cầu các em gái đứng lên, và giải thích rằng mỗi em gái đó có thể là một người mẹ của một gia đình ngay chính. Yêu cầu một vài em đó nói một điều gì đó chúng có thể đã làm để làm một người mẹ tốt. Mời tất cả các em chia sẻ một điều gì đó chúng có thể làm để mang đến hạnh phúc cho gia đình mà họ hiện có.

trẻ em cầm các tấm hình

Các em sẽ học giỏi hơn và nhớ lâu hơn khi các anh chị em trình bày các ý kiến bằng cách sử dụng các tấm hình và những đồ vật khác để nhìn.

Tuần Lễ thứ 2: Cầu nguyện chung gia đình, học thánh thư chung gia đình, và buổi họp tối gia đình có thể củng cố gia đình của tôi.

đứa trẻ cầm một bó que

Các bài học với đồ vật có thể được sử dụng nhằm tạo ra niềm thích thú để các em tập trung chú ý, và giới thiệu một nguyên tắc phúc âm.

Nhận ra giáo lý và khuyến khích sự hiểu biết (nhìn một bài học với đồ vật): Cho một đứa trẻ cầm một bó que. Giải thích rằng các cây que tiêu biểu cho những người trong một gia đình. Viết “cầu nguyện chung gia đình,” “học thánh thư chung gia đình,” và “buổi họp tối gia đình” lên trên ba mảnh giấy. Hỏi các em cách những sinh hoạt này củng cố hoặc giúp giữ cho gia đình được gần gũi nhau như thế nào. Mời các em bọc giấy xung quanh các cây que. Giải thích rằng những sinh hoạt này mời Thánh Linh vào nhà và cuộc sống chúng ta cùng mang chúng ta đến gần Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn, tức là điều làm cho gia đình chúng ta vững mạnh hơn.

Khuyến khích sự áp dụng (vẽ hình): Đưa cho các em những tờ giấy, và mời các em vẽ hình các sinh hoạt chung đã làm với gia đình chúng mà đã củng cố chúng và gia đình chúng. Mời chúng chia sẻ điều chúng đã vẽ với gia đình của chúng ở nhà.

Tuần Lễ thứ 3: Chức tư tế có thể ban phước và củng cố gia đình tôi.

Nhận ra giáo lý (chơi trò chơi đoán): Nói cho các em biết rằng các anh chị em sẽ đưa cho chúng một số manh mối về một điều nhằm mục đích ban phước và củng cố gia đình. Bảo chúng giơ tay lên khi chúng biết câu trả lời. Đưa ra một số manh mối về chức tư tế, chẳng hạn “Những người cha có thể ban phước cho gia đình của họ với cái này” và “Các em trai 12 tuổi có thể nhận được cái này.” Sau khi các em đã đoán đúng, hãy cùng nhau nói: “Chức tư tế có thể ban phước và củng cố gia đình tôi.”

Khuyến khích sự hiểu biết (thảo luận về chức tư tế): Bảo các em kể ra một số điều mà những người nắm giữ chức tư tế có thể làm (chẳng hạn, làm phép báp têm, ban cho ân tứ Đức Thánh Linh, ban phước người bệnh, và chuyền Tiệc Thánh). Cho thấy những tấm hình về các giáo lễ và phước lành này khi các anh chị em thảo luận về chúng, và giúp các em hiểu cách mà các giáo lễ và phước lành này ban phước và củng cố gia đình các em. Cho thấy một tấm hình đền thờ. Giải thích rằng một trong các phước lành lớn nhất của chức tư tế là có thể đi đến đền thờ và được làm lễ gắn bó với nhau là một gia đình.

Khuyến khích sự áp dụng (chia sẻ những ý nghỉ): Mời vài em đứng lên và chia sẻ một hay hai cách mà chức tư tế đã ban phước và củng cố gia đình của chúng. Khuyến khích các em chia sẻ những ý nghĩ của chúng với gia đình chúng ở nhà.

Tuần Lễ thứ 4: Cha Thiên Thượng muốn tôi kết hôn trong đền thờ và có được một gia đình vĩnh cửu.

Nhận ra giáo lý (nhìn một tấm hình): Cho thấy hình một cặp vợ chồng đứng trước đền thờ trong bộ quần áo cưới của họ. Hỏi các em tại sao Cha Thiên Thượng muốn chúng ta kết hôn trong đền thờ. Giải thích rằng khi chúng ta kết hôn trong đền thờ, gia đình chúng ta có thể được vĩnh cửu.

cặp vợ chồng cầm tấm hình đám cưới của họ

Khuyến khích sự hiểu biết (nghe chứng ngôn): Mời một vài giảng viên, kể cả những cặp vợ chồng, chia sẻ các phước lành họ đã nhận được nhờ vào đền thờ và lễ hôn phối trong đền thờ. Yêu cầu các em lắng nghe về các phước lành cụ thể trong khi các giảng viên chia sẻ ý nghĩ của họ. Lập ra một bản liệt kê các phước lành này lên trên bảng.

Khuyến khích sự áp dụng: Bảo một vài em đứng lên và chia sẻ lý do tại sao chúng muốn được kết hôn trong đền thờ và chúng có thể làm điều gì bây giờ để chuẩn bị cho phước lành đó.