Lớp Giáo Lý
1 Nê Phi 3: Thượng Đế Chuẩn Bị một Cách Thức


“1 Nê Phi 3: Thượng Đế Chuẩn Bị một Cách Thức,’” Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“1 Nê Phi 3: Thượng Đế Chuẩn Bị một Cách Thức,’” Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

1 Nê Phi 3

Thượng Đế Chuẩn Bị một Cách Thức

Nê Phi ngồi bên bờ suối

Sau khi đi nhiều ngày trong vùng hoang dã, Nê Phi và các anh em của ông đã bị thử thách về sự vâng lời và đức tin nơi Thượng Đế khi họ được truyền lệnh trở về Giê Ru Sa Lem để lấy các bảng khắc bằng đồng từ La Ban. Đôi khi, em cũng sẽ được Chúa yêu cầu làm những việc khó khăn. Bài học này có thể giúp em thực hành đức tin nơi Thượng Đế để hoàn thành những điều Ngài yêu cầu em thực hiện.

Giúp học viên nhận ra ảnh hưởng của Chúa trong cuộc sống của mình.Khi học viên học về cách Đấng Cứu Rỗi ban phước cho cuộc sống của những người trong thánh thư, hãy tìm cách giúp các em nhận ra những phước lành của Ngài trong cuộc sống của chính các em. Mời học viên suy ngẫm về cách Đấng Cứu Rỗi có thể đang đáp ứng những lời cầu nguyện của các em, củng cố hoặc chữa lành cho các em.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên bắt đầu học thuộc lòng đoạn thông thạo giáo lý 1 Nê Phi 3:7 và suy ngẫm về cách áp dụng đoạn đó cho các tình huống các em gặp phải trong cuộc sống của mình.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Những giáo lệnh khó thực hiện

Để giúp học viên liên hệ được với câu chuyện về các con trai của Lê Hi được truyền lệnh làm những việc khó, hãy cân nhắc viết lên trên bảng câu trả lời của học viên cho các câu hỏi sau và đề cập đến các câu trả lời đó trong suốt bài học.

  • Những giáo lệnh, tiêu chuẩn hoặc lời mời nào từ các vị tiên tri là khó nhất cho thanh thiếu niên để vâng theo ngày nay? Yếu tố nào làm cho những điều này khó làm hơn những điều khác?

  • Em sẽ nói gì với một người cảm thấy rằng một giáo lệnh hoặc tiêu chuẩn nào đó quá khó để tuân giữ?

Một cách thức khác để bắt đầu buổi học là giúp học viên nhận thấy rằng chúng ta cần sự giúp đỡ của Chúa để hoàn thành những điều Ngài yêu cầu từ chúng ta. Một cách để thực hiện điều này là yêu cầu học viên làm điều gì đó mà cần sự giúp đỡ của giảng viên. Ví dụ, một phần của một nhiệm vụ là các em có thể cần mở một thứ gì đó mà đòi hỏi phải có chìa khóa từ giảng viên.

Nếu có một giáo lệnh mà em khó vâng theo, thì hãy ghi nhớ điều này khi em nghiên cứu 1 Nê Phi 3. Hãy tìm cách học hỏi từ các ví dụ mà em nghiên cứu, và suy ngẫm xem lựa chọn của em có thể ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của em với Chúa.

Chúa ban một lệnh truyền cho các con trai của Lê Hi

Hãy đọc 1 Nê Phi 3:1–6, tìm kiếm những điều các con trai của Lê Hi được truyền lệnh để thực hiện.

  • Em nghĩ tại sao các anh của Nê Phi đã đúng khi gọi giáo lệnh này là “điều khó khăn”? (câu 5).

Đoạn sau đây có thể giúp ích nếu học viên không chắc chắn về cách trả lời câu hỏi trước đó.

Tưởng tượng xem các con trai của Lê Hi có thể cảm thấy như thế nào khi bỏ lại nhà của họ và đi hàng trăm dặm qua vùng đất khô cằn vào vùng hoang dã rồi được yêu cầu trở về Giê Ru Sa Lem một thời gian ngắn sau đó chỉ để lấy các bảng khắc từ La Ban.

Hãy đọc 1 Nê Phi 3:7–8 và nhận ra lý do tại sao Nê Phi sẵn lòng làm theo những điều Chúa truyền lệnh.

1 Nê Phi 3:7 là một đoạn thông thạo giáo lý. Cân nhắc đánh dấu các đoạn thông thạo giáo lý theo cách riêng để em có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó. Trong bài học tiếp theo, em sẽ có cơ hội thực hành áp dụng giáo lý được dạy trong đoạn này vào một câu hỏi hoặc một tình huống.

  • Nê Phi đã hiểu điều gì mà các anh của ông có thể không hiểu?

Một điều chúng ta học được từ câu 7Thượng Đế chuẩn bị một cách thức để chúng ta hoàn thành bất cứ điều gì Ngài yêu cầu chúng ta thực hiện.

Hãy suy ngẫm xem lẽ thật này liên quan như thế nào đến các giáo lệnh mà có thể là thử thách đối với em.

Mặc dù Thượng Đế sẽ giúp em hoàn thành những điều Ngài yêu cầu, Ngài không hứa rằng điều đó sẽ dễ dàng hoặc nỗ lực đầu tiên của em sẽ thành công.

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, khi đó thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã giải thích:

Việc noi theo Đấng Cứu Rỗi sẽ không cất bỏ tất cả những thử thách của anh chị em. Tuy nhiên, việc noi theo Đấng Cứu Rỗi sẽ cất bỏ những rào chắn giữa anh chị em và sự giúp đỡ mà Cha Thiên Thượng muốn ban cho anh chị em. Thượng Đế sẽ ở cùng với anh chị em. (Dieter F. Uchtdorf, “Khao Khát được Trở Về Nhà,” Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 22)

  • Lời phát biểu này giúp em hiểu gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Hãy nghĩ lại về các giáo lệnh, tiêu chuẩn hoặc lời mời khác từ các vị tiên tri được các em đã xác định trước đó trong bài học là khó nhất cho thanh thiếu niên vâng theo.

  • Đâu là những trở ngại có thể gây khó khăn cho việc vâng theo các giáo lệnh này?

  • Chúa có thể “chuẩn bị một cách thức”​ra sao để giúp thanh thiếu niên vâng theo các giáo lệnh này?

Mời học viên chia sẻ nhiều câu trả lời cho câu hỏi trước đó.

Nê Phi và các anh em của ông cố gắng lấy được các bảng khắc

Đối với sinh hoạt sau đây, có thể chia học viên thành các nhóm nhỏ, một nửa số nhóm nghiên cứu nỗ lực đầu tiên và một nửa số nhóm còn lại nghiên cứu nỗ lực thứ hai. Mỗi nhóm có thể chuẩn bị diễn tả những điều đã xảy ra trong câu chuyện của các em và biểu diễn cho một nhóm khác mà nghiên cứu câu chuyện kia, hoặc mỗi nhóm có thể tóm lược câu chuyện của mình cho một nhóm khác.

Học viên có thể xem các video được gợi ý thay vì đọc hoặc diễn lại các câu chuyện.

Nghiên cứu các câu chuyện sau đây về hai nỗ lực đầu tiên để lấy được các bảng khắc bằng đồng. Hãy tìm kiếm xem anh em nhà họ đã phản ứng khác nhau như thế nào với mỗi nỗ lực. (Lưu ý: Trong bài học “1 Nê Phi 4–5”, các em sẽ biết cuối cùng Chúa đã cung cấp cách nào để giúp họ thành công.)

Nỗ lực đầu tiên: Đọc 1 Nê Phi 3:10–15. (Có thể là hữu ích khi biết rằng bốc thăm là một cách để chọn ra ngẫu nhiên một trong số nhiều lựa chọn.)

25:44

Nỗ lực thứ hai: Đọc 1 Nê Phi 3:22–31; 4:1.

25:44
  • Những người anh em này có thể học được gì về bản thân từ những thử thách họ gặp phải trong khi cố gắng vâng theo giáo lệnh của Thượng Đế?

  • Em nghĩ rằng tại sao Thượng Đế nhân từ của chúng ta có thể để cho chúng ta vất vả một thời gian trước khi Ngài cung cấp một cách thức để hoàn thành ý muốn của Ngài?

  • Em nghĩ những phản ứng khác nhau của những người anh em này đối với những điều đã xảy ra ảnh hưởng như thế nào đến đức tin và mối quan hệ của họ với Chúa Giê Su Ky Tô? Tại sao?

Cách áp dụng câu chuyện này vào cuộc sống của em

Đấng Cứu Rỗi có thể giúp em vượt qua những trở ngại khiến cho việc vâng theo những giáo lệnh của Ngài và tuân theo lời khuyên bảo của các vị tiên tri của Ngài trở nên khó khăn hơn. Để giúp em áp dụng điều này vào cuộc sống của mình, hãy trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập.

Cân nhắc trưng ra các lựa chọn câu hỏi sau đây để học viên tham khảo.

Khi học viên làm xong, hãy mời những em nào tình nguyện lên chia sẻ một phần những điều các em đã viết với cả lớp. Làm chứng rằng Chúa sẽ luôn luôn có một cách thức cho chúng ta để thực hiện những điều Ngài truyền lệnh cho chúng ta.

  1. Hãy tưởng tượng rằng Nê Phi cho em lời khuyên bảo về một giáo lệnh hoặc lời khuyên bảo của vị tiên tri mà em cảm thấy khó vâng theo. Em nghĩ ông có thể nói gì với em?

  2. Em sẽ thực hiện những hành động cụ thể nào để vâng theo một cách trọn vẹn hơn một trong những giáo lệnh của Chúa hoặc lời khuyên bảo của vị tiên tri?

  3. Em đã thấy hoặc có kinh nghiệm gì khiến em tin rằng Chúa sẽ chuẩn bị một cách thức để em vâng theo các giáo lệnh của Ngài và tuân theo vị tiên tri của Ngài?

Nếu học viên sẽ có lợi ích từ việc nghiên cứu phần còn lại trong câu chuyện của Nê Phi về việc có được các bảng khắc trước khi các em học bài học thông thạo giáo lý cho 1 Nê Phi 3:7, thì anh chị em có thể chờ để dạy bài học thông thạo giáo lý sau bài học “1 Nê Phi 4–5”. Một lựa chọn khác có thể là yêu cầu học viên tóm lược các sự kiện được ghi lại trong 1 Nê Phi 4 để giúp cả lớp thấy được cách Chúa cung cấp một cách thức để vâng theo những giáo lệnh của Ngài.