“Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh, Phần 2: ‘Xem Xét Các Khái Niệm và Câu Hỏi với một Quan Điểm Vĩnh Cửu,’” Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)
“Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh, Phần 2,” Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn
Các Trang Mở Đầu của Sách Mặc Môn
Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh, Phần 2
Xem Xét Các Khái Niệm và Câu Hỏi với một Quan Điểm Vĩnh Cửu
Một trong những mục đích của việc thông thạo giáo lý là giúp học viên học và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh để trở nên giống Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Bài học này có thể giúp học viên xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu và nhìn nhận các khái niệm và câu hỏi đó giống như Đấng Cứu Rỗi.
Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi
Các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh
Khi chúng ta trải qua những thử thách trong cuộc sống hoặc gặp phải những câu hỏi chưa có câu trả lời, các nguyên tắc sau đây để đạt được sự hiểu biết thuộc linh có thể giúp chúng ta:
-
Hành động theo đức tin.
-
Xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu.
-
Tìm cách hiểu biết thêm qua các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định.
Trong bài học này, chúng ta sẽ tập trung vào việc tìm hiểu các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu.
Một quan điểm hạn chế
-
Điều này giống việc đưa ra các quyết định làm thay đổi cuộc đời hoặc trả lời các câu hỏi quan trọng với sự hiểu biết hạn chế về kế hoạch cứu rỗi như thế nào?
Việc có một cái nhìn bao quát hơn có thể hữu ích khi tương tác với thế giới xung quanh chúng ta. Tương tự như vậy, một quan điểm vĩnh cửu có thể giúp chúng ta khi chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết thuộc linh.
Cân nhắc đánh dấu câu sau đây từ đoạn 8 trong phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” của Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022): Để xem xét các khái niệm giáo lý, câu hỏi và các vấn đề xã hội với quan điểm vĩnh cửu, chúng ta xem xét chúng trong ngữ cảnh của kế hoạch cứu rỗi và những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi.
Nghiên cứu các đoạn 8–10, tìm kiếm những điều có thể giúp các em xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu.
-
Có một số vấn đề và câu hỏi nào mà em nghĩ rằng Đấng Cứu Rỗi có thể nhìn nhận khác với nhiều người trên thế gian?
-
Làm thế nào mà việc xem xét các khái niệm và câu hỏi trong ngữ cảnh của kế hoạch cứu rỗi giúp chúng ta nhìn mọi điều giống như cách Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô nhìn nhận hơn? (xin xem Mô Si A 4:9).
-
Tại sao đây có thể là một kỹ năng quan trọng để các em học hỏi, luyện tập và sử dụng trong cuộc sống của mình?
Một ví dụ từ thánh thư
An Ma Con đã chỉ cho chúng ta cách nhìn nhận mọi thứ với một quan điểm vĩnh cửu khi ông trả lời những câu hỏi khó đang làm băn khoăn con trai Cô Ri An Tôn của ông.
Hãy đọc An Ma 40:1; 42:1, tìm kiếm hai trong số những thắc mắc của Cô Ri An Tôn. Cân nhắc diễn đạt lại những băn khoăn của ông bằng lời riêng của em.
Bây giờ, hãy đọc các đề mục chương cho An Ma 40; 41; 42 để xem tóm lược về những điều An Ma đã dạy Cô Ri An Tôn khi ông giải đáp những thắc mắc của con trai. Tìm kiếm các yếu tố của kế hoạch cứu rỗi An Ma đã dạy.
-
Em đã thấy những yếu tố nào của kế hoạch?
-
Làm thế nào điều này có thể giúp Cô Ri An Tôn nhìn nhận những băn khoăn của mình từ một quan điểm vĩnh cửu?
Định hình lại
Hãy tạo một khung hình với các ngón tay trỏ và ngón tay cái của em. Chọn bất cứ thứ gì trong phòng làm chủ thể cho bức hình của em.
-
Em quyết định bao gồm những gì trong khung hình của mình? Tại sao?
-
Em đã bỏ sót cái gì trong bức ảnh của mình? Tại sao?
Giống như các bức ảnh, các câu hỏi cũng có một khung hình hoặc ngữ cảnh. Khung này có thể tượng trưng cho niềm tin và giả định của một người khiến họ nhìn nhận các câu hỏi theo một cách nhất định. Đôi khi những niềm tin và giả định đó dựa trên sự hiểu lầm hoặc điều gì đó không đúng. Trong những trường hợp đó, việc “định hình lại khung” có thể giúp ích. “Định hình lại” là khi chúng ta tìm hiểu những niềm tin hoặc giả định đó trong ngữ cảnh của kế hoạch cứu rỗi và những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi.
Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:
Nhờ vào sự hiểu biết của chúng ta về kế hoạch này và các lẽ thật khác mà Thượng Đế đã mặc khải, chúng ta bắt đầu với các giả định khác với những người không có cùng sự hiểu biết như chúng ta. Kết quả là, chúng ta đi đến được các kết luận khác về nhiều chủ đề quan trọng mà những người khác chỉ xét đoán theo ý kiến của họ về cuộc sống trên trần thế. (Dallin H. Oaks, “As He Thinketh in His Heart” [một buổi họp tối với một Vị Thẩm Quyền Trung Ương, ngày 8 tháng Hai năm 2013], broadcasts.ChurchofJesusChrist.org)
Hãy tưởng tượng rằng các em có một người bạn tên là Adry đã hỏi: “Nếu thực sự có một Thượng Đế nhân từ, thì tại sao Ngài lại để cho mọi người đau khổ?”
Để “định hình lại” câu hỏi của Adry, trước tiên hãy xác định những giả định hoặc niềm tin có thể khiến cho bạn ấy đặt ra câu hỏi này.
-
Em nghĩ tại sao là hữu ích để nghĩ về những niềm tin hoặc giả định có lẽ đã ảnh hưởng đến câu hỏi của Adry về Thượng Đế?
-
Ngữ cảnh của những điều chúng ta biết về Cha Thiên Thượng và kế hoạch của Ngài cho phép chúng ta nhìn nhận câu hỏi đó khác đi như thế nào?
-
Em cảm thấy thế nào về khả năng giải quyết các câu hỏi khó bằng cách “định hình lại”? Em có thắc mắc hoặc băn khoăn nào về điều đó không?
Em sẽ có nhiều cơ hội luyện tập cách “định hình lại” trong lớp giáo lý và trong cuộc sống của mình. Khi em tìm kiếm sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh và mở rộng sự hiểu biết của mình về kế hoạch cứu rỗi và giáo lý của Đấng Ky Tô, khả năng xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu của em sẽ gia tăng. Điều này cũng sẽ gia tăng sự tự tin của em trong việc chia sẻ những điều em biết và giúp đỡ những người khác với các thắc mắc và băn khoăn khó giải quyết.